Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần Lịch sử thế giới lớp 8 THCS

doc28 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 05/04/2025 | Lượt xem: 1 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần Lịch sử thế giới lớp 8 THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O THANH HO¸ PHßNG GI¸O DôC §µO T¹O Hµ TRUNG S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tên đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 THCS Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Ninh SKKN thuộc môn: Lịch sử SKKN thuộc năm học: 2010 - 2011 Năm học 2010-2011 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tên đề tài Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 THCS Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Ninh SKKN thuộc môn: Lịch sử SKKN thuộc năm học: 2010 - 2011 Së GI¸O DôC Vµ §µO T¹O THANH HO¸ PHßNG GI¸O DôC §µO T¹O Hµ TRUNG S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Tªn ®Ò tµi: mét sè biªn ph¸p n©ng cao chÊt l­îng gi¶i to¸n cã lêi v¨n cho häc sinh líp 5 Hä vµ tªn t¸c gi¶: NguyÔn ThÞ Iiªn Chøc vô: Gi¸o viªn §¬n vÞ c«ng t¸c: Tr­êng TH Hµ §«ng SKKN thuéc m«n: To¸n skkn THUéC N¨m häc 2010 - 2011 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Tªn ®Ò tµi: Sö dông §å dïng trùc quan trong s¸ch gi¸o khoa ®Ó d¹y phÇn lÞch sö thÕ giíi líp 8 Trung häc c¬ së A. ®Æt vÊn ®Ò I. Lời mở đầu: Sử dụng đồ dùng trực quan là một ưu thế trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Từ xa xưa đến nay trong lý luận cũng như thực tiễn không ai có thể phủ nhận được vai trò to lớn và tính ưu việt của đồ dùng trực quan, đặc biệt đối với bộ môn lịch sử ở trường THCS. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ góp phần khắc phục được lối truyền thụ một chiều, áp đặt, thụ động, rèn luyện được khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh; đồng thời rèn luyện năng lực thực hành, phát huy tính năng động của các em trong học tập. Điều đó hoàn toàn phù hợp với phương châm đổi mới của ngành giáo dục đã đặt ra. Đồ dùng trực quan có nhiều loại, mỗi loại có ưu thế riêng và có phương pháp sử dụng riêng. Song cho dù sử dụng loại nào thì hiệu quả của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử cũng do nhiều yếu tố quyết định như: Chất lượng bài học, phương pháp sử dụng, kỹ năng, năng lực sư phạm của giáo viên. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, người giáo viên phải tìm tòi sáng tạo nắm chắc và vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn đặc biệt là sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng trực quan trong giờ học lịch sử. Nếu sử dụng tốt sẽ tạo điều kiện cho học sinh đễ nắm bắt kiến thức, nhớ lâu, huy động được sự tham gia hoạt động của nhiều giác quan, phát triển được năng lực chú ý quan sát hứng thú. Ngược lại nếu quá lạm dụng thì học sinh dễ bị phân tán sự chú ý, không tập trung vào những nội dung kiến thức cơ bản. Do đó, có thể hạn chế hiệu quả của đồ dùng trực quan. Trong thực tế giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông việc sử dụng đồ dùng trực quan còn bị xem nhẹ. Một mặt do việc nhận thức vai trò vị trí của bộ môn nên trong cách bố trí giáo viên dạy các khối - lớp có trình độ không đồng đều; hầu hết giáo viên dạy chính ban không đủ, còn nhiều giáo viên dạy chéo ban, không có kiến thức bộ môn, nên ngay giáo viên có người không hiểu hết nội dung kiến thức trong từng kênh hình để giảng dạy, do đó học sinh chỉ xem hình mà không khai thác nội dung ý nghĩa của nó. Năm học 2010-2011 2 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Mặt khác, do lượng kiến thức trong một tiết, bài lịch sử khá nhiều mà thời gian lại có hạn nên có những trường hợp giáo viên khai thác kênh hình một cách qua loa, thậm chí bỏ qua nên chất lượng bài dạy lịch sử hạn chế. Hiện nay cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới đồng bộ về nội dung, phương pháp dạy học. Đa số giáo viên phải tự mình nâng cao trình độ chuyên môn, tìm tòi đầu tư cho