1. Trang phụ bìa Trang 1
2. Mục lục Trang 2
3. 1/. ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 3
4. 2/. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Trang 4
5. 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề : Sự phong phú của màu sắc trong thiên nhiên và đối với cuộc sống con người . Trang 4
6.2.2 Thực trạng của vấn đề:
Thực trạng học tập của học sinh . Trang 14
7. 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề :
Biện pháp giúp cho các em học sinh học tốt và nâng cao chất lượng trong bài vẽ màu. Trang16
8. 2.4 Hiệu quả của chuyên đề: Áp dụng màu sắc vào bài trang trí, vẽ tranh, học sinh làm được bài trang trí bằng màu sắc. Trang 18
9. 3/.KẾT LUẬN Trang 21 10.Tài liệu tham khảo Trang 22
27 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Tìm hiểu về màu sắc thông qua bài màu sắc trong trang trí - Nguyễn Thị Hồng Hạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà có cách dùng màu sắc khác nhau trong trang trí .
+ Dùng màu nóng hoặc lạnh.
+ Dùng màu hài hòa giữa nóng và lạnh.
+ Dùng màu tương phản .
+ Dùng màu bổ túc .
+ Dùng màu tươi sáng, rực rỡ.
+ Dùng màu trầm .
+ Dùng màu êm dịu .
*Dùng màu tươi sáng, rực rỡ. * Dùng màu trầm
+ Dùng màu lạnh + Dùng màu nóng
* Dùng màu hài hòa giữa nóng và lạnh
* Dùng màu tương phản *Dùng màu bổ túc
2.2 Thực trạng của vấn đề:
*Thực trạng học tập của học sinh :
Qua việc tìm hiểu về màu sắc thông qua bài : “Màu sắc trong trang trí” trên ta thấy rằng việc nắm bắt vấn đề và tìm phương hướng giải quyết vấn đề đó là một điều hết sức quan trọng, đảm bảo cho tiết dạy bài dạy hiệu quả hơn, cũng như thấy được thực trạng học tập của các em ở góc độ nhìn nhận về màu sắc .Tuy nhiên ,không thể phủ nhận một điều rằng bên cạnh những sai lệch ấy là những cảm nhận thực thụ của học sinh về màu sắc thông qua bài màu sắc trong trang trí đã có một cái nhìn nhận ,cảm thụ ở các em về màu sắc lung linh,tươi sáng tạo nguồn hứng thú khi vẽ màu ,đem lại sự thành công cho thầy và trò trong dạy và học.
+ Thực trạng học tập của học sinh:
-Về mặt khuyết điểm :
Ở các em ,phần lớn đều mắc phải những lỗi mà cần khắc phục như:
* Trong khi tiến hành bài vẽ các em không theo trình tự tiến hành các bước làm bài, mà làm theo ngẫu hứng, thích tô màu gì thì tô, ít chú trọng đặc tính của màu sắc .
* Học sinh chưa chịu nắm bắt đặc tính cụ thể của màu sắc như màu bổ túc, màu tương phản ,màu nóng ,màu lạnh,cách sử dụng màu trong trang trí ,thể loại bài trang trí nên màu sắc trong bài vẽ còn chung chung, mang nặng tính chất hình thức .(kiến thức cơ bản )
* Học sinh THCS chưa có thói quen sưu tầm tài liệu phục vụ cho bài vẽ hiệu quả hơn, và chưa có thói quen quan sát nhận xét sự vật hiện tượng cho bài vẽ có chiều sâu và hiệu quả .
* Kỹ năng sử dụng màu nước, màu bột của học sinh THCS còn nhiều hạn chế .
*Sự chuẩn bị dụng cụ học tập còn rất kém .Việc tự học chưa có .Hay nói chuyện riêng ,bị chi phối học tập ,không tập trung .Việc học xao lãng ,bài vẽ không đến đích.
-Về mặt ưu điểm:
Đây là một điểm mạnh ở các em thành công trong học tập nói chung ,học mĩ thuật nói riêng ,tìm hiểu màu sắc bằng cảm nhận thực sự đó là :
*Việc chuẩn bị bài trước ở nhà ,sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học .
*Luôn có dụng cụ học tập như vở bài tập ,màu ,bút chì ,tẩy...(tùy khả năng của từng em )
*Trong tiết học, chú ý theo dõi trình tự của bài giảng nắm bắt những kiến thức trọng tâm .
*Tập quan sát ,nhận xét ,nắm bắt ,lĩnh hội kiến thức ,xây dựng bài tốt .
*Biết áp dụng kiến thức đã học vào thực hành làm bài tập có hiệu quả .
