Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9

doc22 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Ngữ văn là bộ môn có một vị thế vô cùng quan trọng trong chương trình phổ thông nói chung và chương trình THCS nói riêng. Môn Ngữ văn góp phần bồi dưỡng và hình thành nhân cách cao đẹp cho học sinh, giúp các em cảm nhận được những tư tưởng tình cảm trong sáng, đẹp đẽ nhất của con người. Từ đó giúp các em sống đẹp, sống tốt, sống có ích, rèn luyện cho học sinh ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quí trọng gia đình, bè bạn, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tình cảm như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. Và cũng từ đó rèn cho các em tính tự lập, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong văn học, nghệ thuật. Ngoài ra học văn còn mở mang tâm hồn, trí tuệ cho học sinh, góp phần giúp các em hoàn thiện nhân cách. Để đạt được những điều trên người giáo viên phải là người vững tay nghề, tâm huyết với công việc, hàng ngày, hàng giờ bên trang giáo án giáo viên phải trăn trở, nghĩ suy chọn phương pháp nào dễ hiểu, dễ cảm nhất để học sinh có thể nắm bắt kiến thức một cách tốt nhất . Việc dạy học là cả một nghệ thuật và dạy văn là một bộ môn mang tính chất nghệ thuật đặc biệt, bởi những điêù môn Ngữ văn chuyển tải chủ yếu thông qua phương tiện ngôn từ, những ngôn từ được chuyển tải ấy được đi từ sự gợi mở của giáo viên, sự tích cực, năng lực cảm thụ của học sinh. Từ những kiến thức được tìm hiểu các em biến thành những câu văn, đoạn văn, bài văn của mình và đem những điều được học ứng dụng vào cuộc sống. Với học sinh THCS việc học văn thực sự rất quan trọng, tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, có rất nhiều phương tiện thông tin hiện đại, thông tin đại chúng cập nhật liên tục khiến nhiều học sinh quên lãng sách văn học và cũng không 1 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 ham thích môn Ngữ văn. Với môn Ngữ văn ở bậc THCS các em được học ba phân môn là Văn học,Tiếng Việt và Tập làm văn, các em học nhiều phân môn Văn học và Tiếng Việt nhưng đầu ra lại chủ yếu là Tập làm văn. Tập làm văn là môn học thực hành tổng hợp ở trình độ cao của môn Văn học và Tiếng Việt. Vì vậy chúng ta dạy Tập làm văn cho học sinh là dạy các em nắm vững văn bản, biết cách xây dựng các loại văn bản từ văn bản nghệ thuật đến các văn bản hành chính. Trong thực tế giảng dạy hiện nay tôi thấy học sinh còn rất nhiều hạn chế khi tạo lập văn bản nói chung và trong việc viết đoạn văn nói riêng, nhất là với học sinh lớp 9. Với học sinh lớp 9, nhiều em không hứng thú làm dạng bài tập viết đoạn văn mà đây lại là dạng bài tập rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh, là một khâu quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Từ thực tế trên tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9”. II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH : Nhiều năm gần đây, trong chương trình Ngữ văn theo tinh thần đổi mới đã chú trọng đến việc viết đoạn văn của học sinh, ở các khối lớp đều có các giờ luyện nói, giờ luyện tập xây dựng bài văn theo thể loại đã học. Trong giờ luyện nói yêu cầu học sinh trình bày các đoạn văn mà các em đã chuẩn bị sẵn ở nhà,trong giờ luyện tập bao giờ cũng có phần xây dựng đoạn văn trước khi viết bài hoàn chỉnh. Song thực tế cho thấy các em rất ngại viết văn cũng như viết các đoạn văn. Ví dụ sau các giờ học giáo viên thường đưa ra những dạng bài tập yêu cầu các em viết đoạn thì hầu hết các em không hứng thú làm bài, nhiều em làm theo kiểu bắt buộc chỉ đơn thuần kể lại tên tác giả, tác phẩm và nhìn vào phần “Ghi nhớ”(SGK) để ghi lại nội dung chứ tuyệt nhiên không biết mình đang trình bày đoạn văn theo nội dung nào, trình bày theo cách diễn dịch hay qui nạp...Lại có em viết đoạn văn nhưng lại có nhiều chỗ xuống dòng, không đúng yêu cầu cơ bản về mặt hình thức mỗi đoạn văn. Với các em học sinh lớp 8,9, một lợi thế hơn so với học sinh lớp 6,7 là các em đã được học bài: “Xây dựng đoạn văn trong văn bản” ở lớp 8(Tiết 10), nhưng hình như với nhiều em phần lí thuyết này 2 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 vẫn chưa làm các em hiểu rõ hơn về cách xây dựng đoạn văn, từ những tiết dạy có dạng bài tập này tôi quan sát, tìm hiểu thấy nhiều học sinh chưa thực hiện tốt thao tác viết đoạn văn dù giáo viên đã nhắc nhở các em nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh làm không tốt dạng bài tập viết đoạn văn, nhưng theo tôi nguyên nhân chủ yếu là: - HS chưa nắm được rõ ràng khái niệm về đoạn văn, về câu chủ đề trong đoạn văn. - HS chưa nắm được các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn. - HS chưa biết cách viết đoạn văn theo bố cục 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Chưa định hình cụ thể diện mạo một đoạn văn. - Vốn từ nghèo vì không chịu đọc tài liệu, đọc các tác phẩm văn học. - Lệ thuộc vào các sách văn mẫu. - Chưa chú ý quan sát xung quanh, trí tưởng tượng chưa cao, lười tư duy. Qua khảo sát thực tế ở các lớp 9A, 9B trường THCS Lê Đình Kiên năm học 2009-2010 do tôi trực tiếp giảng dạy khi tôi chưa áp dụng đề tài này, kết quả việc kiểm tra viết đoạn văn của các em như sau: Phân loại Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém Lớp SL % SL % SL % SL % 9A = 43 3 7% 19 44,2% 17 39,5% 4 9,3% 9B = 46 4 8,7% 20 43,4% 17 37% 5 10,9% III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Phân môn Tập làm văn ở bậc THCS giúp cho HS năm được các thể loại trong chương trình, đó là: Tự sự, Miêu tả, Biểu cảm, Thuyết minh, Nghị luận và Hành chính. Từ đó, giúp HS biết vận dụng các loại văn bản vào quá trình học tập và vào đời sống. Với đề tài này tôi mong muốn các em biết cách xây dựng đoạn văn nói chung và đoạn văn nghị luận nói riêng, từ đó các em học tốt hơn 3 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 phân môn Tập làm văn, đồng thời có thể ứng dụng những điều được học vào các môn học khác cũng như vào đời sống. Với văn nghị luận, mỗi đoạn văn đều chứa một ý chính, ý chính có thể đứng ở đầu đoạn văn hoặc cuối đoạn văn, tùy theo đoạn văn viết theo cách diễn dịch hay qui nạp. Cũng có khi ý chính nằm trong nội dung các câu khi đoạn văn được triển khai theo cách song hành...Từ những bài tập viết đoạn văn nghị luận, giáo viên chú ý rèn luyện cho học sinh lớp 9 kĩ năng diễn đạt đúng và hay trong làm văn, tập vận dụng một các sáng tạo, tổng hợp những kiến thức đã tiếp thu qua bộ môn Ngữ văn và cả những kiến thức văn hóa, xã hội để từ đó các em có thể viết và nói trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Thông qua nội dung các đoạn văn còn rèn luyện cho các em một số đức tính như lòng nhân ái, tính trung thực, sự kiên trì, giúp các em phân biệt đúng, sai, tốt, xấu...Từ đó nuôi dưỡng tâm hồn học sinh hướng tới chân, thiện, mĩ, các em biết sống tốt hơn, đẹp