Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa

Chúng ta đã biết giáo dục ngày nay có hai mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống cho học sinh – sinh viên. Để đạt được những mục tiêu đó ngành giáo dục đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp. Bên cạnh những thành tựu đạt được của toàn ngành thì một thực trạng chúng ta thấy là đa số học sinh hiện nay còn thiếu kỹ năng sống. Biểu hiện của điều đó là sự gia tăng về bạo lực học đường, vi phạm pháp luật, liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh hay lối sống ích kỷ, vô tâm, khép mình, Đồng thời kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ bản thân giảm, không đáp ứng được yêu cầu trước thềm hội nhập quốc tế.

 Tại sao nhiều học sinh lại thiếu kỹ năng sống đến vậy? Điều này có thể giải thích đơn giản là ta chưa có phương pháp cụ thể, chưa có hình thức giáo dục cụ thể những kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta tập trung nhiều vào giảng dạy văn hóa, dạy lôgic, suy luận mà bỏ qua nhưng khía cạnh hoạt động tinh thần (cảm xúc, tình cảm)

 Ở Việt Nam để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là : học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống .

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Con đường cách mạng đó đầy chông gai, khó khăn và thử thách nhưng đã được ông cha ta tô thắm thành một truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Đồng chí Phạm Văn Thọ tại đại hội thanh niên toàn tỉnh năm 1996 đã nói: “Ông cha ta đã đổ xương máu giành độc lập, thống nhất, hòa bình cho ta. Chúng ta phải đổ mồ hôi, cơ bắp và trí tuệ để xây dựng đất nước. Đó là sứ mệnh của thế hệ chúng ta”. Vâng, chiến tranh đã qua đi nhưng bao viết thương của nó vẫn đang rỉ máu, nền hòa bình đã được lập lại nhưng nó luôn có nguy cơ bị đe dọa từ nhiều phía. Vì vậy nhiệm vụ của thanh niên trong thời đại mới là rất nặng nề. Ngày nay các đoàn viên thanh niên vẫn vững vàng trong các phong trào “thanh niên lập nghiệp” hay “tuổi trẻ giữ nước”. Có nhiều thanh niên ba lần được công nhận danh hiệu nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi. Mỗi năm có hàng trăm học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi quốc gia, hàng nghìn thanh niên hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Tại Seagames 18 chúng ta không quên tên tuổi Vũ Mạnh Cường – thành phố Hải Dương, vô địch bóng bàn Đông Nam Á. Phải chăng đó là những thanh niên tiên tiến với ý ngĩa đích thực của nó. Nói về họ thì khó có thể nói hết được, song có một điều chắc chắn họ là những người đầy nhiệt tình, năng động, biết vươn lên trong cuộc sống Nhân đây tôi muốn đề cập với các bạn câu chuyện về Bill Gates – ông chủ tập đoàn Microsolt, một trong những tỉ phú giàu nhất thế giới. Có phải vì Bill bỏ học để thực hiện ước mơ và khởi nghiệp? Đó là nét độc đáo nhưng Bill không khuyến khích chúng ta bỏ học. Có phải vì Bill giỏi toán – nên nhớ thời đó còn rất nhiều nhà toán học đương đại giỏi hơn Bill. Có phải vì Bill giàu sáng tạo và luôn chấp nhận thách thức, góp phần tạo nên diện mạo máy tính, công cụ mạnh nhất con người tạo nên? Có phải vì Bill giàu có với số tài sản gần 47 tỉ đô? Vì Bill sống đẹp và sống vì người khác hay vì tất cả? Bill Gates đã dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện. Một quỹ từ thiện trị giá 26 tỉ đôla. Rất nhiều người nhớ đến ông, rất nhiều cuốn sách nhắc tên ông. Lý tưởng của Bill Gates không phải là làm giàu mà là vì nhân loại, vì con người. Làm giàu là mong muốn chính đáng của con người nhưng nếu nói làm giàu là