Từ những vấn đề cơ bản trên thì đối với các em việc tìm hiểu màu sắc ,nắm bắt được đặc tính cơ bản của màu sắc là vô cùng quan trọng ,có nắm bắt được những cơ bản đó thì mới có được những cảm nhận thực sự về màu sắc .Vì nó giúp cho các em ở các phân môn trang trí ,vẽ tranh,bài vẽ màu...tươi sáng hơn, lung linh hơn ,hấp dẫn hơn bài vẽ đạt hiệu quả. Chính vì vậy mà ,bản thân tôi là một giáo viên với những suy nghĩ muốn giúp cho các em nắm bắt được những kiến thức quý báu ấy ,phần nào tìm tòi những phương pháp giảng dạy cho phù hợp nhất ,cập nhật nhất -thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng - nhằm tạo cho các em có cảm hứng từ màu sắc ,giúp những giấc mơ đẹp của các em bay cao hơn ,xa hơn đem lại những thành quả tốt đẹp cho bản thân ,cho đất nước .
2.3Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề:
* Biện pháp giúp cho các em học sinh học tốt và nâng cao chất lượng trong bài vẽ màu .
Chuẩn bị
Trước khi lên lớp ,thì khâu chuẩn bị là rất quan trọng nhất là đồ dùng dạy học.từ việc chuẩn bị của thầy đến việc chuẩn bị của trò với một lượng kiến thức khá hợp lý để đi đến một kết quả tốt được thể hiện qua sự chuẩn bị khá cụ thể:
+Về phía giáo viên ngoài việc chuẩn bị giáo án, phương pháp dạy học một điều không thể thiếu đó là đồ dùng trực quan (tranh, ảnh minh hoạ) vì ở lứa tuổi trẻ em thì tranh ảnh nó có tác dụng rất mạnh đến canh thị giác và trí nhớ của các em, do vậy cần phải có đồ dùng trực quan phong phú và phải biết sử dụng đúng lúc.( Khi soạn giáo án cần soạn kỹ biết chắt lọc những lời thoại, câu hỏi chính và câu hỏi gợi mỡ phải rõ ràng dễ hiểu nhằm tạo hứng thú và sôi nổi trong từng đối tượng học sinh. Nên tránh những câu hỏi dài khó hiểu và những câu hỏi lững .)
+Về phía học sinh củng phải có sự chuẩn bị đầy đủ sách,vở, giấy vẽ, màu chì tẩy , những đồ dùng học tập cần thiết, ngoài ra phải tìm hiểu và quan sát tham khảo những đề tài mà mình sẽ thể hiện trước khi làm bài.
+ Đối với học sinh kém cần gợi mở cụ thể hơn giúp các em nhận ra chổ chưa đúng chưa đẹp để bài vẽ đẹp hơn .Ví dụ: Bố cục có lỏng lẻo quá không, hay màu sắc có lộn xộn quá không? vv...
+ Đối với học sinh khá , trung bình thì có thể gợi mở để các em tìm tự tìm ra, tự điều chỉnh hay sửa chửa. Ví dụ: Chổ này, màu này như thế nào ? Làm sao cho bài vẽ đẹp hơn ?
+Với học sinh giỏi thì yêu cầu cao hơn. Ví dụ: Thử tìm xem bài vẽ có chổ nào màu sắc chưa hợp lý? Có thể tô màu khác được không?
Để phục vụ cho quá trình lên lớp tốt, thì giáo viên cần phải có thời gian và quá trình thâm nhập giáo án kỉ càng, phải nắm vững tiến trình bài dạy, Để vừa đảm bảo tiến trình bài dạy vừa giúp học sinh tiếp thu bài một cách có hiệu quả nhất, và điều cốt yếu nhất là phát huy tính tích cực sáng tạo của từng em, đồng thời phải tạo được bầu không khí vui vẽ thoải mái trong khi các em làm bài .
Giáo viên phải phân tích kĩ cách dùng màu ,pha màu ,đặc tính của chất liệu ,thể loại của bài vẽ phải thực hiện như thế nào? Ra sao ,là gì? và kết hợp đồ dùng minh hoạ để học sinh dễ nhớ ,dễ nắm bắt, và kết hợp với bài vẽ của học sinh lớp trước để các em có thể thấy được mức độ thể hiện bài, tham khảo tranh của các hoạ sĩ về nội dung bài giảng . Tuỳ vào số lượng bài mà những bài sau có thể giảm thời lượng lý thuyết và tăng thời gian thực hành, hướng các em đi vào trình tự công việc với sự chuẩn bị dụng cụ màu vẽ ...chu đáo.Vận dụng triệt để lợi thế khoa học công nghệ thông tin sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học. Cho nên là người giáo viên nói chung giáo viên mỹ thuật nói riêng tôi đã nhanh chóng tiếp cận nắm bắt những lợi thế mà khoa học đem lại , tạo hứng thú và sự đổi mới trong cách giảng dạy.