tiết dạy để từng bước nâng cao hiệu quả của bài học. Song nhìn chung việc khai thác sử dụng kênh hình, đặc biệt là sử dụng kênh hình để giảng dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 vẫn là một vấn đề nan giải đối với nhiều giáo viên. Từ lý luận và thực tiễn trên, bằng những hiểu biết của bản thân và mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS, tôi đã chọn và thực hiện đề tài: Sử dụng đồ dùng trực quan trong sách giáo khoa để dạy phần lịch sử thế giới lớp 8 trung học cơ sở II. Thực trạng của vấn đề: 1. Thực trạng: Những năm gần đây trong trào lưu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “Phát huy tính tích cực của học sinh”, nhiều trường THCS đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ giảng dạy, do đó, nguồn đồ dùng trực quan có đa dạng và phong phú hơn đặc biệt là các trường ở thành phố, thị trấn và các trung tâm lớn. Mặt khác do yêu cầu ngày càng cao của giáo dục, hàng năm ngành giáo dục thường xuyên mở các lớp học chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy, hoặc tổ chức các đợt thao giảng theo cụm sinh hoạt chuyên môn cấp huyện, cũng như các môn học khác, bộ môn lịch sử ở trường THCS cũng có nhiều tiến bộ đáng kể trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Một bộ phân không ít giáo viên đã tự tìm tòi học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư thích đáng cho việc giảng dạy, đặc biệt chú trọng việc khai thác các loại hình đồ dùng trực quan, mà trước hết là hệ thống kênh hình trong SGK. Hiện nay, trong các trường THCS đều có giáo viên được đào tạo dạy môn lịch sử, song số giáo viên đào tạo chính ban lịch sử rất ít chủ yếu là giáo viên đào tạo đa môn như: Văn - Sử - GDCD hoặc Văn - Sử - Địa. Với trình độ đào tạo như vậy, kiến thức về lịch sử thực sự chưa chuyên sâu. Hơn nữa, giáo viên dù đào tạo đơn môn hay đa môn thì hầu hết mỗi trường chỉ có 1 giáo viên, nên giáo viên không có điều kiện để dự giờ thăm lớp để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy môn lịch sử. Chính vì lẽ đó nên việc sử dụng đồ dùng hầu hết chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵn trong SGK, thậm chí bê y nguyên, hoặc có khi quá sơ sài. Nên việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình nói riêng hầu như là không có, Năm học 2010-2011 3 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh hoặc có thì chỉ là qua loa chiếu lệ, nên không phát huy được thế mạnh của phương pháp trực quan. Một số trường hợp giáo viên dạy chính ban, có đầu tư cho phương pháp trực quan, song đôi khi chưa đồng đều và thường xuyên, có những trường hợp do giáo viên dạy nhiều giờ trong một buổi (3- 4 tiết) nên có thể những tiết sau do mệt mỏi dẫn đến việc sử dụng đồ dùng trực quan có phần hạn chế. Có những trường hợp giáo viên chưa thực sự tìm hiểu rõ nội dung kênh hình trong từng tiết bài nên khi sử dụng đồ dùng trực quan chủ yếu là để minh họa kiến thức chứ chưa sử đụng đồ dùng trực quan để khai thác kiến thức và thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan để đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Một đặc trưng của môn lịch sử lớp 8 phần thế giới là nhiều kiến thức phức tạp, mới lạ, sự kiện đan xen nhau làm học sinh khó nhớ, do đó nếu giáo viên không chú trọng khai thác hết nội dung các kênh hình để giảng dạy thì chất lượng của bộ môn sẽ không cao, học sinh sẽ rơi vào tình trạng nhớ mang máng, kiến thức lịch sử đã học không bền vững. Có những trường hợp giáo viên không biết kết hợp các phương pháp dạy học với những phương pháp trực quan nên sa vào trình bày kênh hình quá mức, thậm chí lạm dụng, dẫn đến không hoàn thành bài giảng theo dự định và cuối cùng dẫn tới hiện tượng “quá tải” và “cháy giáo án”. Tất cả những vấn đề trên đã và đang diễn ra ở các trường THCS. Nó đã từng ngày, từng giờ kìm hãm sự phát triển tư duy của học sinh, làm giảm sút chất lượng giảng dạy của bộ môn dẫn đến hậu quả là môn lịch sử không thể hiện được vai trò và vị trí đích thực của mình trong nhà