Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế bài giảng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad ứng dụng trong dạy học hình học THCS

Với sự triển khai xây dựng ý tưởng, khai thác ứng dụng phần mềm

Geometer’s Sketchpad vào dạy học hình học, thay cho lời diễn giảng khô khan, học sinh được quan sát hình ảnh trực quan sinh động, nhận thấy được một yếu tố của đối tượng hình học nào đó thay đổi ( trên nền tảng bất biến hình học) đến một giới hạn nào đó, hình ban đầu sẽ chuyển đổi thành hình mới với những đặc tính mới xuất hiện, cho học sinh thảo luận dự đoán. Qua đó, đã hình thành cho học sinh khả năng phán đoán, năng lực tư duy biện chứng, tăng cường khả năng làm việc độc lập, những hoạt này giúp cho học sinh tiếp thu bài một cách tích cực chủ động, tạo ra sự hứng thú, niềm đam mê, yêu thích hình học ở học sinh.

 Geometer’s Sketchpad tuân thủ các tiên đề toán hoc, các bất biến hình học, tuân thủ các nguyên tắc dựng hình ( ví vụ: khi dựng hình thang cân đúng nguyên tắc dựng hình và sử dụng đúng các công cụ chức năng của Sketchpad thì dù chúng ta có cho biến đổi hình, co giản hoặc di chuyển thì kích cở, hình dáng của nó có thể thay đổi nhưng đặc tính hình thang cân luôn không đổi), điều này không những giúp giáo viên tiết kiệm thời gian tổ chức hoạt động dạy học, qua việc dựng hình, tạo hình động mà còn giúp giáo viên nắm vững, hiểu sâu các các khái niệm, các tính chất hình học, đặc biệt là các bài toán dựng hình, quỹ tích. Thông qua sự thay đổi vị trí của một điểm, một yếu tố hình học quan sát sự thay đổi của yếu tố khác, giáo viên có thể khai thác bài toán hình học dưới nhiều góc độ khác nhau xây dựng những ý tưởng mới trong quá trình dạy học, từ đó tìm ra phương án tổ chức dạy học trên lớp sao cho học sinh nắm vững bài học, tạo hứng thú học tập môn hình học.

 Tóm lại việc xây dựng ý tưởng ứng dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad có ý nghĩa tích cực, mang lại hiểu quả tốt cho nhiều loại bài dạy: từ bài xây dựng kiến thức mới đến bài luyện tập, từ dạng toán cơ bản, đến dạng toán nâng cao, đặc biệt là dạng toán quỹ tích.

 