Phần lên lớp
Giáo viên phải linh hoạt trong thời gian lên lớp, phải đảm bảo quy trình thời gian, phân chia lớp hợp lý, giúp các em nhận thức và hiểu được bài học ngay tại lớp, giúp các em vẽ được một bài vẽ theo ý thích, đúng quy định và quy trình thực hiện các bước vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh khai thác nội dung
Qua hình minh hoạ, giáo viên gợi ý giúp các em hiểu sâu hơn về nội dung kiến thức bài , tìm ra được cách thể hiện (cách vẽ màu ) khác nhau, tìm ra những ý tưởng hay dí dỏm ,trừu tượng để thể hiện
+ Hướng dẫn học sinh cách vẽ
Giới thiệu qua đồ dùng minh hoạ và kết hợp trực tiếp minh hoạ bảng để học sinh nhận thức rõ ràng hơn trình tự các bước cũng như ưu điểm khi tiến hành theo trình tự các bước đem lại, và nó cụ thể hơn khi chỉ là những lý thuyết sáo rỗng. Nếu như giới thiệu nội dung không rõ trọng tâm, e rằng học sinh không chú ý không nhận ra được cách tiến hành (đâu là chính, phụ, cần nắm bắt )
- Vẽ màu phải rõ đặc điểm của đối tượng thể hiện, tuy nhiên, màu có thể vẽ như thực hoặc theo cảm hứng nhưng màu sắc phải có sự tương quan đến nhau, không vẽ độc lập từng màu, chú ý đến độ đậm nhạt của các màu, gam màu để thể hiện được tính chất bài vẽ.
+ Hướng dẫn học sinh làm bài
Giáo viên cố gắng làm việc với nhiều học sinh và bao quát tổng thể lớp giúp các em tìm cách thể hiện ý tưởng của bản thân, bố cục mảng vẽ hình tìm màu. Dùng phương pháp gợi mở trong khi hướng dẫn học sinh vẽ sẽ đạt hiệu quả hơn cả.
Bên cạnh đó phương pháp giảng dạy phù hợp ở phần thực hành cũng rất quan trọng. Cần xác định được nội dung kiến thức trọng tâm và yêu cầu hợp lý với đối tượng học sinh.
Luôn tạo được bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng, vui vẽ trong từng tiết dạy theo đặc điểm riêng của môn học.
Phải dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và xử lý linh hoạt đem lại hiệu quả giáo dục cao. Ngoài ra cần phải cho học sinh thấy được tầm quan trọng của việc nắm vững kiến thức lý thuyết, vận dụng kiến thức vào bài vẽ một cách linh hoạt không máy móc để làm cho bài vẽ sống động hơn có hồn hơn, và tiến tới việc nắm bắt cách thức sáng tạo một bức tranh riêng đi sâu vào chuyên ngành mình lựa chọn.
+Củng cố, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Giáo viên cho học sinh trưng bày kết quả học tập của nhóm mình và nêu lên những nhận xét, cảm nhận của bản thân qua bài vẽ để cả lớp cùng nắm bắt đúng, sai đạt và chưa đạt, tự xếp loại bài tập. Và sau cùng là những nhận xét, đánh giá của giáo viên để các em rút kinh nghiệm và khích lệ tinh thần học tập .
*2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm :
* Áp dụng màu sắc vào bài trang trí, vẽ tranh, học sinh làm được bài trang trí bằng màu sắc.
MỘT SỐ BÀI VẼ ĐẸP CỦA HỌC SINH
Bài vẽ trang trí hình vuông ,bột màu ,của học sinh.
Bài vẽ của HS ,trang trí hình chữ nhật, sáp màu
Bài vẽ của HS,tranh tĩnh vật màu.
Bài vẽ của HS , tranh học nhóm , màu nước.
Bài vẽ của HS , tranh giờ ra chơi , chì màu.
3/. KẾT LUẬN:
Qua tìm hiểu về màu sắc thông qua bài màu sắc trong trang trí ở chương trình dạy học mĩ thuật ở bậc THCS, phần nào đem đến cho học sinh nói riêng ,cho tất cả mọi người nói chung không chỉ có sự cảm nhận của bản thân về màu sắc trong thiên nhiên ,cuộc sống mà còn nâng cao sự hiểu biết giáo dục thẩm mĩ, rèn luyện kĩ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc sống. Giáo dục thế hệ trẻ, nhằm tạo ra một lực lượng lao động mới có tài và có óc thẩm mĩ nhằm đưa đất nước phát triển đi lên.
Người thực hiện:
GV, NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa mỹ thuật 6, 7, 8, 9 NXB GD.
- Sách giáo viên mỹ thuật 6, 7, 8, 9 NXB GD.
- Bí quyết vẽ tranh – NXB MỸ THUẬT – Huỳnh Phạm Hương Trang.
- Các quy tắc bố cục trong trang trí – Phan Hữu lượng – Trường ĐH Mỹ Thuật Huế.
- Tham khảo trên các trang web về màu sắc.
File đính kèm:
- SKKNMAU SAC TRONG THIEN NHIEN.doc