hơn. IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9. - Phạm vi nghiên cứu: Hướng dẫn HS lớp 9 viết các đoạn văn nghị luận. - Phương pháp nghiên cứu: Đây là kinh nghiệm của bản thân khi tiến hành giảng dạy, tôi đã thực hiện như sau : - Dùng sách giáo khoa, tìm hiểu sách giáo viên, đọc kĩ thể loại văn nghị luận, đọc kĩ các dạng đoạn văn nghị luận, từ đó rút ra kinh nghiệm hướng dẫn học sinh. - Tham khảo thêm một số bài văn, đoạn văn mẫu về văn nghị luận ở trong các sách tham khảo, nâng cao để tìm ra cái chung cơ bản khi tiến hành làm dạng bài tập này. - Viết các đoạn văn mẫu cho học sinh tham khảo. 4 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Rèn kĩ năng viết đoạn văn là phát huy năng lực và tư duy cho HS . Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi HS phải suy nghĩ và yêu cầu diễn đạt thành lời, thành đoạn, phải sử dụng phương tiện ngôn ngữ phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả diễn đạt cao hơn, đoạn văn có sức cuốn hút, thuyết phục người đọc. Kĩ năng dựng đoạn văn gắn với các kĩ năng khác trong việc làm bài văn nghị luận như tìm ý, lập dàn ý, luyện nói, viết bài văn hoàn chỉnh. Đây là những thao tác , những kĩ năng có khi thực hiện cùng một lúc. Cũng có khi thao tác dựng đoạn văn được thực hiện riêng đó là khi HS học các bài xây dựng đoạn văn hoặc giáo viên ra các bài tập ngắn, bài kiểm tra coa câu yêu cầu viết đoạn văn. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: A. NHỮNG DẠNG BÀI TẬP GIÚP HS RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN: Để HS làm tốt dạng bài tập: Viết đoạn văn nghị luận, trước hết GV phải cho HS hiểu rõ: Đoạn văn là gì? Có mấy cách trình bày nội dung trong một đoạn văn?Câu chủ đề là gì? *Khái niệm đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.(SGK Ngữ văn 8-Tập 1- Trang 36-NXB GD 2010) *Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn: Nội dung của đoạn văn có thể được trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng thường dùng các cách phổ biến sau: Diễn dịch, qui nạp, móc xích, song hành, bên cạnh đó còn có đoạn văn trình bày theo cách tổng- phân- hợp, đoạn văn mang kết cấu so sánh, nhân quả, đòn bẩy... * Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn: 5 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Đoạn văn thường có câu chủ đề và từ ngữ chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn. 1.CỤ THỂ CÁC CÁCH TRÌNH BÀY NỘI DUNG TRONG MỘT ĐOẠN VĂN: a.Đoạn văn diễn dịch:(Có câu chủ đề) Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. Các câu triển khai được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, có thể kèm theo nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nhận của người viết. Đoạn văn mẫu: “Đọc “ Sang thu”(Hữu Thỉnh) ta cảm nhận một mùa thu đẹp, lặng lẽ và nhẹ nhàng. Những hình ảnh thơ cứ vương vấn mãi trong hồn ta. Mùa thu với hương ổi nồng nàn, với sương chùng chình nửa đi nửa ở, với đám mây mùa hạ còn “Vắt nửa mình sang thu”...Chất hiện thực trong thơ đã hòa hợp với chất trữ tình. Đằng sau cách kể và tả của tác giả là nhịp đập của con tim lúc trầm tư, khi rộn rã. Người đọc thấy lòng nôn nao nhớ nhung xao xuyến về một miền quê yêu dấu.”