doc38 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế bài giảng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad ứng dụng trong dạy học hình học THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ý: Độ dài của đoạn thẳng AB còn gọi là .giữa Avà B. Toán lớp 6 gồm 2 phân môn: Đại số và phân môn này. Điểm nằm giữa và cách đều 2 đầu đoạn thẳng được gọi là gì? Đoạn thẳng nối 2 mút của một cung tròn được gọi là gì? Đây là dụng cụ để vẽ góc vuông. Tia nằm giữa 2 cạnh của góc và tạo với 2 cạnh ấy 2 góc bằng nhau. Hình gồm 2 tia chung gốc được gọi là gì? Những phân số có mẫu bằng 100 còn được viết dưới dạng này. Hình gồm các điểm cách điểm O một khoảng bằng R không đổi được gọi là gì? Lưu ý: cách xây dựng sơ đồ tư duy và trò chơi ô chữ như trên không những sử dụng cho môn Toán mà có thể dùng cho các môn học khác. Khả năng áp dụng. Tại Trường THCS Ân Hữu, qua 3 năm khai thác sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad theo hướng như trên, chúng tôi nhận thấy có hiệu quả tích cực trong việc giảng dạy hình học: Với giáo viên, việc khai thác phần mềm đã hổ trợ để soạn giảng những bài hình sinh động, cung cấp phương pháp hay để giảng dạy những bài khó, những bài đòi hỏi yếu tố động , hàm chứa các phép biến hình.Với học sinh: chúng tôi đã thiết kế những tình huống dạy học có vấn đề tạo điều kiện để học sinh dự đoán, trao đổi thảo luận, giải quyết vấn đề qua đó các em nắm chắc bài học hơn, tiếp thu bài một cách chủ động, tích cực. Như phần trước đã nói, Phần mềm Geometer’s Sketchpad không phải là một khuôn mẫu cứng nhắc có sẵn mọi sản phẩm để chúng ta sử dụng trực tiếp, mà nó là một môi trường mở để giáo viên khai thác sáng tạo. Nếu giáo viên chịu khó đầu tư thiết kế bài giảng hợp lý thì các định lý, tính chất mang tính định tính hoặc định lượng trong chương trinh hình học ở cấp THCS đều có thể sử dụng phần mềm để hổ trợ dạy học, thiết kế những tình huống dạy học có vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta cũng không quá lạm dụng, với những nội dung đơn giản bằng những phương pháp thông thường mà học sinh hiểu được bài thì không cần phải dùng phần mềm để thiết kế hổ trợ. Hơn nữa, với đặc điểm Toán học nói chung, hình học nói riêng là môn học đòi hỏi kĩ năng thực hành luyện giải, do đó để học tốt, bên cạnh việc sử dụng phương tiện công nghệ thông tin hổ trợ, học sinh cần tích cực trong việc luyện tập, giải toán có như vậy mới nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học của thầy và trò. Chúng tôi đã tiến hành báo cáo chuyên đề, thao giảng cấp trường về nội dung trên nhằm chia sẻ kinh nghiệm dạy học. Từ kinh nghiệm sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad tại Trường THCS Ân Hữu, chúng tôi hy vọng có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm này với thầy cô ở các trường khác. Mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng để đề tài được hoàn chỉnh hơn. 3. Lợi ích kinh tế-xã hội - Trong sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad phiên bản Tiếng Việt đơn giản, dễ sử dụng, khác với một số phần mềm khác, phần mềm này được tải miễn phí, thầy cô có thể tải trên website của Trường THCS Ân Hữu. - Qua phương hướng khai thác, thiết kế kế bài giảng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad của chúng tôi, đã cho thấy rõ rằng: phần mềm này không phải là một công cụ khuôn mẫu, những sản phẩm cần sử dụng không phải đã được tạo khuôn sẵn. Nó là một môi trường mở, do đó ý tưởng của chúng tôi là gợi mở để giáo viên có ý tưởng, thiết kế bài giảng, xây dựng những hình ảnh động theo hướng sáng tạo riêng nhằm phục vụ cho mục đích giảng dạy của mình. - Sáng kiến kinh nghiệm này có thể có thể được áp dụng rộng rải cho nhiều bài dạy trong chương trình hình học THCS, từ bài xây dựng kiến thức mới đến hổ trợ giải bài tập. Điều đó đã cung cấp cho Giáo viên một phương pháp dạy học tích cực, giúp học sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong việc tiếp thu bài học, cũng như giải bài tập. Đề tài này cũng gợi ra ý tưởng dựa vào Geometer’s Sketchpad khai thác, mở rộng, phát triển, tổng quát hóa bài toán từ một bài ban đầu trong SGK hoặc SBT. Chúng tôi nghĩ rằng: điều này là rất hữu ích trong việc rèn luyện năng lực tư duy, nâng cao khả năng làm việc độc lập cho học sinh. - Với công cụ trực quan sinh động, đề tài này đã khắc phục những hạn chế của những công cụ dạy học thông thường như bảng phụ, ở đó học sinh không quan sát được hình ảnh động. - Việc đưa vào nội dung hướng dẫn cụ thể cách thiết kế hình ảnh động, xây dựng sơ đồ tư duy, tạo trò chơi ô chữ, nếu Giáo viên vận dụng hợp lý có thể tạo ra những giờ học sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh, tạo hứng thú học tập môn hình học. ªKết quả đạt được : Chúng tôi đã kiểm chứng trên hai lớp 8 có sức học, số lượng HS ngang nhau, tiến hành thống kê các bài kiểm tra môn hình học rồi lấy trung bình cộng, kết quả như sau: Trước khi áp dụng đề tài: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 40 SL TL SL TL SL TL SL TL 2 5% 6 15% 16 40% 16 40% Sau khi áp dụng đề tài: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu 40 SL TL SL TL SL TL SL TL 4 10% 8 20% 20 50% 8 20% C. KẾT LUẬN 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp - Để có thể thiết kế bài giảng trên