Môn: luyện từ và câu Lớp 3 - Tiết 14: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm - Ôn tập câu ai thế nào?

A – KIỂM TRA BÀI CŨ

 Ở lớp hai các em đã được học từ chỉ đặc điểm, bạn nào lên bảng đặt 1 câu văn có từ chỉ đặc điểm . Cô mời A.

- Nêu cho cô ví dụ về từ chỉ đặc điểm ?

 

 

- Nhận xét từ chỉ đặc điểm mà các bạn vừa nêu.

-GV Tất cả các em đều tìm đúng từ chỉ đặc điểm rồi đấy.

- Cả lớp cùng hướng lên bảng NX câu văn bạn vừa đặt. Cô mời. Em cho cô biết từ nào là từ chỉ đặc điểm?

* Giỏi lắm!mời em ngồi. Bạn đã đặt câu đúng rồi đấy. từ chỉ đặc điểm trong câu bạn đặt là từ “hiền”

- Câu “ Bạn Yến lớp em rất hiền”. thuộc mẫu câu nào mà chúng ta đã học?

* Đúng rồi câu văn mà bạn vừa đặt miêu tả đặc điểm của bạn Yến câu văn đó thuộc mẫu câu Ai – thế nào .

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 14681 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môn: luyện từ và câu Lớp 3 - Tiết 14: Ôn tập về từ chỉ đặc điểm - Ôn tập câu ai thế nào?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài: Để giúp các em hiểu rõ hơn về từ chỉ đặc điểm và mẫu câu “Ai – thế nào?” giờ LTVC hôm nay cô trò mình học tiết 14: Ôn tập từ chỉ đặc điểm; Ôn mẫu câu “Ai – thế nào?” mời cả lớp mở vở ghi bài. (GV ghi bảng- cả lớp ghi bài). -1 HS đọc đầu bài. 2. Hướng dẫn làm bài tập. Phần đầu của tiết học chúng ta đi ôn tập về từ chỉ đặc qua BT1- Các em mở SGK trang 117(Ghi bảng: Bài 1) Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Bài yêu cầu gì? Đây là những câu thơ được trích trong bài thơ “Vẽ quê hương” của nhà thơ Định Hải. Việc của các em là tìm các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ đó. Để làm BT này cô tổ chức cho các em làm việc với phiếu HT. Hãy tìm và gạch dưới từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ. Các em đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? Mời cả lớp làm bài. - Gọi HS nêu miệng KQ( 2-3em). - Nhận xét chốt đáp án đúng - Kiểm tra bài làm của HS cả lớp. - Từ “xanh mát” là từ chỉ đặc điểm của sự vật nào? - Trời mây mùa thu có đặc điểm gì? - Em hiểu “Bát ngát” là thế nào ? Giỏi lắm ! cả lớp khen bạn nào!“Bát ngát” là rất rộng lớn.Vậy “Bát ngát” từ chỉ kích thước của sự vật đấy các em ạ. Em hãy tìm thêm cho cô một số từ chỉ kích thước khác. Cô mời ......... * Bạn tìm đúng từ chỉ kích thước rồi đấy các em ạ. - Đọc lại các từ chỉ đặc điểm mà em vừa tìm và cho cô biết từ nào là từ chỉ màu sắc? - Đúng rồi! Những từ này đều chỉ màu gì? - Các màu xanh đó có giống nhau không? - Ai đồng ý với bạn? Cô cũng đồng ý với các em. Tuy cùng chỉ màu xanh nhưng có nhiều màu xanh khác nhau. Các em cùng quan sát trên màn hình: Cánh đồng lúa đương thì con gái có màu xanh non mượt mà, lũy tre xanh đậm, dòng sông xanh mát hiền hoàcò bầu trời mùa thu xanh ngắt trông thật đẹp