Chuyên đề: Dạy luyện nói trong môn Ngữ văn - Trịnh Thị Thuý

Nhìn chung không ít giáo viên dạy văn còn ngại dạy những giờ luyện nói. Nguyên nhân cơ bản có lẻ do mâu thuẩn giữa thời gian với nội dung bài học, ngoài ra còn có một số nguyên nhân không kém phần quan trọng như lớp học hầu như chưa được thiết kế cho những giờ học kiểu đối thoại, thảo luận, số lượng học sinh trong lớp nhiều nên khó tạo điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Các vấn đề lý thuyết cũng như đúc kết thực tiễn về dạy kỹ năng nói trong nhà trường phổ thông chưa nghiên cứu sâu và phổ biến nhiều đến giáo viên đứng lớp nên một số giáo viên không khỏi lúng túng khi tổ chức một giờ luyện nói.

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Dạy luyện nói trong môn Ngữ văn - Trịnh Thị Thuý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.PHẦN MỞ ĐẦU: Nói là một trong những kỹ năng rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày nhưng không phải người nào hoặc lúc nào người nói cũng có thể nói đúng những gì đã nghĩ hoặc nói mà người nghe hiểu đúng ý mình. Vậy để góp phần thành công trong giao tiếp học sinh cần được rèn luyện và phát triển kỹ năng nói. B.PHẦN NỘI DUNG: I.Cơ sở lí luận: Như chúng ta đã biết nghe và đọc là hai kỹ năng quan trọng của họat động tiếp nhận thông tin còn nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động hoạt động, truyền đạt thông tin. Nói thành lời thì dễ - ai cũng có thể nói được nhưng nói thế nào để mang sức thuyết phục đối với người nghe thì quả thật không phải dễ. Luyện nói trong nhà trường nhằm giúp học sinh có thói quen nói trong những môi trường khác nhau. Nó được thực hiện một cách có hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đảm bảo những yêu cầu cơ bản về ngôn ngữ như: lời nói, các quy tắc hội thoại, cử chỉ, nét mặt, sức hấp dẫn của lời nói luyện nói tốt sẽ giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống, xã hội. Mục đích của các giờ học này là tiếp tục rèn luyện cho học sinh kỹ năng nói trước tập thể về kiểu bài văn vừa được học và thể hiện suy nghĩ cá nhân về những vấn đề gần gũi, thiết thực với cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là tạo điều kiện cho các em biết cách phát biểu miệng quan điểm, ý kiến cá nhân, theo đề đã chuẩn bị. Ví dụ ở lớp 6, học sinh được tạo cơ hội trình bày trước tập thể bài văn kể chuyện đời thường, về cách vận dụng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả và bài văn miêu tả có chủ đề gắn với những sinh hoạt gần gũi, các nội dung luyện nói này đều tập trung vào trọng tâm chương trình tập làm văn là kiểu bài kể chuyện và miêu tả nhằm tăng cường rèn luyện cho các em các kỹ năng liên quan đến việc tạo lập baì văn miêu tả, kể chuyện; lớp 7 có luyện nói văn biểu cảm về sự thật, con người, phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học và luyện nói bài văn giải thích một vấn đề. Lớp 8 luyện nói về kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm, luyện nói về văn thuyết minh; lớp 9 luyện nói tự sự kết hợp với tự luận và miêu tả nội tâm, luyện nói văn nghị luận (nghị luận về một đoạn thơ). Tiết học luyện nói phần lớn thời gian là để học sinh tập nói, giáo viên chỉ nghe và quan sát nhưng phải thật tỉ mỉ, thật khéo léo trong việc nhận xét, góp ý cho học sinh để các em kịp thời khắc phục hạn chế và cảm thấy tự nhiên, tự tin hơn ở phần diễn đạt của mình. Vì vậy bản thân tôi cảm nhận dù không phải diễn giải nhiều trong giờ học nhưng công sức đầu tư cho tiết dạy (từ việc soạn giáo án đến việc tổ chức tiết dạy) đòi hỏi rất cao nhằm giúp học sinh đạt hiểu quả hơn trong hoạt động nói như: nói ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp thói quen ngôn ngữ, suy nghĩ, tinh cảm, tâm lý và nhu cầu của người nghe – thuyết phục được người nghe. Thực tế khó có thể phát triển kỹ năng nói thành thạo cho học sinh nếu như việc rèn luyện và phát triển kỹ năng nói chỉ được tập ở những tiết luyện nói mà học sinh cần được tiến hành thường xuyên trong các giờ học ngữ văn và phải được rèn luyện kết hợp với các kỹ năng khác như ngay cả khi các em có điều kiện phát biểu miệng trong các giờ học. Ví dụ như rèn cho các em phải suy nghĩ trước khi nói, nói đúng vấn đề cần trao đổi, khi nói cần bình tỉnh, tự tin nói theo đúng nghi thức và tuân thủ các nguyên tắc hội thoại, biết vận dụng các yếu tố để lời nói thêm thuyết phục. Giáo viên chú trọng tạo điều kiện cho học sinh được bọc lộ những suy nghĩ cá nhân, đồng thời với việc rèn luyện năng lực nói- trình bày lưu loát, diễn cảm những suy nghĩ, tình cảm của các em. Các câu hỏi đặt ra có ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, được đặt trong những “tình huống có vấn đề” để