trường THCS và trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Thực tế ở trường THCS Hà Ninh trước do yếu tố khách quan cũng như đồ dùng trực quan không có hoặc có mà ngại tìm vì nhiều lí do hoặc không mượn hướng dẫn sử dụng kênh hình và chưa phân loại thống kê xây dựng kế hoạch sử dụng , nên nhiều bài giảng còn dạy chay hoặc khai thác kênh hình qua loa sơ sài vì thế không phát huy được thế mạnh của phương pháp trực quan. Học sinh còn xem môn sử là môn phụ dài dòng, nhiều sự kiện khó nhớ nên nhiều em cũng không chú ý tập trung học ghi bài và học bài đầy đủ,không làm bài tập,ngại ghi bài,ngại phát biểu ý kiến xây dựng bài. Đặc biệt những sự kiện cần tìm tòi tra cứu tài liệu,tham khảo... thì các em thường bỏ qua hoặc xem nhẹ, làm qua loa. Vì vậy có ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên và ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh. 2. Kết quả- hiệu qủa của thực trạng: Từ thực trạng sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên và ý thức học tập của học sinh trong việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử lớp 8 Trường THCS Hà Năm học 2010-2011 4 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Ninh tôi thấy hiệu quả và chất lượng bộ môn chưa cao, học sinh khá giỏi ít, còn nhiều học sinh yếu kém, học sinh ít có hứng thú học tập bộ môn. Kết quả cụ thể điều tra chất lượng học kì I - lớp 8 trường THCS Hà Ninh năm học 2008 - 2009: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số sl % sl % sl % sl % 8A 36 2 5,5 5 13,8 25 69,4 4 11,3 8B 38 3 7,8 7 18,4 24 63,1 4 10,7 Cộng 74 5 6,7 12 16,2 49 66,2 8 10,9 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Các giải pháp: 1. Giải pháp 1: Thống kê và xây dựng kế hoạch sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử thế giới lớp 8. Đồ dùng dạy học lịch sử thế giới lớp 8 có rất nhiều loại như: + Hình vẽ, tranh ảnh. + Chân dung các nhân vật lịch sử. + Lược đồ, bản đồ. + Bảng thống kê, sơ đồ... Vì vậy giáo viên phải thống kê, phân nhóm các loại đồ dùng trực quan để từ đó xây dựng kế hoạch sử dụng. 2. Giải pháp 2: Sử dụng đồ dùng trực quan trong chương trình lich sử thế giới lớp 8: Đồ dùng trực quan trong giảng dạy lịch sử là vô cùng cần thiết và không thể thiếu được. Song phương pháp sử dụng như thế nào để có tác dụng và hiệu quả cao, tránh qua loa sơ sài hoặc lạm dụng thì lại càng quan trọng vầ cần thiết hơn. Bởi sử dụng đồ dùng trực quan là phương tiện có hiệu quả để khai thác kiến thức, hình thành khái niệm, và đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ đó góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. II. Các biện pháp tổ chức thực hiện: 1. Biện pháp 1: Thống kê và xây dựng kế hoạch sử dụng các loại đồ dùng trực quan a. Thống kê các loại đồ dùng: Có nhiều loại đồ dùng trực quan khác nhau, mỗi loại có cách sử dụng và hiệu quả khác nhau nhưng đều có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học lich sử. Vì vậy đầu năm học tôi đã thống kê và phân loại các loại đồ dùng trực quan trong chương trình lịch sử thế giới lớp 8. Cụ thể: Năm học 2010-2011 5 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh + 48 hình vẽ, tranh ảnh. + 18 chân dung các nhân vật lịch sử. + 14 lược đồ, bản đồ. + 02 bảng thống kê, 01sơ đồ... b. Kế hoạch sử dụng: Từ việc thống kê các loại đồ dùng, tôi đã xây dựng kế hoạch cho việc sử dụng đồ dùng đó cụ thể: * Đối với loại hình vẽ tranh ảnh. Hình vẽ, tranh ảnh trong phần lịch sử thế giới lớp 8 ở phòng thiết bị thư viện của nhà trường không có. Vì vậy để có đồ dùng trực quan giảng dạy tôi phải sưu tầm hình vẽ, tranh ảnh trên mạng và có hai phương án sử dụng. + Nếu không dạy bằng giáo án điện tử hoặc máy chiếu hắt thì sẽ in ra đề can dán vào bảng phụ để trình bày. + Dạy bằng giáo án điện tử hoặc máy chiếu hắt thì lấy trực tiếp trên mạng về. * Đối với chân dung các nhân vật lịch sử. Chân dung các nhân vật lịch sử trong phòng thiết bị thư viện chỉ có 3 chân dung của: Các Mác, Ăngghen, Lê Nin. Vì vậy số còn lại