I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bóng đá là môn thể thao “vua” được đông đảo quần chúng mến mộ và tập luyện. Trong đó đối tượng thanh niên học sinh tham gia rất đông. Thời gian gần đây phong trào tập luyện bóng đá trong trường học không ngừng phát triển cả về chất lượng và số lượng. Hàng năm đại hội Thể dục thể thao của ngành luôn có số lượng lớn các trường THPT tham gia, trong đó nội dung bóng đá thực sự thu hút khán giả. Vì vậy, bóng đá đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Hàng năm sở GD- ĐT thường xuyên tổ chức các đại hội Thể dục thể thao và thu hút sự tham gia rất đông đảo các trường THPT. Tuy nhiên các đội bóng đá của các trường phần lớn còn thi đấu một cách bột phát chưa có chiến thuật thi đấu cụ thể, các em thi đấu chủ yếu còn dựa vào cảm hứng và khả năng của cá nhân, chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cầu thủ vì thế mà chất lượng trận đấu chưa cao.
III. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
13 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 73 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm cho hàng phòng ngự phải bố trí lại.
Dẫn bóng qua người là chọc thủng được một phần sự phòng thủ của đối phương, làm cho đội hình phòng thủ của đối phương bị rối loạn.
+ Sút bóng và đánh đầu vào cầu môn là khâu cuối cùng của đợt tấn công, phải tận dụng mọi cơ hội để sút và đánh đầu vào cầu môn. Khi sút hoặc đánh đầu vào cầu môn hành động phải dứt khoát, phải quan sát thủ môn để xác định góc đá.
+ Tấn công cầu môn là hành động áp sát cầu môn khi đồng đội sút bóng hoặc đánh đầu. Bóng có thể nảy ra từ thủ môn hay khung thành do đó áp sát cầu môn sẽ có điều kiện ghi bàn.
2.1.2 Chiến thuật tÊn c«ng nhóm.
Chiến thuật nhóm là sự phối hợp tấn công của 2 hay nhiều cầu thủ, được sử dụng một cách rộng rãi trong khi thi đấu.
Chuyền bóng là phương tiện duy nhất để thực hiện chiến thuật nhóm cũng như chiến thuật đồng đội.
* Chuyền bóng có các đường chuyền khác nhau như:
- Chuyền thẳng, chuyền ngang, chuyền chéo
- Chuyền ngắn, chuyền trung bình, chuyền xa
- Chuyền cao, chuyền trung bình, chuyền thấp
* Chuyền bóng có 2 cách thức cơ bản:
- Chuyền bóng vào chỗ trống
- Chuyền trực tiếp cho đồng đội
a. Chuyền vào chỗ trống là hình thức phổ biến và rất hiệu quả trong thi đấu. Cầu thủ có bóng chuyền vào khoảng trống cho đồng đội chạy đến nhận bóng, hình thức này đòi hỏi người chuyền bóng phải đánh giá được tình huống trên sân, vị trí của đồng đội và đối phương, khả năng của đồng đội, trên cơ sở đó mà quyết định sử dụng đường chuyền nào cho hợp lý.
+ Bật tường là hình thức phối hợp hai người, rất thông dụng và rất hiệu quả vì bóng đi nhanh, bất ngờ đối phương rất khó cản phá.
Hình thức thực hiện: Một người dẫn bóng rồi chuyền bóng trực tiếp cho đồng đội, người nhận bóng khôn dừng bóng mà chuyển trả lại ngay cho đồng đội về hướng mà đồng đội di chuyển, lúc đó người nhận bóng như một bức tường, bóng chạm vào nảy ra ngay.
Bật tường đòi hỏi phải tập thành thục và cầu thủ thật hiểu nhau, phối hợp phải chính xác và khéo léo, người chuyền phải chuyền chính xác cho đồng đội để cầu thủ này có thế đá trả lại ngay. Cầu thủ làm tường phải đá trả lại ngay với hướng và lực hợp lý để đồng đội có thể nhận được bóng.
b. Chuyền bóng trực tiếp cho đồng đội là cầu thủ dẫn bóng đến gần đồng đội, động đội không có bóng cũng tiến lại gần cầu thủ có bóng, khi hai người đối diện nhau cầu thủ đang dẫn bóng nhường bóng cho đồng đội để cầu thủ này dẫn bóng đi theo hướng khác thoát khỏi sự kềm cặp của đối phương.
2.1.3 Chiến thuật tấn công đồng đội
Chiến thuật tấn công đồng đội là chiến thuật phối hợp có diện tích tấn công tương đối rộng, số người tham gia tấn công tương đối nhiều, chiến thuật tấn công đồng đội thường gặp có tấn công biên và tấn công trung lộ.
