Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Đá Cầu trong trường phổ thông

Môn Đá cầu có một quá trình phát triển thăng trầm, theo lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có thời gian, nó được phát triển rực rỡ trong xã hội; từ Vua, các quan, đến tầng lớp nhân dân lao động. Từ thành thị, đến nông thôn, từ miền xuôi, đến miền ngược; ở đâu môn Đá cầu cũng được ưa chuộng. Suốt trong những năm dài chiến tranh, môn Đá cầu cùng với các môn thể thao khác hầu như không phát triển, hoặc phát triển rất yếu ớt. Chỉ từ khi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đất nước được hoàn toàn độc lập, thống nhất. Thì các môn thể thao, trong đó có môn Đá cầu mới được phát triển mạnh mẽ. Môn học Đá cầu trong những năm gần đây, đã được đưa vào chương trình giáo dục thể chất ở trong nhà trường. Phong trào tập luyện và thi đấu đá cầu ngày một gia tăng, và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trên trường quốc tế, cũng như khu vực. Tuy nhiên, thành tích môn đá cầu của nước ta cũng còn hạn chế; tương lai, vận hội còn đang ở phía trước. Vì vậy, mục đích của chúng tôi là cần quảng bá,

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Đá Cầu trong trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa 2 em để hình thành dần kĩ năng động tác. 3.3.3. Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân: Phân tích kĩ thuật: Tư thế chuẩn bị: người tập đứng chân trước chân sau (chân phát cầu ở phía sau), 2 chân cách nhau khoảng 40cm, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước thân người hơi khom. Tay cùng bên với chân sau cầm cầu, tay còn lại để thả lỏng tự nhiên, mắt quan sát. Thực hiện kĩ thuật: tay cầm cầu tung nhẹ cầu lên cao, cách mặt sân khoảng 1m (ngang tầm mắt), hơi chếch về phía trước (cách thân người khoảng 70cm). Sao cho điểm rơi của cầu cách mũi bàn chân trước khoảng 50cm. Khi cầu rơi xuống, chân phía sau lăng về trước, duỗi cẳng chân và bàn chân để mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu cách mặt sân khoảng 20 – 30cm. Chạm cầu, chân đá dừng lại đột ngột, mu bàn chân vẩy nhẹ ra trước. Kết thúc động tác: chân đá cấu tiếp đất, người tập nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để thực hiện những kĩ thuật tiếp theo. Phương pháp giảng dạy: Giáo viên phân tích kĩ thuật động tác, làm mẫu cho học sinh quan sát thực hiện theo các bước: * Cho các em tập tung cầu ngang tầm mắt, cầu rơi xuống nằm trong khu vực được tạo bởi 2 trục bàn chân, cách mũi bàn chân sau 50 – 60cm (vẽ vòng tròn để làm mốc chuẩn). Tập lặp đi, lặp lại nhiều lần cho các em có cảm giác về biên độ của quả cầu khi rơi. * Tập lăng chân đá, cho các em đứng tại chỗ làm động tác lăng chân đá cầu cách mình khoảng 50cm. Giữ nguyên chân trụ và không để mất thăng bằng. * Tập tiếp xúc với cầu, giáo viên treo cầu cách mặt sân khoảng 20 – 30cm cho người tập đứng ở tư thế chuẩn bị và thực hiện động tác đá. Khi tập thành thạo thì cho người tập tự tung cầu và thực hiện động tác phát cầu. Phối hợp giữa tay tung cầu và chân đá sao cho nhịp nhàng, đúng lúc. Mỗi lần có thể cho các em thực hiện liên tục 15-20 quả. 3.3. Những sai lầm thường mắc và cách sửa chữa: Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đá cầu, chúng tôi thường thấy học sinh hay mắc những lỗi ở các giai đoạn kỹ thuật. Dưới đây là những lỗi sai học sinh thường mắc và biện pháp sửa chữa: 1. Tâng cầu bằng đùi Cách sửa chữa * Nâng đùi quá cao * Đứng tập đưa đùi lên vuông góc với chân nhiều lần. * Điểm tiếp xúc quá xa hay quá gần người. * Đứng tập đỡ cầu nhiều lần tập từng phần một. * Thân trên không thẳng làm ành hưởng đến sự thăng bằng của cơ thể khi thực hiện động tác. * Tập đứng ở tư thế thẳng và thực hiện động tác không cầu . 