tôi phải sưu tầm trên mạng về làm tư liệu giảng dạy. * Đối với lược đồ, bản đồ Trong phòng thiết bị chỉ có 10 lược đồ, bản đồ, số còn lại giao cho nhóm học sinh vẽ, giáo viên chọn lựa sử dụng làm đồ dùng trực quan. Sau thống kê là tìm tòi nghiên cứu tư liệu có liên quan đến đồ dùng như vào mạng, đọc sách báo, hướng dẫn sử dụng kênh hình, chuẩn bị hệ thống câu hỏi để khai thác có hiệu quả cho đồ dùng trực quan ấy. 1. Biện pháp 2: Các biện pháp sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan. a. Biện pháp sử dụng hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa để dạy lịch sử lớp 8 THCS. Hình vẽ tranh ảnh trong SGK là một phần của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ là nguồn kiến thức cơ bản mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, tính cách phát triển tư duy và năng lực thực hành cho học sinh.Từ việc quan sát học sinh sẽ đi tới những tư duy trừu tượng. Tuy vậy, bản thân tranh ảnh không thể gây được sự quan sát tích cực của học sinh trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải giải đáp, trả lời một vấn đề cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài “ Công xã Pari 1871” giáo viên cần đưa ra tình huống có vấn đề để khơi dậy cho học sinh sự ham muốn tìm hiểu và khai thác sự kiện Năm học 2010-2011 6 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh lịch sử. GV đặt câu hỏi: Tại sao công xã Pari là nhà nước kiểu mới?. Sau đó mới cho học sinh tiếp cận với sơ đồ bộ máy nhà nước có trong SGK để các em quan sát, phân tích chức năng của các tiểu ban, so sánh với các nhà nước TBCN và phong kiến, từ đó các em có thể rút ra kết luận về bản chất của nhà nước công xã Pari là nhà nước đại diện cho quyền lợi của nhân dân lao động. . Như vậy, trước câu hỏi mang tính chất nhận thức kết hợp với việc qua sát phân tích sơ đồ, tư duy của học sinh sẽ dần phát triển khi gặp những tình huống có vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát miêu tả tranh ảnh giáo viên sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng diễn đạt, lựa chọn ngôn ngữ, từ đó có khả năng sử dụng ngôn ngữ phong phú, trong sáng và xúc tích. Qua việc quan sát tranh ảnh giáo viên rèn luyện cho các em thói quen và khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến những nét khái quát rút ra những kết luận lịch sử. Nhờ đó mà tư duy được rèn luyện, khả năng phát huy trí thông minh, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng lên. Như vậy: Việc sử dụng tranh ảnh vừa khai thác nội dung lịch sử thể hiện qua hình ảnh bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy năng lực tư duy cho học sinh kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho các em. b. Biện pháp sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử lớp 8- Phần cận đại Năm học 2010-2011 7 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh Ngoài việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử thì kênh hình còn được biểu hiện qua chân dung các nhân vật lịch sử được in ấn trong SGK làm tài liệu cho giảng dạy. Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc dạy và học tập lịch sử ở trường THCS: học sinh rất thích xem chân dung các nhân vật lịch sử, đó là các nhà cách mạng, các anh hùng dân tộc, các lãnh tụ, các nhà khoa học, các nhà hoạt động văn học nghệ thuật. học sinh sau khi xem chân dung, không chỉ chú trọng việc mô tả bề ngoài (áo, quần, hình dáng...) mà còn chú ý phân tích nội dung, tính cách hành vi của nhân vật được thể hiện ở trong tranh ảnh. Khi sử dụng chân dung trong dạy học cần phải chú ý đến mục đích giáo dục, giáo dưỡng và phát triển tư duy. Đối với các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, giáo viên cần phải làm nổi bật tính cách của nhân vật ấy thông qua việc miêu tả hình thức bề ngoài hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật ấy (đặc biệt là thời thơ ấu) để làm cho học sinh hứng thú, kích thích tò mò, phát triển năng lực nhận thức qua đó các em có ý thức rèn luyện mình. Trong