phải không các em? Tương tự để chỉ màu đỏ, tím, trắng, đen ... ta cũng có thể dùng nhiều từ để miêu tả sắc độ của chúng. - Hãy tìm cho cô các từ chỉ sắc độ khác nhau của các màu khác? Bạn tìm đúng rồi đỏ thắm, đỏ tươi,đỏ chói là từ chỉ sắc độ khác nhau của màu đỏ, trắng muốt..trắng hồng..là từ chỉ sắc độ khác nhau của màu trắng đấy các em ạ. *Qua BT số 1các em đã tìm được từ chỉ đặc điểm và tìm hiểu về các từ chỉ đặc điểm đó. Vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm chúng ta cùng làm tiếp bài tập số 2 nhé. - Gọi HS đọc bài 2. GV: Bài hỏi gì?( 2 em) - Đúng rồi: bài hỏi các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm gì .Để biết các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm gì ta cần tìm được các h/a so sánh trong các câu thơ mà đầu bài đã cho. Hãy đọc thầm các câu thơ và tìm hình ảnh so sánh có trong bài cho cô! Bật MH- Ai đã tìm được các hình ảnh so sánh rồi, nêu cho cô và các bạn biết nào! Cô mời A? - Nhận xét bài làm của bạn? Đúng rồi H/a ss có trong các câu thơ trên là: a.Tiếng suối trong như tiếng hát xa. b,- Ông hiền như hạt gạo - Bà hiền như suối trong c.Giọt vàng như mật ong. - Ai cho cô biết “ Giọt” trong h/a ss này là giọt gì? - Giỏi lắm ! Vậy hình ảnh ss ở phần c là “Giọt (nước cam Xã Đoài) vàng như mật ong.”(Bật) - 1 em Đọc lại các hình ảnh SS cho cô. * Để làm được BT này cô tổ chức cho lớp mình làm việc với phiếu học tập. (Bật MH) các em QS lên màn hình. Đây là nội dung phiếu HT giống như phiếu HT mà cô đã phát cho các em. 1 em đọc nội dung phiếu HT cho cô. - Trong h/a “ Tiếng ....................xa” sự vật nào được ss với nhau? - Ai đồng ý với bạn? Cô cũng đồng ý với các em.(Bật) Tiếng suối được ss với tiếng hát. - Tiếng suối và tiếng hát là những âm thanh vậy những âm thanh này được ss với nhau về đặc điểm gì? - Đúng rồi! Tiếng suối được ss với tiếng hát về đặc điểm trong. (B) * Với các h/a ss còn lại cô tổ chức cho các em làm việc trong nhóm đôi. Các em TL với bạn trong nhóm để tìm trong từng h/a so sánh đó sự vật nào ss với nhau và ss về đặc điểm gì rồi điền vào cột tương ứng trong bảng. Cô ưu tiên cho nhóm bạn A làm vào phiếu lớn. Làm xong hai em sẽ gắn bài lên bảng lớp . Các em đã rõ nhiệm vụ của mình chưa? .Thời gian TL là 3 phút. Bắt đầu! * Thời gian thảo luận đã hết cô muốn nghe KQ thảo luận của các nhóm. Khi báo cáo 1 em nêu 2 sự vật được ss với nhau ; 1 em nêu đặc điểm so sánh của hai sự vật đó. Cô mời nhóm A. Cô mời nhóm B. Nhận xét ý kiến của các nhóm. Nhận xét bài của nhóm trên bảng * GV chốt bật màn hình - Nhóm nào có bài làm đúng? - GV: Giỏi lắm ! Cô khen tất cả các em ! - Đọc lại các từ chỉ ĐĐ của các sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ đã cho. GV: Qua BT số 2 ta thấy: Tiếng suối được so sánh với tiếng hát về đặc điểm “ trong”. Cả tiếng suối và