Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 29 - Tiết 45, Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt nam nửa cuối thế kỉ 19 - Võ Thị Hoa

Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX.

HS: đọc SGK

? Em hãy cho biết tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa cuối thế kỉ XIX ?

HS: bộ máy chính quyền mục rỗng, kinh tế đình trệ, tài chính cạn kiệt.

? Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nữa cuối thế kỉ XIX ?

HS: do mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng gay gắt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 8 - Tuần 29 - Tiết 45, Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt nam nửa cuối thế kỉ 19 - Võ Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/03/2014 Ngày dạy: 19/03/2014 Tuần: 29 Tiết: 45 BÀI 28. TRÀO LƯU CẢI CÁCH DUY TÂN Ở VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX I. Mục tiêu 1. Kiến thức: HS nắm được: - Những nét chính của kinh tế, xã hội Việt Nam nửa cuối XIX. - Hoàn cảnh, nội dung chính của các đề nghị cải cách nửa cuối thế kỉ XIX. - Tên một số sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách. - Kết cục, hạn chế, ý nghĩa của những đề nghị cải cách. 2. Tư tưởng: - Giáo dục HS lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước sâu sắc của một số sĩ phu đương thời. 3. Kỉ năng: - Giúp cho HS hình thành kỉ năng biết phân tích, đánh giá sự kiện và nhân vật lịch sử. II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Giáo án, máy chiếu, bảng phụ, đọc tài liệu thao khảo. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, sách giáo khoa. - Đọc trước bài mới ở nhà, trả lời câu hỏi mực xanh cuối mục vào vở soạn. III. Tiến trình Dạy và Học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 2. Giới thiệu bài mới: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX, lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện ở những hành động khác nhau, có nhiều phong trào tiêu biểu như: phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thếhay như những đề nghị cải cách, duy tân nhưng tiếc thay nó không trở thành hiện thực, tại sao vậy ? HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam nữa cuối thế kỉ XIX. HS: đọc SGK ? Em hãy cho biết tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa cuối thế kỉ XIX ? HS: bộ máy chính quyền mục rỗng, kinh tế đình trệ, tài chính cạn kiệt. ? Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến trong nữa cuối thế kỉ XIX ? HS: do mâu thuẫn giai cấp và dân tộc ngày càng gay gắt. GV: trình chiếu trên lược đồ khởi nghĩa nông dân nữa cuối XIX GV kết luận và chuyển ý: Trong bối cảnh đó, các trào lưu cải cách duy tân ra đời, để hiểu rõ hoàn cảnh cụ thể và nội dung của nó chúng ta cùng tìm hiểu mục II. Hoạt động 2: Tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nữa cuối thế kỉ XIX. ? Vì sao các quan lại, sĩ phu lại đưa ra những đề nghị cải cách ? HS: dựa vào vở soạn trả lời. ? Bối cảnh nêu trên làm cho chúng ta nhớ đến quốc gia nào, cùng chịu cảnh phương Tây dòm ngó xâm lược nhưng nhờ cải cách mà thoát khỏi ách thống trị phương Tây trở thành nước tư bản phát triển? GV: kết luận ghi bảng HS: Đọc đoạn trích SGK in nhỏ trang 135 mục II ? Nêu nội dung chính của các đề nghị cải cách? HS: dựa vào SGK trình bày GV: Trình chiếu thêm về tiểu sử và nội dung đề nghị cải của Nguyễn Trường Tộ và liên hệ thực tế công cuộc cải cách Đảng và Nhà nước ta hiện nay. ? Em hãy kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách cuối XIX ? HS: dựa vào SGK và bài giảng để trả lời. GV: kết luận và ghi bảng GV chuyển ý: như vậy xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn đất nước giàu mạnh, họ đã tiến hành cải cách. Nhưng kết cục ra sao, tại sao lại có kết cục đó, chúng ta tìm hiểu mục III Hoạt động 3: Tìm hiểu kết cục của các cuộc cải cách Thảo luận nhóm 3 phút: Theo em những cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX có trở thành hiện thực không ? Vì sao ? * Lưu ý: Mỗi dãy bàn là một nhóm, nhóm chọn một học sinh ghi thông tin thảo luận vào bảng phụ HS: trình bày ở bảng phụ → treo bảng phụ lên bảng lớn. GV: trình chiếu kết quả ở máy chiếu. HS: rút ra nhận xét kết quả bài làm, tự ghi điểm lẫn nhau. GV chốt ý: Lý do vì sao không trở hiện thực chính là hạn chế → yêu cầu HS nhắc lại. ? Mặc dù không trở thành hiện thực, nhưng các cuộc cải cách để lại ý nghĩa lịch sử gì ? HS: suy nghỉ trả lời. GVKL: những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX đã góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX chúng ta sẻ được học ở bài 30. I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX - Kinh tế đình trệ, khủng hoảng trầm trọng. - Xã hội mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt → Khởi nghĩa nông dân bùng nổ. II. NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH Ở VIỆT NAM VÀO NỬA CUỐI THẾ KỈ XIX 1. Bối cảnh lịch sử - Trước tình trạng đất nước ngày càng nguy khốn. - Muốn cho nước nhà giàu mạnh để tạo ra thực lực đánh Pháp nên một số quan lại, sĩ phu mạnh dạn đưa ra những đề nghị cải cách. 2. Nội dung - Đẩy mạnh khai khẩn đất hoang. - Mở cửa biển phát triển buôn bán. - Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục 3. Tên những sĩ phu tiêu biểu - Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế. - Nguyễn Lộ Trạch - Tiêu biểu nhất: Nguyễn Trường Tộ III. KẾT CỤC CỦA CÁC ĐỀ NGHỊ CẢI CÁCH 1. Kết cục - Không trở thành hiện thực 2. Hạn chế - Cải cách còn mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong. - Chưa giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam: + Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp. + Giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến - Triều Nguyễn bảo thủ, bất lực, không chấp nhận thay đổi. 3. Ý nghĩa - Tấn công vào tư tưởng bảo thủ của triều Nguyễn. - Phản ánh trình độ nhận thức mới của người Việt Nam hiểu biết, thức thời. 4. Củng cố: - GV hướng dẫn HS thực hiện trò chơi ô chữ ở bảng chiếu. - GV chuẩn bị quà kích lệ HS tích cực, trả lời nhanh và đúng. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: - Trả lời và học kỉ câu hỏi 1,2 trang 136 SGK. - Ôn lại từ bài 24 đến bài 28, chú ý khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế. - Tiết học hôm sau kiểm tra 1 tiết. IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTUAN 29 SU 8 TIET 45 2013 2014.doc