khi sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử dù chính diện hay phản diện giáo viên phải phân tích và định hướng cho học sinh tự đánh giá vai trò tính cách của các nhân vật lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 8 “ Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn hóa và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX” ở phần II: có 3 bức chân dung của I. Niutơn, V. Môda và đại văn hào L.Tônxtôi. Với 3 bức chân dung này, giáo viên sử dụng để khắc họa cho học sinh những phát minh vĩ đại về KHTN và KHXH thông qua cuộc đời và sự nghiệp của 3 bậc vĩ nhân Để sử dụng chân dung có hiệu quả GV cần nêu câu hỏi gợi mở: Em đã biết gì về I. Niutơn, V. Môda và đại văn hào L.Tônxtôi? Các bậc vĩ nhân này đã có những cống hiến gì cho nhân loại? Em có nhận xét gì về giá trị của những cống hiến đó? HS có thể dựa vào những hiểu biết của mình để trình bày một số nét về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử trên (có thể không đầy đủ) GV khuyến khích và bổ sung - giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của 3 bậc vĩ nhân: H. 38: Niutơn (1643 - 1727) sinh ra trong gia đình quý tộc nước Anh, mồ côi cha từ nhỏ mẹ đi bước nữa, sống với người bác họ. Từ nhỏ Niutơn đã tỏ ra chán các môn học trong sách vở chỉ mải mê sáng chế ra các đồ chơi khác lạ. Niutơn đặc biệt thích môn toán. Năm 12 tuổi mới đi học và thường bị bạn bè bắt nạt, ông nghĩ chỉ có học giỏi mới trả thù được cánh bạn bè. Năm 17 tuổi ông vào học tại trường đại học Kem-Bơ-Rít. Chỉ 2 năm sau đã nắm vững các nguyên lí cơ Năm học 2010-2011 8 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh bản mà các nguyên lí cơ bản mà các nhà toán học, cơ học, thiên văn học đương thời đạt được. Năm 27 tuối ông là giáo sư toán của trường Đại học và trở thành chủ tịch hội khoa học hoàng gia Anh. Ông đã khái quát các kết quả nghiên cứu của Cô-pec- nich, Kép-lê, Ga-li-lê và của mình, ông đã tìm ra định luật “vạn vật hấp dẫn”. Một lần Niutơn trông thấy quả táo rụng trên cây xuống ông nghĩ đễn nguyên nhân của sự rơi và tìm ra sức hút của trái đất....Nhờ định luật này mà hàng loạt các vấn đề khoa học được làm sáng tỏ và sâu sắc hơn. Ông sống cuộc đời đơn độc luôn trăn trở trong những suy nghĩ sâu kín, không chú ý đế những người xung quanh và rất đãng trí. Với những cống hiến vĩ đại trong lĩnh vực vật lý ông được cả thế giới biết đến là “Người sáng lập ra vật lý học cổ điển” Năm học 2010-2011 9 GV Nguyễn Thị Hạnh Trường THCS Hà Ninh H.39: V.A. Môda (1756-1791) là nhà soạn nhạc thiên tài người áo sinh ra trong gia đình nhạc sĩ nghèo ở thành phố Đan-xbuôc miền nam áo. Ngay từ nhỏ Môda đã nổi tiếng là thần đồng âm nhạc. Khi lên 5 tuổi Môda đã tham gia biểu diễn trong dàn nhạc giáo đường Đan-xbuôc cùng với cha. Người áo đến nay vẫn lưu truyền về câu chuyện nổi tiếng của thần đồng âm nhạc Môda khi 5 tuổi. Nhân ngày sinh của con gái một người bạn thân cha Môda sai con đem bản nhạc mới sáng tác của mình đến tặng cho cô bé, khi đi qua cầu Môda vô ý là rơi bản nhạc, không thể đi tiếp cũng không thể quay trở về Môda ngẫu hứng viết một bản nhạc khác thay cho bản nhạc của cha. Hôm sau cha cô bé đã cảm ơn cha Môda về bản nhạc tuyệt vời, ông đã mời quan khách cùng thưởng thức bản nhạc do chính con gái ông biểu diễn. Mọi người lặng đi và thán phục chính cha của Môda cũng bị cuốn hút bời những âm thanh tươi vui hạnh phúc và giai điệu tuyệt vời của bản nhạc nhưng cha Môda lại từ chối không nhân bản nhạc do mình sáng tác mà nói rằng đó là bản nhạc do con trai sáng tác, mọi người dồn mắt về Môda trầm trồ khen ngợi. Còn người cha của ông lặng người đi vì xúc động trước tài năng của con mình. Năm 12 tuổi Môda đã viết vở kịch nhạc cho nhà hát Ôpêra ở Viên. Năm 14 tuổi đã sáng tác thành công vở Vua Mi-tơ-rđat xứ Đông. Tên tuổi của Môda đã vang khắp châu Âu, Môda được mời đi biểu diễn khắp nơi Đức, Italia, Hà Lan, Năm học 2010-2011 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_sach_g.doc
Giáo án liên quan