tiếng hát đều là những âm thanh rất trong trẻo. Ông, Bà là người nhưng cũng có thể so sánh với sự vật như hạt gạo hay suối trong. Hạt gạo, dòng suối đều hiền hoà giống như ông, bà của chúng ta rất hiền, luôn mang điều tốt đẹp đến cho con cháu. Còn “vàng” là đặc điểm chung của hai sự vật nào? Đúng rồi “vàng” là đặc điểm chung của giọt nước cam xã đoài và mật ong đấy các em ạ..Như vậy ta có thể so sánh hai sự vật bất kì với nhau về một đặc điểm nào đó như phẩm chất, hình dạng, kích thước, màu sắc hay âm thanh.....của chúng. Cách ss này làm nổi bật được đặc điểm đáng quý của các sự vật. - 1HS - .... Tìm các từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ. - HS làm bài CN. - Thưa cô từ chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ là: xanh, xanh mát, bát ngát, xanh ngắt. - ......của dòng nước sông máng ạ. - bát ngát, xanh ngắt ạ. - Bát ngát là rất rộng lớn ạ. - to, rộng, bao la .... -Từ chỉ màu sắc là: xanh, xanh mát, xanh ngắt. - ...xanh ạ! - Không ạ. - đỏ thắm, đỏ tươi, trắng tinh, trắng xoá - đỏ rực, đỏ chói,..trắng muốt..trắng hồng.... - 1 HS đọc đề bài trước lớp. - Bài hỏi: Các sự vật được so sánh với nhau về đặc điểm gì? HSA) Các h/a ss có trong bài là: a.Tiếng suối trong như tiếng hát xa. b. Ông hiền như hạt gạo - Bà hiền như suối trong c.Giọt vàng như mật ong. * Em thưa cô bạn đúng rồi ạ. - ....Giọt nước cam Xã Đoài a. - 1 HS đọc. - 1 HS đọc. - Tiếng suối được ss với tiếng hát ạ. - .....trong ạ . N1: Sự vật A là “Ông” Sự vật B là “hạt gạo” - so sánh về Đ.Đ là hiền. - Sự vật A là “Bà” Sự vật B là “Suối trong” - so sánh về Đ.Đ là hiền ạ. - Sự vật A là “Giọt nước cam Xã Đoài” sự vật B là “mật ong” - ss về đặc điểm là ‘vàng’ ạ. N2: TT - 2HS - 1HS - Giơ tay. - 1 HS: ......trong, hiền, vàng. - .....của giọt nước cam xã đoài và mật ong ạ. Chuyển ý: Các em vừa được ôn tập về từ chỉ đặc điểm, Phần tiếp theo của giờ học chúng ta ôn tập mẫu câu “ Ai - thế nào?” qua bài tập số 3(Ghi bảng: Bài 3) - Mời 1 em đọc nội dung bài tập 3. - Bài yêu cầu gì? - Các câu văn mà đề bài ra thuộc mẫu câu nào? * Đúng rồi cả 3 câu văn đều được viết theo mẫu: Ai ( cái gì, con gì?) – thế nào? Nhiệm vụ của các em là tìm BPC trả lời cho câu hỏi Ai ( cái gì, con gì?) và BPC trả lời câu hỏi “ thế nào?” trong từng câu. Bật MH - Cô mời ...... đọc câu văn a trên màn hình). - Ai rất nhanh trí và dũng cảm? - Bộ phận nào trong câu: Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho câu hỏi Ai( cái gì, con gì?) - Nhận xét ý kiến của bạn. - Đúng rồi! “Anh Kim Đồng”là BP trả lời cho câu hỏi ai, * GVbật MH: gạch chân và điền từ “Ai” - Anh Kim Đồng thế nào ? - Vậy bộ phận nào trong câu Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm trả lời cho câu hỏi thế nào? - Nhận xét câu trả lời của bạn. * GV bật MH: gạch chân và điền từ “thế nào?” Chúng