Sáng kiến kinh nghiệm - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn toán ở trường THCS

 Đất nước Việt Nam đang chuyển mình mang tầm vóc lịch sử, đang từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế: Chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá được đại hội VIII của Đảng đề ra mà Nghị quyết của hội nghị ban chấp hành trung ương lầ thứ 2 về giáo dục và khoa học công nghệ là khâu đột phá đang đưa công cuộc đổi mới tới một bước ngoặt sáng về chất, vấn đề đó tiếp tục được khẳng định trong các kì đại hội IX và đại hội X của đảng ta.

 Hơn bao giờ hết trước cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên thế giới hiện nay. Để đáp ứng được với yêu cầu mới của cách mạng việc xây dựng một chiến lược con người trong công cuộc giáo dục và đào tạo đã và đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm.

 Công nghệ thông tin là phương tiện được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bạn là sinh viên, muốn trình bày nội dung bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp trước hội đồng bảo vệ? Bạn là cán bộ, muốn trình bày báo cáo công việc của mình trước đồn nghiệp? Bạn là nhà khoa học, muốn trình bày những ý tưởng , những công trình nghiên cứu của mình trong những diễn đàn, những cuộc hội thảo.

 Với tầm quan trọng đó, để đảm bảo những mục tiêu giáo dục ở trường THCS nhất là đảm bảo đáp ứng được mục tiêu của môn toán ở trường THCS thì đòi hỏi người giáo viên phải luôn là tấm gương tự học và sáng tạo, tiếp cận với CNTT sử dụng CNTT như một công cụ hữu ích cho việc giảng dạy bộ môn mình đảm nhiệm. Người giáo viên ở trường THCS ngoài việc sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, từng phân môn, từng kiểu bài thì một kâu hết sức quan trọng đó là việc sử dụng, kết hợp tốt các phương tiện kỹ thuật dạy học, làm thế nào để người học tiếp thu bài một cách chủ động sáng tạo và có hiệu quả. Một trong các phương tiện hiện đại đó là “ ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy”, ví dụ như sử dụng máy tính sách tay kết hợp với máy chiếu đa năng băng đĩa hình, Internet,.so với những thiết bị trước đây thì ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thực sự là giải pháp cải tiến rất hiệu quả và phù hợp. Trước đay trong thời gian khá dài trong hệ thống phương pháp dạy học môn toán cũng như các bộ môn khác việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học trong giảng dạy gọi là phương pháp trực quan tuy nhiên chỉ là những bảng phụ bằng giấy Roki ,. “giáo viên với vai trò là trung tâm” thì phương pháp này ít được chú trọng chỉ mang tính hình thức.