kích thích óc tư duy và sự phản xạ nhanh chóng của học sinh, giúp học sinh có thể trả lời ngắn gọn, thích hợp. II.Cơ sở thực tế: 1.Tình hình giảng dạy của giáo viên: Nhìn chung không ít giáo viên dạy văn còn ngại dạy những giờ luyện nói. Nguyên nhân cơ bản có lẻ do mâu thuẩn giữa thời gian với nội dung bài học, ngoài ra còn có một số nguyên nhân không kém phần quan trọng như lớp học hầu như chưa được thiết kế cho những giờ học kiểu đối thoại, thảo luận, số lượng học sinh trong lớp nhiều nên khó tạo điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Các vấn đề lý thuyết cũng như đúc kết thực tiễn về dạy kỹ năng nói trong nhà trường phổ thông chưa nghiên cứu sâu và phổ biến nhiều đến giáo viên đứng lớp nên một số giáo viên không khỏi lúng túng khi tổ chức một giờ luyện nói. 2.Tình hình học tập của học trò. Tuy đã được học tập và rèn luyện nhiều về kiến thức, kỹ năng nói qua chương trình tiếng việt ở bậc tiểu học và trong giờ ra chơi hoặc trong cuộc sống các em nói năng rất lưu loát nhưng trong giờ học luyện nói thì các em lại không chủ động nói hoặc có rất nhiều hạn chế trong quá trình nói như: không tự nhiên, nói lủng củng không rõ ràng, nói ngập ngừng, không đúng trọng tâm, không nói được điều muốn nói III.Giải pháp – kiến nghị: 1.Giải pháp: -Cần có sự khuyến khích học sinh – lời nhận xét, góp ý học sinh phải luôn song song với sự động viên các em hào hứng, tích cực tham gia trình bày- tạo cho học sinh nhu cầu muốn nói, muốn được bộc lộ, tạo cho học sinh hoàn cảnh giao tiếp thuận lợi trong giờ luyện nói (không khí hào hứng của lớp, thaí độ dễ hợp tác của nhóm, sự động viên khuyến khích kịp thời), tạo được tình huống giả định tương đối gần gũi với cuộc sống hàng ngày để học sinh có thể nói được và có nhu cầu muốn nói về vấn đề mà các em quen thuộc. -Giáo viên nên chủ động phát huy kinh nghiệm của cá nhân, đồng nghiệp, linh hoạt trong vận dụng các hình thức đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, vận dụng sáng tạo lý thuyết giao tiếp vào dạy các giờ luyện nói cũng như luyện nói cho học sinh trong các giờ học khác. -Giúp học sinh chuẩn bị tốt nội dung bài nói để các em hình dung mình sẽ nói cái gì (xác định đề tài), nói với ai (xác định đối tượng giao tiếp), nói để làm gì (xác định mục đích giao tiếp), nói như thế nào (cách thức giao tiếp) -Giúp học sinh hiểu rỏ trước khi nói cần: Hiểu rõ, đầy đủ thông tin về điều cần nói. Thu thập và chọn lọc xem nên nói những gì trong điều mình đã biết để phù hợp gây hứng thú ở người nghe. Lựa chọn cách nói. Giúp học sinh hiểu nói tốt không chỉ góp phần rèn luyện tư duy mà còn giúp viết tốt. muốn nói, viết tốt cần có kỹ năng tiếp nhận thông tin (nghe, đọc, quan sát tốt). Các kỹ năng này luôn đi cùng, hỗ trợ nhau nếu yếu một trong bốn kỹ năng này sẽ hạn chế sự hình thành và phát triển các kỹ năng còn lại. Cần hướng học sinh tuân thủ các yêu cầu sau: Phải nói theo dàn bài đã được chuẩn bị (dàn bài ngắn gọn, bám sát yêu cầu của để bài, nêu được ý chính, dựa vào dàn bài để nói. Tránh đọc lại hoặc học thuộc lòng rồi đọc lại bài văn mẫu. Phải biết lên trầm xuống bổng hoặc thể hiện cảm xúc chân thành, tự nhiên, không gò bó, áp đặt. Bám sát theo yêu cầu của đề bài để nói. Khi đánh giá việc trình bày của học sinh bên cạnh việc chấm điểm nên sửa các lỗi cần tránh, hướng dẫn học sinh nói diễn cảm, ngắn gọn, súc tích, hấp dẫn. 2.Kiến nghị: - Lồng ghép việc nói trong các giờ học. - Cần có sự định hướng giúp giáo viên chú trọng rèn luyện và phát triển kỹ năng nói qua từng giờ học. - Số lượng học sinh trong lớp vừa phải (không quá đông) - Hệ thống bài tập rèn luyện và phát triển kỹ năng nói trong chương trình cần phong phú đa dạng hơn. - Luyện nói cần được tổ chức kết hợp với luyện nghe, luyện đọc, luyện viết. C.KẾT LUẬN: Việc rèn luyện nói trong chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhằm giúp học sinh có được kỹ năng nghe, nói , đọc tiếng việt thành thạo hơn đồng thời đây cũng là sự cụ thể hóa tư tưởng dạy học theo lý thuyết giao tiếp vào thực tiễn dạy học môn ngữ văn ở trường phổ thông nên cần chú trọng hơn tới cách tổ chức cho học sinh họat động để phát triển kỹ năng nói trong mỗi giờ học ngữ văn việc luyện nói cần được thực hiện theo yêu cầu cụ thể của từng giờ luyện nói và yêu cầu chung của việc phát triển kỹ năng nói cho học sinh ở cấp trung học cơ sở. Giúp học sinh hiểu tuy không cần văn hoa bóng bẩy nhưng không được nói tùy tiện. Cần tạo bầu không khí tiết học thật thoải mái để góp phần kích thích sự hứng thú trình bày của học sinh./. Vĩnh mỹ B, ngày 10 tháng 03 năm 2007 Người trình bày Trịnh Thị Thúy

File đính kèm:

  • docSKKN Luyen noi trong mon Ngu van.doc
Giáo án liên quan