( Đoạn văn mẫu tác giả tự viết) Kết cấu đoạn văn: Câu 1 mang ý khái quát, các câu còn lại triển khai ý, làm rõ cho câu khái quát. b. Đoạn văn qui nạp: (Có câu chủ đề) Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ ý cụ thể, chi tiết nhằm hướng tới ý khái quát nằm cuối đoạn văn. Các câu trên được trình bày bằng các thao tác lập luận, minh họa, cảm nhận và rút ra nhận xét đánh gía chung. Đoạn văn mẫu : “Chính Hữu khép lại bài thơ Đồng chí” bằng một hình tượng thơ: Đêm nay rừng hoang sương muối 6 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. Đêm khuya chờ giặc tới, trăng đã xế ngang tầm súng. Bất chợt chiến sĩ ta có một phát hiện thú vị “Đầu súng trăng treo”. Câu thơ như một tiếng reo vui hồn nhiên mà chứa đựng nhiều ý nghĩa. Trong sự tương phản giữa súng và trăng, người đọc vẫn tìm ra được sự gắn bó gần gũi. Súng tượng trưng cho tinh thần tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, trăng tượng trưng cho cuộc sống thanh bình, yên vui. Chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn bay bổng đã hòa quyện vào nhau tạo nên hình tượng thơ để đời.” (Bùi Thị Phương, HS lớp 9B- Trường THCS Lê Đình Kiên- Yên Định-Thanh Hóa. Năm học 2009-2010) Kết cấu đoạn văn: Từ câu 1 đến câu 6 phân tích hình tượng thơ ở cuối bài thơ “Đồng chí”, từ đó khái quát vấn đề trong câu cuối – câu chủ đề, thể hiện ý chính của cả đoạn: đánh giá về hình tượng thơ. Đây là đoạn văn có kết cấu qui nạp. c. Đoạn văn song hành :(Không có câu chủ đề) Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn. Đoạn văn mẫu : “Trong tập “Nhật kí trong tù”(Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.”(Lê Thị Tú An, HS lớp 9C- Trường THCS Lê Đình Kiên- Yên Định- Thanh Hóa. Năm học 2005-2006) Kết cấu đoạn văn: Các câu trong đoạn văn có vai trò ngang nhau cùng triển khai một nội dung đó là: vẻ đẹp của các bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Bác . 7 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 d. Đoạn văn móc xích: Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề. Đoạn văn mẫu : “Muốn làm nhà thì phải có gỗ. Muốn có gỗ thì phải trồng cây gây rừng. Trồng cây gây rừng thì phải coi trọng chăm sóc bảo vệ để vừa có gỗ vừa có có nhiều cây xanh bóng mát. Nhiều cây xanh bóng mát thì cảnh quan thiên nhiên đẹp, đất nước có hoa thơm cỏ ngọt bốn mùa, thêm nữa còn có lâm sản để xuất khẩu. Nước sẽ mạnh, dân sẽ giàu, môi trường sống sẽ được bảo vệ.”( Đoạn văn mẫu tác giả tự viết) Kết cấu đoạn văn: Các ý trong đoạn văn tiếp nối nhau thể hiện chủ đề về việc trồng cây xanh vừa bảo vệ cảnh quan thiên nhiên,bảo vệ môi trường vừa góp phần phát triển kinh tế. * Ngoài 4 cách trình bày nội dung trong một đoạn văn thường gặp như : diễn dịch, qui nạp, song hành và móc xích, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể cung cấp thêm bài tập về các đoạn văn có các cách trình bày nội dung khác với 4 cách trên. Cụ thể như sau : e. Đoạn tổng-phân-hợp: (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn) Đoạn tổng-phân-hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng. Những câu triển khai ý được thực hiện bằng các thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, nhận xét, đánh giá hoặc nêu suy nghĩ...để từ đó đề xuất nhận định đối với chủ đề, tổng hợp, khẳng định, nâng cao vấn đề. Đoạn văn mẫu: “Đồng chí”(Chính Hữu) mang vẻ đẹp riêng của anh bộ đội những ngày đầu 8 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 kháng chiến chống Pháp. Đó là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị nhưng hết sức thiêng liêng. Số phận của các anh gắn bó sâu sắc với số phận chung của cả dân tộc. Bài thơ hòa chung vào dàn đồng ca hào hùng của văn học thời kì mới- thời kì của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Bài thơ là một tượng đài chiến sĩ tráng lệ, cao cả và thiêng liêng.”