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3615 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Ứng dụng CNTT trong giảng dạy môn toán ở trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão trên thế giới hiện nay. Để đáp ứng được với yêu cầu mới của cách mạng việc xây dựng một chiến lược con người trong công cuộc giáo dục và đào tạo đã và đang được toàn Đảng toàn dân quan tâm. Công nghệ thông tin là phương tiện được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề khác nhau. Bạn là sinh viên, muốn trình bày nội dung bài tập lớn, đồ án tốt nghiệp trước hội đồng bảo vệ? Bạn là cán bộ, muốn trình bày báo cáo công việc của mình trước đồn nghiệp? Bạn là nhà khoa học, muốn trình bày những ý tưởng , những công trình nghiên cứu của mình trong những diễn đàn, những cuộc hội thảo. Với tầm quan trọng đó, để đảm bảo những mục tiêu giáo dục ở trường THCS nhất là đảm bảo đáp ứng được mục tiêu của môn toán ở trường THCS thì đòi hỏi người giáo viên phải luôn là tấm gương tự học và sáng tạo, tiếp cận với CNTT sử dụng CNTT như một công cụ hữu ích cho việc giảng dạy bộ môn mình đảm nhiệm. Người giáo viên ở trường THCS ngoài việc sử dụng kết hợp tốt các phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, từng phân môn, từng kiểu bài thì một kâu hết sức quan trọng đó là việc sử dụng, kết hợp tốt các phương tiện kỹ thuật dạy học, làm thế nào để người học tiếp thu bài một cách chủ động sáng tạo và có hiệu quả. Một trong các phương tiện hiện đại đó là “ ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy”, ví dụ như sử dụng máy tính sách tay kết hợp với máy chiếu đa năng băng đĩa hình, Internet,...so với những thiết bị trước đây thì ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thực sự là giải pháp cải tiến rất hiệu quả và phù hợp. Trước đay trong thời gian khá dài trong hệ thống phương pháp dạy học môn toán cũng như các bộ môn khác việc sử dụng phương tiện thiết bị dạy học trong giảng dạy gọi là phương pháp trực quan tuy nhiên chỉ là những bảng phụ bằng giấy Roki ,... “giáo viên với vai trò là trung tâm” thì phương pháp này ít được chú trọng chỉ mang tính hình thức. II – Nội dung Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là lĩnh vực CNTT nhận thức của nhân dân nói chung của các tầng lớp nhà giáo nói riêng đã được tiếp cận nhiều với máy tính, mạng Internet, với những phần mền hỗ trợ cho việc dạy, học và tìm kiếm thông tin thì CNTT thực sự là thiết bị hữu hiệu có thể thay thế tất cả nhưng phương tiện thủ công trước đây, chỉ cần với trình độ vi tính nhất định, chúng ta không cần đến những tranh vẽ bảng biểu trên giấy roki cồng cềnh gây mất thời gian trước đây mà bài dạy cũng rất sinh động trực quan, gây hứng thú dối với học sinh bởi các em được tiếp súc với nhiều tri thức, nhiều thông tin cùng lúc, được hoạt động tích cực chủ động hơn được tự đánh giá quá trình tiếp thu của bản thân thông qua trình chiếu và nhận xét kết quả hoạt động của nhóm và của cá nhân. Nhưng để ứng dụng CNTT thành công trong giảng dạy theo tôi người giáo viên cần phải miệt mài nghiên cứu không ngừng sáng tạo cần phải đạt được các yêu cầu sau: + Về kiến thức: Ngoài kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ phải vững vàng ra thì yêu cầu phải nắm vững công dụng các tính năng , cách sử dụng và bảo quản các phương tiện, kĩ thuật hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện (máy chiếu đa năng Multi Projector). + Về kĩ năng: Thực hiện sử dụng thành thạo các phương tiện kĩ thuật dạy học phổ biến; Biết cách tổ chức tiết học có sử dụng CNTT; Thực hiện đúng chính sác các thao tác cơ bản trong hệ điều hành Windows; Biết soạn thảo, trình bày đẹp và biết sử dụng phần mềm MS Powerpoint để thiết kế bài giảng điện tử; Vận dụng những kĩ năng này vào việc soạn bài và tổ chức các hoạt động dạy học cho học sinh. + Về thài độ: Chủ động tự tin trong việc sử dụng các phương tiện CNTT trong dạy học; Có ý thức sử dụng PT KTDH hỗ trợ dạy học; Có ý thức sử dụng phần mềm trình diễn, phần mềm dạy học, phần mềm vẽ hình,... để nâng cao chất lượng giờ dạy. Để áp dụng CNTT vào dạy học có hiệu qủa đòi hỏi người giáo viên khi soạn giáo án điện tử cần chú ý đến các tiêu trí sau: + Tiêu trí 1: Yêu cầu khi thiết kế các Slide trình chiếu cụ thể : - Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức trọng tâm - Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng có mức độ, hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học, các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó. Ví dụ: Hay cho con chữ xuất hiện lẻ tẻ, rời rạc, chuyển động bay cầu kì hoặc rời rạc, lừ đừ. Mỗu sắc rực rỡ, loè loẹt, âm thanh, phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn, hình ảnh và màu sắc chữ màu vàng nhạt; hoặc nền màu vàng nhạt chữ màu vàng khó thấy. + Tiêu trí 2: Ký thuật trình chiếu và sử dụng máy: - Giáo viên làm chủ thực sự được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn , trình chiếu không trục trặc - Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các Slide với lời giảng, hoạt