Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc đúng - Đọc rõ - tiến tới đọc diễn cảm ở lớp 1,2,3 về môn Tiếng Việt

I, XUẤT PHÁT ĐIỂM

Như chúng ta đã biết đọc là một hoạt động lĩnh hội tiếp nhận thông tin các ngôn bản viết,là hình thức giao tiếp bằng chữ viết.

 Đọc là hoạt động rất cần thiết đối với cuộc sống, sự phát trển trí tuệ của con người. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học đọc là một hoạt động học tập, thông qua việc đọc các em tích luỹ được những kỹ năng của người đi trước, tiếp nhận được các sản phẩm văn học tinh thần của người xưa để lại, cập nhật được những kiến thức, những thành tựu khoa học và những tiến bộ của xã hội loài người.

 Từ khi đến trường đứa trẻ đã bắt đầu tiếp xúc với sách vở, chữ viết tức là bắt đầu làm quen với hình thức giao tiếp mới, giao tiếp bằng chữ viết đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời của các em.

 Chính vì vậy khi dạy học cho học sinh người giáo viên phái dạy cho các em biết đọc đúng, đọc to rõ tiến tới đọc diễn cảm để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ học tập của người học sinh. Đọc đúng, to, rõ . Các em sẽ học tốt môn tiếng việt đồng thời làm tiền đề để học tập các môn học khác.

 