( Nguyễn Thị Thu Hà, HS lớp 9C- Trường THCS Lê Đình Kiên – Yên Định – Thanh Hóa. Năm học 2005- 2006) Kết cấu đoạn văn: - Câu đầu : ý khái quát bậc một.(Tổng) - Hai câu tiếp : Triển khai ý khái quát.(Phân) - Câu cuối : Nâng cao,mở rộng, khẳng định lại vấn đề.(Hợp) g. Đoạn văn so sánh : Đoạn văn so sánh có sự đối chiếu để thấy cái giống nhau hoặc khác nhau giữa các đối tượng, các vấn đề...để tữ đó thấy được chân lí của luận điểm hoặc làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn. Có 2 kiểu so sánh khi viết đoạn văn la: so sánh tương đồng và so sánh tương phản. + So sánh tương đồng : Đoạn văn có sự so sánh tương tự nhau dựa trên một ý tưởng VD: So sánh các tác giả, các đoạn thơ, đoạn văn có nội dung tương tự nhau. Đoạn văn mẫu : “Ngày trước ông cha ta có câu”Có công mài sắt có ngày nên kim”. Cụ Nguyễn Bá Học, một nho sĩ đầu thế kỉ XX cũng viết :”Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Sau này vào những năm bốn mươi giữa bóng tối ngục tù của Tưởng Giới Thạch, nhà thơ Hồ Chí Minh cũng đề cập tới tính kiên nhẫn, chấp nhận gian lao qua bài thơ”Nghe tiếng giã gạo”, trong đó có câu: “Gian nan rèn luyện mới thành công”. Câu thơ thể hiện phẩm chất tốt đẹp, ý chí của Hồ Chí Minh đồng thời còn là châm 9 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011 Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn nghị luận cho học sinh lớp 9 ngôn rèn luyện cho mỗi chúng ta.”(Phân tích văn thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh- Lê Bá Hán- Công ty sách và thiết bị trường học Nghệ Tĩnh-1988) Kết cấu đoạn văn: Câu 1,2 có nội dung tương đương với câu thơ của Hồ Chí Minh. Đây là đoạn văn có kết cấu so sánh tương đồng. + So sánh tương phản : Đoạn văn có sự so sánh trái ngược nhau về nội dung, ý tưởng VD: những hình ảnh thơ văn, phong cách tác giả, hiện thực cuộc sống...tương phản nhau. Đoạn văn mẫu : “Trong cuộc sống không thiếu những người cho rằng cần học tập để thành tài, có tri thức hơn người khác mà không hề nghĩ tới việc rèn luyện đạo đức, lễ nghĩa, vốn là giá trị cao quí nhất trong các giá trị của loài người. Những người luôn hợm mình, tự cao tự đại, nhiều khi trở thành những kẻ có hại cho xã hội. Đối với những người ấy, chúng ta cần giúp họ hiểu rõ lời dạy của người xưa : “Tiên học lễ, hậu học văn”.( 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn- Nguyễn Quang Ninh – NXB Giáo dục1998) Kết cấu đoạn văn: Nội dung của đoạn văn nói về quan niệm của việc học : học để làm người. Câu 1,2 nêu nội dung trái ngược với quan niệm , câu 3 nêu quan niệm. h. Đoạn văn có kết cấu đòn bẩy, bắc cầu: Đoạn văn kết cấu đòn bẩy, bắc cầu là đoạn văn mở đầu nêu một nhận định, dẫn một câu chuyện hoặc những đoạn thơ văn, những dẫn chứng gần giống hoặc trái với ý tưởng (Chủ đề của đoạn) tạo thành điểm tựa, làm cơ sở để phân tích sâu sắc ý tưởng đề ra. Đoạn văn mẫu : “Hình ảnh con người mới Việt Nam đã đi vào văn học với muôn hình nhiều vẻ, lung linh sắc màu. Đó là những con người bình dị mà vĩ đại, giản dị mà cao thượng. Đó có thể là những người hăng say lao động, làm chủ công việc, làm 10 Phạm Thị Nga – THCS Lê Đình Kiên - Yên Định Năm học: 2010 -2011

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ki_nang_viet_doan_van_nghi_l.doc