ta vừa gạch chân từng bộ phận trong câu a và chú thích rõ bộ phận đó trả lời cho câu hỏi nào. Tương tự các em hãy suy nghĩ xác định các bộ phận của hai câu còn lại và hoàn thành bài tập số 3 trong phiếu bài tập cho cô! - Gọi 1 số HS nêu kết quả -HSNX . *GVNX:Đúng rồi :Những hạt sương sớm là BP trả lời cho câu hỏi Cái gì ?long lanh như những bóng đèn pha lê.là BP trả lời cho câu hỏi thế nào?. Chợ hoa là BP trả lời cho câu hỏi Cái gì ? đông nghịt người là BP trả lời cho câu hỏi thế nào? .......> (Bật MH) - Vì sao BP “ Anh Kim Đồng” TLCH Ai? Còn BP “ Những giọt sương sớm” và “ Chợ hoa” lại trả lời cho câu hỏi cái gì? Bạn nào giỏi cho cô biết? - Giỏi lắm! Cả lớp khen bạn nào! - “Anh Kim Đồng” chỉ người nên TL cho câu hỏi Ai? , “ Những giọt sương sớm” và “ Chợ hoa” chỉ vật nên TL cho câu hỏi cái gì. * Các em hướng lên màn hình, cô có câu văn: “ Những con voi rất to và khỏe.” bạn nào xác định bộ phận câu TLCH ai ( con gì, cái gì?) và bộ phận TLCH thế nào trong câu văn này cho cô? - Bạn TL đúng rồi đấy các em ạ! BP “Những con voi” chỉ con vật nên TLCH con gì? BP “ rất to và khỏe” chỉ đặc điểm của con voi nên TLCH thế nào. - Ta thấy các câu văn trên tuy có cấu trúc khác nhau nhưng cả 4 câu đều được viết theo mẫu câu Ai thế nào? Đấy các em ạ. * Mở rộng: - Em hãy cho biết BPTL câu hỏi Ai( cái gì , con gì?) là từ chỉ gì? - Thế còn bộ phận trả lời câu hỏi “ thế nào?” chỉ gì? KL: Như vậy câu văn viết theo mẫu “Ai – thế nào?” là câu văn miêu tả đặc điểm hay hoạt động của người và vật?. C- CỦNG CỐ, DẶN DÒ. - Các em vừa được ôn tập về những nội dung gì? - Đúng rồi, cô trò mình vừa cùng nhau ôn tập về từ chỉ đặc điểm và ôn tập câu Ai thế nào?Qua giờ học cô thấy các em hiểu bài và làm BT rất tốt. Cô khen cả lớp! Về nhà các em xem lại các bài tập trong tiết học, và đọc thuộc các câu thơ có h/a ss đẹp có trong BT 2. *Giờ học đến đây đã kết thúc- xin trân thành cảm ơn các thầy các cô và toàn thể các em. Mời các thầy cô và các em nghỉ! -1 HS đọc - .....Tìm bộ phận của câu TLCH Ai(cái gì, con gì?) và bộ phận câu TLCH thế nào ạ. -......“ Ai – thế nào?” ạ. - HS đọc - Anh Kim Đồng ạ. - Bộ phận “Anh Kim Đồng” TLCH Ai ạ. - Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm. - Bộ phận đó là rất nhanh trí và dũng cảm. -Mỗi HS chỉ nêu 1 câu. - ...“ Anh Kim Đồng” chỉ người nên TL cho câu hỏi Ai, BP “ Những giọt sương sớm” và “ Chợ hoa” chỉ vật nên TL cho câu hỏi cái gì ạ. - “Những con voi” TLCH con gì? BP “ rất to và khỏe” TLCH thế nào ạ. -BPTL câu hỏi Ai( cái gì , con gì?) là từ chỉ người, vật và con vật ạ. - Bộ phận trả lời câu hỏi “ thế nào?” chỉ đặc điểm của sự vật ạ. KL: Như vậy câu văn viết theo mẫu “Ai – thế nào?” là câu văn miêu tả đặc điểm của người và vật?. - 1HS....

File đính kèm:

  • doctiet 14 luyen tu va cau lop 3.doc
Giáo án liên quan