động của thày – trò, với trình chiếu bài dạy. - Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh, học sinh theo dõi kịp và ghi chép kịp. + Tiêu trí 3: Kiến thức, phương pháp , kỹ năng , đánh giá: - Thực hiện được mục tiêu bài dạy; học sinh hiểu bài và hứng thú học tập - Học sinh tích cực chủ động tìm ra kiến thức mới - Học sinh được thực hành ; luỵện tập (RLKN) - Đánh giá được kết quả giờ dạy - Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các đồ dùng dạy học khác khó đạt được. Các tiêu trí trên đây đã được xây dựng trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm thực tế dạy học có ứng dụng CNTT ở trường THCS Đồng Hướng nơi bản thân tôi đang công tác, giáo viên nắm rõ các tiêu trí trên từ đó ứng dụng cho mỗi bài mỗi bộ môn cụ thể nhất là bộ môn toán có thể thiết kế giáo án điện tử cho phù hợp. III – Phần thực nghiệm: Sau đây là một trong những giáo án điện tử cho tiết dạy có sử dụng CNTT đạt hiệu quả mà tôi đã thực hiện: Trong bài giảng gồm có 12 Slide Slide 1: màn hình chờ: Slide 2: Kiểm tra bài cũ (hiệu ứng cách vẽ sau khi học sinh phát biểu xong Thể hiện cách vẽ như hình vẽ) Slide 3: trình chiếu yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân một học sinh lên bảng thực hiện: Slide 4: trình chiếu định nghĩa sau khi học sinh tự phát biểu được định nghĩa Slide 5: trình chiếu bài tập vận dụng định nghĩa: Slide 6: Trình chiếu định lí, tạo hiệu ứng hình vẽ và giả thiết trước khi đưa ra phần chứng minh Slide 7: Trình chiếu định lí đảo và phần phân tích tìm cách chứng minh (tạo hiệu ứng khi học sinh trả lời đến đâu giáo viên trình chiếu đến đó) Slide 8: bài tập áp dụng định lí Slide 9: sau khi trình chiếu kết quả thảo luận của các nhóm xong giáo viên trình chiếu đáp án chuẩn: Slide 10: Bài tập trắc nghiệm Slide 11: trình chiếu đáp án bài tập sau khi thu kết quả thảo luận của các nhóm Slide 12: yêu cầu về nhà IV- Kết thúc vấn đề: Trong quá trình giảng dạy thực tế môn toán trong trường THCS, bản thân tôi đã học hỏi ở đồng nghiệp thông qua dự giờ thăm lớp và qua quá trình tích luỹ kinh nghiệm, tôi đã vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào thực tế qua các giờ lên lớp có sự hỗ trợ của thiết bị CNTT tôi thấy rất có hiểu quả lượng kiến thức được chia thành “các liều” nhỏ phù hợp với từng đối tượng phát huy tốt tính tư duy tích cực của học sinh, chống thói lười suy nghĩ và ỷ lại của các em học yếu, chất lượng được nâng lên rõ rệt. Kết quả của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy rất phong phú đa dạng: 1, Khi dạy các hằng đẳng thức có thể xây dựng từ phép nhân đa thức, vận dụng hằng đẳng thức phân tích một đa thức thành nhân tử. Trên cơ sở nhận biết một đa thức có dạng hằng đẳng thức không. 2, Xây dựng khái niệm biểu thức, đơn thức, đa thức, phân thức đại số từ khái niệm phân số, từ biểu thức nguyên, biểu thức phan. 3, Các phép toán về phân thức 4, Phương trình tích. 5, Các phương trình quy về phương trình bậc nhất một ẩn. 6, Giải bất phương trình. 7, Xây dựng định nghĩa tính chất của các tứ giác theo sơ đồ: Tứ giác Hình thang Hình bình hành Hình chữ nhật Hình thoi Hình vuông 8, Xây dựng các hệ thức lượng trong tam giác vuông. 9, Chứng minh định lý tính chất các đường trong tam giác giác trong tam giác. 10, Chứng minh các định lý về các trường hợp bằng nhau, các trường hợp đồng dạng của tam giác. 11, Giải các bài tập hình theo cách phân tích đi lên... Kết quả cụ thể: tỷ lệ học sinh yêu thích môn toán ngày càng cao cụ thể môn toán các lớp tôi phụ trách qua ba năm học gần đây tại trường THCS Đồng Hướng như sau: Năm học Chất lượng 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Giỏi 5/45 = 11% 6/44 = 14% 7/42 = 17% Khá 18/45 = 40% 19/44 = 43% 18/42 = 43% Trung bình 19/45 = 42% 17/44 = 39% 16/42 = 38% Yếu 3/45 = 7% 2/44 = 4% 1/44 = 2% Trong giảng dạy dùng phương pháp nào, biện pháp nào giáo viên cũng phải giải quyết cho được vấn đề tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ và rèn luyện kỹ năng một cách thông minh sáng tạo, sử dụng CNTT cũng không ngoài mục đích trên. * Một số kiến nghị: Để nâng cao chất lượng dạy và học các bộ nói chung và môn toán ở trường THCS nói riêng tôi mạnh dạn đề nghị các cấp có thẩm quyền cần quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất trang thiết bị công nghệ, - đầu tư phòng máy, máy tính sách tay, máy chiếu đa năng,... để mọi giáo viên chủ động hơn trong mỗi giờ lên lớp, - đề nghị phòng giáo dục tổ chức các chuyên đề về sử dụng CNTT trong giảng dạy cho mọi đối tượng giáo viên được tham gia. Trên đây là một vài ý kiến của bản thân tôi về việc “ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn toán ở trường THCS” có hiệu quả. Trong quá trình viết sáng kiến do kinh nghiệm và năng lực của bản thân còn có hạn nên chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bạn đọc. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí và đồng nghiệp! Đồng Hướng, ngày 20 tháng 4 năm 2008 Xác nhận của nhà trường Người viết Vũ Hồng Trường

File đính kèm:

  • docSKKN UNG DUNG CNTT.doc