phần mềm Geometer’s Sketchpad, ta cần đọc kĩ tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm này, cần nắm rõ những công cụ, những tính năng cơ bản. Sau đó thầy cô cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, định hướng các bước tiến hành trên lớp, hình ảnh động phải dựng là hình gì? Đối tượng nào thay đổi và thay đổi trên phạm vi giới hạn nào?vị trí điểm dừng, đối tượng nào cố địnhTừ đó chúng ta có thể xây dựng những hình động theo đúng yêu cầu, thiết kế bài giảng theo đúng mục đích trọng tâm đã đặt ra. - Việc thiết kế bài giảng trên phần mềm cần chú ý tạo những tình huống có vấn đề, tổ chức cho học sinh hoạt động, dự đoán, trao đổi, thảo luận, từ việc quan sát một hình ảnh động . -Vì Toán học nói chung và hình học nói riêng là môn học đòi hỏi khả năng tư duy và kĩ năng thực hành nên song song với việc úng dụng phần mềm, không thể thiếu hoạt động tăng cường giải bài tập của học sinh. 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển của giải pháp Trong khuôn khổ của sáng kiến kinh nghiệm này, chúng tôi chưa có thời đủ thời gian và điều kiện để khai thác hết những ứng dụng của phần mềm. Trong quá trình dạy học môn Toán, việc thiết kế những bài giảng bằng Geometer’s Sketchpad phục vụ cho giảng dạy còn nhiều ý tưởng và phương hướng khai thác khả thi. Một khi điều kiện cho phép chúng tôi sẽ mở rộng, bổ sung, phát triển đề tài, sau đây chúng tôi nêu ra vài phương hướng nghiên cứu, phát triển của đề tài: - Mở rộng đề tài khai thác ứng dụng của Geometer’s Sketchpad sang môn đại số. - Sử dụng kết hợp phần mềm này với những phần mềm khác như: Word, Violet, PowerPoint,để phục vụ thầy cô giảng dạy và hổ trợ học sinh học tập. -Học sinh thao tác trên mô hình để hình thành tri thức. -Học sinh làm việc để tạo những đối tượng mới trên mô hình theo yêu cầu của giáo viên và phản hồi với giáo viên trong quá trình dạy học. -Học sinh sử dụng Geometer’s SketchPad để giải quyết các bài tập lớn hoặc các thách thức. 3. Đề xuất kiến, kiến nghị - Hiện tại, ở Trường THCS Ân Hữu có 10 máy vi tính với cấu hình yếu, một vài máy đã hỏng, 1 máy chiếu với đèn hình đã xuống cấp, hình ảnh trình chiếu không được rõ gây khó khăn cho quá trình dạy học. Ngành giáo dục cần cung cấp thêm máy chiếu, máy vi tính để giáo viên và học sinh đủ điều kiện thuận lợi để tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung môn Toán nói riêng. - Ngành giáo dục cần tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, nhân rộng những cách làm hay, những mô hình ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả. Những chuyên đề hay, những sáng kiến kinh nghiệm có khả năng đạt giải, Ban Giám Khảo cần chất vấn, đối thoại với tác giả để đánh giá đúng khả năng ứng dụng của đề tài, tính hiệu quả , và hiểu rõ hơn ý tưởng của người viết. Cần có sự ghi nhận đánh giá đúng mức công sức họ đầu tư. Những đề tài có tính ứng dụng, hiệu quả cao, cần được báo cáo trong toàn huyện để Giáo viên chúng tôi học hỏi kinh nghiệm. - Hoạt động khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cần tổ chức bài bản, có chiều sâu, tránh lạm dụng, làm tràn lan mà không chú ý hiệu quả ứng dụng. Mặt dù chúng tôi đã rất cố gắng, đầu tư rất nhiều tâm lực vào đề tài này, tuy nhiên những thiếu sót còn tồn tại trong sáng kiến kinh nghiệm là khó tránh khỏi, rất mong được tiếp nhận ý kiến đóng góp xây dựng chân thành từ các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn, chúng tôi chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Hình học 6, NXB Giáo dục. 2. Sách giáo khoa Hình học 7, NXB Giáo dục. 3. Sách giáo khoa Hình học 8, NXB Giáo dục. 4. Sách giáo khoa Hình học 9, NXB Giáo dục. 5. Sách bài tập Hình học 9, NXB Giáo dục. 6. Các phép biến hình trong mặt phẳng, tác giả: Nguyễn Mộng Hy 7. Phương pháp dạy học toán ở trường THCS- Hoàng Chúng, NXB Giáo dục. 8. Tạp trí toán học trẻ 9. Tài liệu giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học toán - Trường Đại học Quy Nhơn. 10. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Geometer’s Sketchpad Nguồn Mạng Internet: MỤC LỤC A.MỞ ĐẦU Trang I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp để giải quyết. 1 2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới. . 2 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 II. Phương pháp tiến hành 1.Cơ sở lý luận và thực tiễn có tính định hướng cho việc nghiên cứu, tiềm giải pháp của đề tài.. 3 2.Các biện pháp tiến hành thời gian tạo ra giải pháp 4 B. NỘI DUNG I. Mục tiêu II. Mô tả giải pháp của đề tài 1.Thuyết minh tính mới 5 1.1.Thiết kế tình huống dạy học có vấn đề. 6 Thiết kế mô hình động hổ trợ xây dựng khái niệm mới trong hình học không gian .. 22 1.2.Hổ trợ học sinh giải bài tập hình học THCS... 24 Tạo tình huống có vấn đề, giúp học sinh khai thác, mở rộng, phát triển thành bài toán mới từ bài toán gốc 28 1.3 Xây dựng sơ đồ tư duy để hổ trợ giáo viên giảng dạy và củng cố kiến thức cho học sinh 29 1.4.Tạo trò chơi ô chữ trên phần mềm Geometer’s Sketchpad. 31 C. KẾT LUẬN: 1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp.35 2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển của giải pháp.35 3. Đề xuất kiến, kiến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 37 MỤC LỤC.38

File đính kèm:

  • docSKKN GSP- psy.doc
Giáo án liên quan