doc9 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Rèn đọc đúng - Đọc rõ - tiến tới đọc diễn cảm ở lớp 1,2,3 về môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nhiều lần khiến cho cả lớp cười ồ, học sinh đó lại lúng túng hơn. Thậm chí có em không dám đọc vì sợ các bạn cười và bị điểm xấu. Trong trường hợp này thái độ của giáo viên nên phải hết sức bình tĩnh, kiên nhẫn chú ý lắng nghe vừa nhắc nhở học sinh đọc đúng, vừa động viên khuyến khích học sinh đọc tốt đế lấy lại lòng tin. Bên cạnh đó phải làm tốt công tác tư tưởng với lớp tuyêt đối không được cười chê khi bạn nói ngọng và nói lắp. Cho học sinh cả lớp thấy được tác hại của việc cười chê bạn, hậu quả sẽ làm cho bạn lúng túng mất bình tĩnh, tự tin Giáo viên uốn nắn bằng cách cho học sinh bắt chước nhìn vào miệng và phát âm theo. Giáo viên phái phát âm chậm rãi tùy theo các chữ nhắc học sinh mở miệng mím môi, uốn lưỡi, bật hơi để phát âm đúng. Bằng hành động tích cực hơn giáo viên phân công nhóm bạn đọc phát âm tốt nhiệt tình giúp đỡ các em lúc ở lớp cũng như ở nhà. + Trường hợp học sinh có óc kém phát triển ít nhớ không thể nhớ được các âm vần, đọc yếu. Giáo viên phải sử dụng phương châm ”Học mà chơi, chơi mà học”.Giáo viên đến xướng mọc tìm tận dụng các mẩu gỗ xinh xắn, vuông vắn cắt dán các chữ màu sắc đẹp rồi thì mở cuộc thi ai xếp nhanh- đọc đúng -đọc to –chữ câu vừa tìm được. B. Lập chương thình phân đấu cho từng giai đoạn để đạt tới mục đích học sinh đọc tốt diễn cảm tôi chia ra 3 giai đoạn : Các giai đoạn Nội dung cần đạt được Yêu cầu chung Yêu cầu riêng của từng giai đoạn Giai đoạn 1 Đọc đúng Biết ngất nghỉ hơi đúng các dấu chấm, phẩi xuống dòng đoạn văn Nắm được cấu trúc vần, tiếng từ để đọc đúng Giai đoạn 2 Đọc to,rõ đọc hiểu và nắm được nghĩa của từ Giai đoạn 3 Đọc diễn cảm Hiểu đúng – hiểu sâu các nghĩa của từ, nắm được cách đọc diễn cảm Giai đoạn 1: Đọc đúng. a.Đối với giáo viên : Với phương châm muốn học sinh đọc đúng, đọc hay trước hết bản thân giáo viên phải đọc đúng đọc diễn cảm, hấp dẫn lôi cuốn học sinh ngay từ phần đọc mẫu của mình. - Để làm tốt phần này giáo viên phải rèn giọng đọc của mình bản thân là một 1 giáo viên của đất nước xứ nghệ. Giọng đọc nặng nhiều từ phát âm chưa chuẩn xác. Tôi phải cố gắng rèn luyện giọng đọc nhẹ nhàng, phát âm đùng ở nhà giáo viên tập đọc diễn cảm.Tập phát âm đúng của các từ khó, các dấu thường sai như dấu ngã đọc thành dấu nặng ví dụ: Anh dũng > anh dụng, có bão > có bạo. Giáo viên nhìn vào gương để phát âm. b. Đối với học sinh : Cho các em ôn tập lại cấu tạo của tiếng theo các mô hình đã học ở lớp 1. vận có âm chính, âm đệm và âm chính vần có âm đệm, âm chính, âm cuối, vần có nguyên âm đôi. Đọc đúng cấc dấu thanh ghi ở chữ. Phân tích ngữ âm và luật chính tả. Đọc viết để khắc sâu tiếng từ. Biết đọc đúng và ngắt,nghỉ hơi đúng ở các dấu chấm,phẩi. Hướng dẫn học sinh về nhà nhìn gương phát âm đúng phân biệt SạX, NạL, TrạCh, và các dấu thanh nặng, ngã. Đến lớp giáo viên luyện thêm cách đọc và cách phát âm đúng. Giảng các từ ngữ giúp các em hiểu để đọc đúng hơn kết hợp với gia đình luyện đọc ở nhà. Xuất phát từ yêu cầu học sinh nên trong thực tế dạy phân môn tập đọc học sinh phát âm sai dấu ngã thành dấu nặng Ví dụ: trong bài “cái trống trường em Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ “ Tiếng “Nghĩ” khi đọc học sinh phát âm thanh ngã thành thanh nặng ”Nghị” trường hợp này giáo viên phái sử dụng bằng cách cho học sinh phân biệt dấu thanh giáo viên đọc mẫu học sinh đọc, sau đó cho học sinh đọc câu có từ khó. Đọc to- rõ Giai đoạn 2: Đọc rõ-phụ âm đầu, âm cuối, các âm trên môi Đọc to -vừa phải đủ nghe Trên cơ sở của giai đoạn 1. Học sinh đã được ôn và nắm chắc cấu tạo của tiếng và đã đọc đúng Giáo viên khuyến khích học sinh đọc to rõ Cho cả lớp nhận xét : So với bạn đọc hôm trước,hôm nay bạn có những tiến bộ gì? So với đọc tuần trước – tuần này bạn có những tiến bộ gì?