2. Kĩ thuật tâng cầu bằng lòng bàn chân. Cách sửa chữa * Tư thế chuẩn bị không đúng. * Cho đứng đúng ở tư thế chuẩn bị và tập không có cầu nhiều lần. * Chân đá không mở hông và xoay đùi ra phía trước ngoài để hất cẳng chân. * Lòng bàn chân không bẻ được vuông góc với thân hay bị lỏng cổ chân. * Tập đá bổ trợ không có cầu để hình dung ra kĩ thuật động tác. * Khi đá hất lòng bàn chân lên thì phải khóa cổ chân. 3. Kĩ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân. * Thân người hay bị mất thăng bằng. * Chân đá đưa lên không vuông góc mũi bàn chân bị móc lên. * Mắt quan sát chưa chuẩn. Cách sửa chữa * Chia nhóm mỗi nhóm 2 em và tập giả định tình mất huống thăng bằng. * Đứng ở tư thế chuẩn bị tập mô phỏng động tác không có cầu nhiều lần. * Tập trung chú ý khi tang cầu mắt phải nhìn theo cầu. 4. Kĩ thuật tâng cầu bằng má ngoài bàn chân. * Tư thế chuẩn bị chưa đúng. Cách sửa chữa * Đứng ở tư thế chuẩn bị tập mô phỏng kĩ thuật động tác không có cầu nhiều lần. * Chân đá không xoay được đùi vào trong để hất cẳng chân lên. * Cho các em đá lăng chân má ngoài nhiều lần cho quen. * Má ngoài bàn chân không bẻ được vuông góc với hướng cầu rơi xuống . * Cho các em tại chỗ tập xoay vặn và hất cổ chân để cho má ngoài bàn chân dần quen với động tác. 5. Chuyền cầu bằng đùi. * Điểm tiếp xúc cầu không đúng. * Thân người bị nghiêng sang chân trụ. Cách sửa chữa * Đứng tự tung cầu đưa đùi lên vuông góc với thân trên để cầu tiếp xúc với đùi. Cho các em đứng tại chỗ tập đưa đùi lên (không có cầu) để giữ thăng bằng. 6. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu chính diện. * Không xoay được thân về phía cầu. * Tiếp xúc cầu không chuẩn lúc cao lúc thấp. * Đường cầu đi không chuẩn Cách sửa chữa * Cho người tập tự đứng tại chỗ mô phỏng động tác giáo viên quan sát sửa sai. * Đứng tại chỗ tự tung cầu thực hiện kĩ thuật ( không để cầu bay đi xa). * Thực hiện kĩ thuật trên giáo viên vẽ ô hoặc lấy vật làm chuẩn cho thực hiện nhiều lần vào điểm quy định, tạo cảm giác về lực tác dụng vào cầu. 7. Kĩ thuật phát cầu thấp chân chính diện bằng mu bàn chân. * Tư thế chuẩn bị chưa đúng . * Tung cầu chưa chuẩn. * Chân phát cầu đà móc lên cao. Cách sửa chữa * Cho học sinh tập đứng và sửa tư thế cho các em. * Cho các em tập đứng tại chỗ và tung cầu lên ngang mặt và rơi về bên chân đá. * Tập cho học sinh đứng tại chỗ đưa chân từ sau - ra trước - lên trên nhiều lần (không có cầu). 4. Hiệu quả, giải pháp của đề tài: Từ kết quả nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Đá Cầu trong trường phổ thông” chúng tôi thấy rằng có những vấn đề cần giải quyết như sau: Chất lượng giờ học TDTT trong trường THPT Phan Thị Ràng còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Chất lượng sân bãi dụng cụ, quả cầu còn chưa tốt, nội dung phương pháp giảng dạy chưa đa dạng phong phú, chưa lôi cuốn học sinh hứng khởi để học tập bộ môn. Bên cạnh đó, còn có nhiều học sinh và cả phụ huynh của các em chưa hiểu biết đúng đắn về môn TDTT. Thể lực của học sinh còn hạn chế so với tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, nhất là về tố chất thể lực khéo léo, mềm dẻo. Nên ảnh hưởng đến chất lượng của bộ môn đá cầu. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được một số bài tập có tác dụng tốt, khắc phục những nhược điểm nêu trên. Để học sinh ở trường chúng tôi phát triển thể lực, kỹ thuật động tác, tiến kịp với các vùng lân cận. Qua thực tiễn giảng dạy, áp dụng các phương pháp để rèn luyện các tố chất kỹ thuật, thể lực của môn đá cầu tôi thấy rằng, về chất lượng, kết quả học tập của các em có tiến bộ hơn rõ rệt. Các em có niềm say mê, tự giác tập luyện với bộ môn thể dục nói chung và môn đá cầu nói riêng. Qua đó, các em thấy được tầm quan trọng của bộ môn và phấn đấu hơn nữa để nâng cao trình độ thành tích của mình. Thông qua kiểm tra chất lượng học sinh trong 3 năm học qua tôi thấy kết quả học tập của bộ môn đá cầu ở các lớp do tôi phụ trách giảng dạy đạt được như sau: Năm học Giỏi Khá Trung bình Yếu - kém 2009 – 2010 10.0% 35.0% 55,0% 0.0% 2010 – 2011 15.0% 40.0% 45.0% 0.0% 2011 – 2012 20.4% 51.30% 28.3% 0.0% III. PHẦN KẾT LUẬN: 1. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng đề tài, giải pháp của bản thân: Khi giảng dạy đá cầu ở trường phổ thông, do số lượng học sinh trong lớp khá đông, nên giáo viên cần chia lớp thành nhiều tổ nhóm để tập luyện, tận dụng hết điều kiện sân bãi. Tổ chức cho học sinh tập đồng loạt để tăng mật độ động, và không nên hạn chế vị trí. Khi giao bài về nhà rồi thì giáo viên cần có các biện pháp để kiểm tra. Từ đó, giáo viên sẽ đánh giá được khả năng tự tập luyện của các em đạt được ở mức độ nào. 2. Ý nghĩa của đề tài với việc giảng dạy, giáo dục: Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Đá Cầu trong trường phổ thông”, đã khắc phục phần nào những khó khăn khi giảng dạy bộ môn này. Giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng, và ứng dụng thực tiễn của nó đối với các bộ môn thể dục thể thao khác. Từ đó, các em có thái độ tự giác tập luyện, cải thiện về tác phong nhanh nhẹn, có tính kỷ luật cao, có sức khoẻ tốt. Góp phần trong quá trình phát triển toàn điện, hình thành nhân cách của các em học sinh. 3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả, giải pháp và hướng phát triển của đề tài: Phát triển toàn diện về thể chất cho các em học sinh là rất quan trọng cho việc học tập, cũng như trong thực tế của cuộc sống hàng ngày, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đề tài này chúng tôi lựa chọn những bài tập, những phương pháp tích cực nhằm nâng cao chất lượng môn đá cầu trong trường phổ thông. Những bài tập, những biện pháp này có thể áp dụng cho các đối tượng học sinh khi học tập nội dung đá cầu. Nó hoàn toàn phù hợp với các đặc điểm, thể trạng của các em học sinh trong trường phổ thông. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn sẽ luôn tìm tòi thêm những bài tập, phương pháp giảng dạy mới có hiệu quả, tích cực với từng đối tượng học sinh của từng lớp để bổ sung vào đề tài. Chúng tôi học hỏi thêm kinh nghiệm, trau dồi thêm về chuyên môn nghiệp vụ và tìm hiểu những môn khoa học khác có liên quan đến môn học để liên hệ với tiết dạy của mình. Từ đó, mới cuốn hút học sinh hứng thú học tập, tích cực tập luyện môn đá cầu nói riêng và bộ môn thể dục nói chung. 4. Kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng đề tài: Trên đây là một vài kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng môn đá cầu nói riêng, và góp phần rèn luyện các tố chất thể lực, cho các em học sinh trong trường phổ thông. . Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lý và bạn bè đồng nghiệp; để đề tài này của tôi được hoàn thiện hơn. Hòn Đất, ngày 28 tháng 4 năm 2012 Người viết Vũ Đức Kiểu MỤC LỤC Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU: 1 1. Bối cảnh của đề tài: 1 2. Lý do chọn đề tài: 1 3. Phạm vi đối tượng của đề tài: 2 4. Mục đích của đề tài: 3 5. Sơ lược những điểm mới trong kết quả nghiên cứu: 3 6. Khẳng định tính sáng tạo về khoa học và thực tiễn 3 II. PHẦN NỘI DUNG: 4 1. Cơ sở khoa học, lí luận của đề tài: 4 2. Thực trạng vấn đề: 5 3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề của đề tài: 8 4. Hiệu quả và giải pháp của đề tài: 16 III. PHẦN KẾT LUẬN: 17 1. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình áp dụng đề tài, Giải pháp của bản thân: 18 2. Ý nghĩa của đề tài với việc giảng dạy, giáo dục: 19 3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả, giải pháp và hướng phát triển của đề tài: 19 4. Kiến nghị, đề xuất triển khai, ứng dụng đề tài: 20 Đánh giá của Hội đồng Thi đua Khen thưởng trường XẾP LOẠI: Thổ Sơn, ngày.. tháng .. năm 2012 Đánh giá của Hội đồng Thi đua Khen thưởng sở XẾP LOẠI: .. , ngày.. tháng .. năm 2012

File đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem Da cauTHPT.doc
Giáo án liên quan