* Tấn công biên là chiến thuật được áp dụng ở khu vực hai biên của đối phương. Tấn công biên là chiến thuật được áp dụng phổ biến vì hai biên khá xa cầu môn nên sự phòng thủ không chặt chẽ như khu vực trước cầu môn.
Nhiệm vụ của tấn công biên là đưa bóng ra biên, tìm cách đưa bóng theo biên dọc và hướng xuống biên ngang rồi chuyền bóng vào khu vực trước cầu môn cho đồng đội.
* Tấn công trung lộ là phối hợp tấn công ở khu vực trước cầu môn đối phương. Tấn công trung lộ có sức uy hiếp cầu môn đối phương lớn vì ngay trước khu cầu môn và góc sút rất rộng. Tuy nhiên, đây là khu vực được phòng thủ rất chặt chẽ. Các hình thức tấn công ở khu vực này thường là đột phá, chuyền vào chỗ trống, bật tường.
2.2 Chiến thuật phòng thủ: Chiến thuật phòng thủ là các biện pháp, phương pháp tổ chức thi đấu được sử dụng trong phòng thủ. Trong phòng thủ phải nắm được các nguyên tắc cơ bản:
* Trong mọi trường hợp phải đặt sự an toàn lên cao nhất
* Phòng thủ toàn đội, phòng thủ tích cực, phòng thủ nhiều lớp học lót hỗ trợ và nhắc nhở nhau trong phòng thủ.
* Tranh cướp, ngay khi đối phương mới dành được quyền khống chế bóng.
* Thu hẹp khu vực phòng thủ, phòng thủ chặt ở những khu vực nguy hiểm, kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm, giữ vững cự ly trong phòng thủ.
* Tạo ưu thế về số lượng trong phòng thủ. Khi đối phương có ưu thế về số lượng nên thu hẹp khu vực phòng thủ, khi có ưu thế về số lượng tích cực tranh cướp.
* Chiếm lĩnh vị trí trong khu cầu môn khi đối phương sút bóng.
* Sử dụng lợi thế mà luật cho phép.
2.2.1 Chiến thuật phòng thủ cá nhân
Chiến thuật phòng thủ cá nhân là hành động của mỗi cầu thủ trên sân nhằm cản phá sự tấn công của đối phương và dành lại quyền khống chế bóng. Chiến thuật phòng thủ cá nhân là cơ sở của chiến thuật phòng thủ nhóm và tập thể, gồm các động tác cơ bản như chiếm vị trí, kèm người và tranh cướp bóng.
- Chiếm vị trí là hành động cực kỳ quan trọng đối với cầu thủ phòng ngự. Khi chiếm được vị trí đúng, cầu thủ phòng ngự có thể kiểm soát được một khu vực lớn, có thể khống chế được cầu thủ đối phương đảm bảo quyền kiểm soát ở khu vực mình được phân công phòng thủ, đồng thời có khả năng hỗ trợ đồng đội trong phòng thủ.
Để chiếm lĩnh vị trí đúng, cầu thủ phải quan sát đánh giá tình hình trên sân để xác định khả năng tấn công của đối phương để lựa chọn vị trí có thể chặn được hướng tấn công nguy hiểm nhất vào cầu môn hạn chế khả năng tấn công trực diện của đối phương đến cầu môn.
- Kèm người: với nhiệm vụ không cho đối phương có khả năng nhận bóng hoặc nhận bóng khó khăn, không cho đối phương thoát khỏi sự khống chế của mình, phải theo dõi chặt chẽ đối phương mà mình được phân công kèm chặt đối phương trong khu vực mình phụ trách, không để đối phương có hành động tự do thoải mái xử lý bóng.
- Tranh cướp bóng: Cầu thủ phòng ngự phải tổ chức tranh cướp bóng khi đối phương còn chưa kịp khống chế bóng hoàn toàn. Cần tranh cướp khi đối phương chưa có thời gian để xử lý bóng. Bên cạnh đó cần có các hành động phá bóng để ngăn cản đối phương.
2.2.2 Chiến thuật phòng thủ nhóm
Chiến thuật phòng thủ nhóm là sự phối hợp phòng thủ của hai cầu thủ trở lên. Các cầu thủ phải có sự liên kết, hỗ trợ trong phòng thủ như bọc lót cho nhau, bù chỗ cho nhau, sử dụng bẫy việt vị.
a. Bọc lót: Là sự hỗ trợ nhau trong phòng thủ, bọc lót tạo cho tuyến phòng thủ có nhiều lớp chặt chẽ, kín đáo. Nội dung chủ yếu của bọc lót là các cầu thủ chiếm các vị trí thích hợp để có thể hỗ trợ lẫn nhau trong phòng thủ
b. Bù chỗ cho nhau: là khi đồng đội phải rời khỏi vị trí thì cầu thủ khác phải nhanh chóng thay thế đồng đội bảo vệ khu vực bị bỏ trống, đặc biệt là khu vực nguy hiểm gần vòng cấm địa.
c. Bẫy việt vị: là chiến thuật sử dụng luật việt vị trong phòng thủ nhằm đưa đối phương vào thế việt vị. Hình thức thực hiện bẫy việt vị rất đơn giản: Khi đối phương chuẩn bị chuyền bóng thì hậu vệ cuối cùng cần tiến lên nhanh phía trước để đối phương ở lại phía sau và rơi vào thế việt vị. Để bẫy việt vị thành công cầu thủ cần thực hiện đúng thời cơ và phối hợp chặt chẽ với đồng đội ở hàng phòng thủ.