(đọc to hơn, rõ hơn, phát âm đúng hơn vv..vv) Giáo viên không ngừng khen ngợi về sự tiến bộ đó. Lập ra những đôi bạn “luyện đọc” – một đôi gồm một em đọc to và một em đọc nhỏ. Cặp này thi đua với cặp khác, giáo viên ghi điểm động viên các em Lập bảng thi đua cuối tuần tổng kết nhận xét. Tập cho học sinh nói mạch lạc trước lớp qua giờ tập làm văn miệng Tập trình bày các bài tập do mình làm trước lớp. Giúp học sinh tự tin mạnh dạn bằng các hoạt động tập thể ca hát, trò chơi, sinh hoạt, kể chuyện từ đó nên cho học sinh đọc to rõ ràng, nói năng mach lạc. Vì thời gian ở lớp rất ít nên giáo viên phái kết hợp với phụ huynh luyện đọc ở nhà. Để thực hiện tốt điều này kịp thời giáo viên phải nêu ra ngay cuộc họp phụ huynh nhất là động viên những học sinh chậm tiến. Đọc diễn cảm : Trước hết giáo viên phía đọc diễn cảm, lôi cuốn học sinh trong từng tiết tập. Đọc học sinh cảm thụ rung động định hướng đọc về bài đó. Học sinh nắm được cách đọc diễn cảm và lưu loát biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, biết lên giọng hay xuống giọng tuỳ vào văn cảnh. Biết phân biệt giọng đọc đối thoại của từng nhân vật, lời dẫn truyện. Đọc đúng nhịp điệu của từng bài văn hoặc thơ.Thể hiện giọng đọc vui tươi, buồn, trầm lắng hay hùng mạnh . Lúc đầu giáo viên phải bồi dưỡng 1-2 lần đọc diễm cảm khi đã đạt như ý giáo viên lập nhóm có tên là nhóm “đọc diễn cảm “hàng tuần tổ chức kết nạp các em tiến bộ vào nhóm và nhân rộng nhóm này.Bên cạnh đó giáo viên không ngừng bồi dưỡng và rèn luyện động viên, khuyến khích khen ngợi. Lập đội bạn “Đọc tốt “ giúp nhau thi đua đọc. Thực hành đọc trên lớp để cả lớp đánh giá nhận xét. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh so sánh nhằm khắc sâu cho học sinh nhớ cách đọc diễn cảm. Vi dụ: trong ba bạn A,B,C..vv.vv Ai đọc diễn cảm nhất ? (vì bạn đọc lưu loát, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả đọc đúng giọng đối thoại của từng nhân vật) Giáo viên hỏi: vì sao bạn C lại đọc chưa hay ?(chưa diễn cảm, giọng đều đều chưa biết lên cao giọng khi có dấu hỏi, dấu(!).giọng đọc chưa phù hợp vói bài văn, chưa nhấn giọng từ ngữ gợi tả. Vậy để đọc to, đọc tốt cần học tập bạn nào. Tuỳ từng giờ tập đọc giáo viên phân vai đọc để giờ tập đọc thêm sinh động đồng thời học sinh phát huy hết khả năng của mình. ví dụ :các bài “Đồ Dùng Để ở Đâu” –lớp 2 “Hội Nghị Diên Hồng” -lớp 3 tranh thủ 15 phút trước giờ vào học giờ sinh hoạt nhóm (tổ chức theo nhóm ở nhà ) học sinh đọc báo Nhi đồng, báo Thiểu niên, sách Thiểu nhi có nội dung hay, bổ ích. C. một số biện pháp hựu hiệu khác. 1.Rèn phát âm đúng để viết đúng, viết đúng để đọc tốt hơn Cho học sinh viết các chữ khó hay phát âm sau: vi dụ : học sinh đọc "ngạt" thành "ngạc " giáo viên tiến hành phân tích. Bước 1: Hướng dẫn phát âm kết hợp với hình vẽ các cơ quan phát âm và giảng giải cho học sinh quả trình phát âm của miệng lưỡi . - Khi phát âm tiếng "ngạt" lưỡi đưa từ dưới lên còn họng luồng hơi bị tắc ngược lại khi phát âm tiếng "ngạc" lưỡi hơi rung, có nhiều hướng đưa vào luồng hơi đi rự do. Bước 2: Phân tích cấu tạo của tiếng bằng mô hình ng a t ng a c Phân biệt giống nhau :phụ âm dầu, âm chính. Khác nhau : âm cuối. Bước 3: Phân biệt nghĩa ngạt thở-khó thở,không thở được Ngạc nhiên-cảm thấy lạ vì không lường trước được Bước 4: Học sinh viết vào bảng con,giáo viên gõ nhẹ thước, học sinh đọc chữ vừa viết. 2. Trường hợp học sinh phát âm sai dẫn đến viết sai, ngoài việc làm như trên. Giáo viên viết mẫu chữ khó vào vở học sinh về nhà viết 5 dòng chữ hay phát âm sai đọc nhiều lần cho bố mẹ nghe (có chữ kí của bố mẹ) ví dụ: các từ : rừng cây mọc > dừng cây mọc, con mắt > con mắc cái bàn > cái bàng 3.Vào phần luyện đọc của tiết tập đọc : Giáo viên cho những học sinh đọc to, rõ diễn cảm gây hấp dẫn khí thế hơn, đồng thời giáo viên cho điểm tốt và khen ngợi tức là định hướng để học sinh sau đọc tốt hơn. 4.Phát động phong trào thi đua đọc tốt ở trong lớp lập bảng ghi thành tích và sự phấn đấu của các em trong lớp như sau : TT Họ và tên Tổ Tháng 5 Tháng 6 Tháng7 Em nào đọc tốt được dán hoa màu đỏ, đọc khá hoa màu xanh, trung bình hoa màu vàng, đọc yếu không được hoa nào (giáo viên căn cứ vào đó để phân loại học sinh tốt – trung bình-khá -yếu) Căn cứ vào bảng thi đua mỗi tuần giáo viên hướng dẫn các tổ trưởng lên báo cáo thành tích của tổ mình, tuyên dương trước lớp cá nhân xuất sắc, tổ xuất sắc. Khen thưởng nhỏ có tác dụng hỗ trợ cho việc đọc tốt hơn Hàng tuần kết nạp nhóm đọc yếu vào nhóm đọc đúng.Nhóm đọc đúng vào nhóm đọc to, rõ- nhóm đọc to, rõ vào nhóm đọc diễn cảm.Tích cực xoá dần số học sinh đọc kém. Kết quả cuối năm học, học sinh đọc bài tốt, đọc diễn cảm.Cụ thể: Số lượng học sinh % Đọc tốt % Đọc khá % Đọc trung bình 33 100% 9 27% 14 4% 10 30% So với đầu năm kết quả được tăng lên rõ rệt Năm học 2005-2006 tôi khảo sát, kiểm tra 100% các em đọc thông viết thạo. Số học sinh đọc tốt và khá tốt nâng cao rõ rệt –không còn học sinh đọc yếu. III. Bài học kinh nghiệm. 1.giáo viên cần thâm nhập thực tế học sinh để tìm hiểu nguyên nhân,điều kiện gia đình. 2. giáo viên cần lập ra chương trình phấn đấu cho từng giai đoạn cụ thể có biện pháp khắc phục. 3.giáo viên đọc mẫu phải đạt đến trình độ chuẩn cho học sinh noi theo. 4. giáo viên phải tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể thông qua nhiều hình thức luyện đọc nhằm củng cố kĩ năng đọc. 5.Ngoài môn tiếng việt ra giáo viên có thể rèn đọc cho học sinh thông qua dạy học các môn học khác 6. Bản thân giáo viên phải yêu nghề mến trẻ hăng say nhiệt tình khi lên lớp. IV. kết luận. Rèn đọc đúng, đọc hay -đọc diễn cảm cho học sinh là một công việc rất công phu, tỉ mỉ nhưng cũng là một niềm vui, niềm say mê của người giáo viên, nhằm giúp cho học sinh có khả năng đọc hay viết đúng. Điều cơ bản theo tôi nghĩ đó là làm sao cho các em đọc và hiểu, hoặc nhập vào một bài văn, bài tập đọc để từ đó các em có khả năng cảm thụ được cái hay của văn học. Trên đây là những suy nghĩ, những biện pháp của tôi trong quả trình rèn học sinh đọc đúng, đọc to rõ, tiến tới đọc diễn cảm ở môn tiếng việt, tất nhiên còn có nhiều, phương pháp hay hơn và hiệu quả công phu hơn, mong bạn đọc góp ỳ bổ sung để trong quả trình dạy tập đọc đạt hiệu quả cao hơn và ngày càng hiệu quả./.

File đính kèm:

  • docSKKN 123.doc
Giáo án liên quan