Trong các tình huống bóng cố định dó có thời gian nên cần tổ chức phòng thủ chặt, kín kẽ, tạo thành bức tường rào vững chắc.
2.2.3 Chiến thuật phòng thủ toàn đội
Bóng đá là môn thể thao mang tính tập thể đòi hỏi các cầu thủ có mối liên quan chặt chẽ vớ nhau, hỗ trợ nhau. Trong phòng thủ nguyên tắc chung là tích cực, chủ động và toàn đội tham gia, phòng thủ ngay khi đối phương mới khống chế được bóng.
Chiến thuật phòng thủ toàn đội là giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cầu thủ phòng ngự, có thể áp dụng các hình thức: phòng thủ kèm người; phòng thủ khu vực và phòng thủ hỗn hợp.
- Phòng thủ kèm người là các cầu thủ được phân công nhiệm vụ kèm từng cầu thủ đối phương, làm cho đối phương bị kèm rất sát nên luôn luôn bị khống chế khó hoạt động.
- Phòng thủ khu vực là các cầu thủ được phân công phòng thủ một khu vực nhất định. Cầu thủ phải khống chế tất cả các cầu thủ tấn công đang hoạt động trong khu vực do mình quản lý tuy phòng thủ theo khu vực nhưng trong thực tế thi đấu các cầu thủ phải di chuyển hỗ trợ nhau khi cần thiết hoặc đổi khu vực phòng thủ cho nhau.
- Phòng thủ hỗn hợp là chiến thuật kết hợp giữa chiến thuật phòng thủ kèm người và phòng thủ khu vực, vừa kèm chặt các cầu thủ nguy hiểm vừa khống chế khu vực lại vừa bọc lót được cho nhau, do đó thường được vận dụng vào thi đấu.
3. Kết luận
Trong tập luyện và thi đấu bóng đá tấn công và phòng thủ là hai mặt mâu thuẫn của một thể thống nhất, chúng có mối quan hệ biện chứng: Cái này là cơ sở, là tiền đề của cái kia. Hai mặt ấy dựa vào nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Vì vậy, trong việc bố trí các bài tập kỹ thuật, chiến thuật người giáo viên, huấn luyện viên phải đặc biệt quan tâm tới việc thúc đẩy các mối quan hệ giữa tấn công và phòng thủ. Phải lấy các bài tập tấn công để nâng cao hiệu quả phòng thủ và ngược lại nâng cao trình độ phòng thủ là tiền đề đưa khả năng tấn công lên một mức cao hơn. Chính vì thế trong quá trình giảng dạy hay huấn luyện đội tuyển giáo viên (Huấn luyện viên) phải kết hợp một cách hài hòa và có khoa học các nội dung với nhau.
Thực tế trong quá trình huấn luyện đội tuyển bóng đá học sinh việc áp dụng các chiến thuật vào thi đấu chưa thực sự có hiệu quả, từ tập luyện đến thi đấu có sự khác biệt rất lớn. Phần lớn trong quá trình thi đấu các em chủ yếu dựa vào khả năng của các cá nhân, chưa có sự phối hợp gắn kết cả đội trong tấn công cũng như trong phòng thủ. Vì thế trong từng buổi huấn luyện, huấn luyện viên phải hướng dẫn cho các em tập luyện các chiến thuật, các miếng đánh một cách thuần thục, tạo thành “kỹ năng chiến thuật”. Khi đó các em mới thực hiện được ý đồ chiến thuật mà huấn luyện viên đề ra.
V. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Mặc dù bóng đá là nội dung thu hút được sự quan tâm rất nhiều học sinh song ở các trường THPT nội dung bóng đá chưa thực sự được quan tâm như các môn khác. Hơn nữa bóng đá là nội dung thi đấu tập thể nên các em trong đội tuyển không được công nhận thành tích cá nhân do đó không lôi cuốn học sinh tham gia vào đội tuyển, nhất là đối với học sinh nữ.
Do đó mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa để động viên, khích lệ các em tham gia tích cực vào phong trào tập luyện và thi đấu bóng đá để phong trào bóng đá học sinh ngày càng phát triển, góp phần vào thực hiện muc tiêu giáo dục toàn diện cho hoc sinh.
File đính kèm:
- huan luyen bong da.doc