lý tưởng thì đó lại là một bước thụt lùi trong tiến bộ và văn minh nhân loại. Vậy lý tưởng của ta là gì? Phải chăng là sự phấn đấu giàu có phải đặt trong lý tưởng chung: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” thì sự giàu có đó mới mang giá trị và ý nghĩa cao quý. Câu chuyện về Bill Gates muốn nhắc chúng ta về điều đó. Ngày nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang xuất hiện một xu thế đổi mới theo hướng ngày càng hiện đại, văn minh hơn. Nhưng bên cạnh sự phát triển và những thanh niên ưu tú là những mặt trái của xã hội như: tệ nạn mại dâm, ma túy, đua xe và rất nhiều tệ nạn nguy hiểm khác. Đứng giữa dòng xoáy của cuộc sống, trên thực tế đã có rất nhiều đoàn viên thanh niên bị sa ngã. Chúng ta đã phải chứng kiến những cảnh đau lòng: mẹ mất con, em mất anh, bởi cách sống không mục đích, không lý tưởng. Không ít người đã không biết làm thế nào để tiêu khiển hết thời gian “Trưa không vội, tối không cần”. Thật đau lòng khi bên cạnh những học sinh chăm chỉ, ưu tú còn một bộ phận không nhỏ thanh niên, học sinh hiện nay – những người được hưởng thành quả từ sự hy sinh mồ hôi, xương máu của cha ông mà không biết trân trọng lại lãng phí thời gian vào những cuộc chơi vô bổ, rồi tự hủy hoại cuộc dời mình bằng những cuộc đua mạo hiểm, bằng những đêm vũ trường không biết ngày mai với thuốc lắc, ma túy; bằng những giờ trốn học mài tương lai với những trò chơi điện tử. Đâu đó xung quanh đây vẫn còn những học sinh có thể ngồi 5 – 7 tiếng đồng hồ trong quán chat hay nghiên cứu nô đề nhưng không thể ngồi học bình thường 15 phút. Tất cả những gì học được nằm hỗn độn trong quyển vở không tên, không lớp, không còn nguyên vẹn. Đau xót với cảnh những “nam thanh, nữ tú” túm tát, xé quần áo nhau giữa đường. Ai đó đã xem thế giới ảo là lẽ sống, phải nhuộm tóc đỏ hoe, đi xe phải bỏ hai tay mới là sành điệu. Họ có biết cái chết cận kề trong gang tấc. Nhiều bạn gái đã đánh mất sự trong sáng, thơ ngây của mình để trở thành người mẹ “bất đắc dĩ” khi tuổi đời còn quá trẻ. Liệu có khi nào các những người đó đặt ra câu hỏi: “Ai sẽ là người gánh chịu hậu quả?”. Liệu họ có biết đó chính là bản thân, gia đình và toàn xã hội. Họ có biết mất thời gian với lối sống ích kỷ, hưởng thụ là mất đi một phần đời, mất đi tương lai, cơ hội. Bất kỳ một thành công, vinh quang nào cũng phải trải qua khó khăn, gian khổ. “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại. Ai lên khôn mà chẳng dại đôi lần” Vâng! Nếu ai đã từng vấp ngã phải biết đứng dậy , không thể chìm đắm mãi trong sai lầm và thất bại. Những người mẹ luôn mong có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, con cái. Những người bác sỹ trong phòng mổ mong qua những phút giây căng thẳng. Những bệnh nhân khao khát sống thêm từng giờ từng phút. Những giáo viên mong truyền tải tới học sinh nhiều kiến thức trong một tiết học Sẽ thật đáng buồn cho những ai chỉ biết ngồi than vãn, kêu ca, để thời gian và tuổi trẻ trôi đi mà không làm được gì có ích. Là một người đoàn viên chân chính để không bị sa ngã chúng ta phải có một bản lĩnh chính trị vững vàng, thật tỉnh táo để có thể nhận thức mọi vấn đề, vượt qua những cám dỗ tầm thường. Chúng ta từng băn khoăn với câu hỏi “Thanh niên và hành trang vào thế kỷ XXI” . Ta đang sống giữa những năm đầu của thế kỷ XXI, mỗi thanh niên đều phải tự tìm lấy câu trả lời của riêng mình. Nhưng có thể khái quát câu trả lời đó là mỗi thanh niên phải ra sức, khiêm tốn học tập, nâng cao trí tuệ, rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng ý thức công dân và nếp sống lành mạnh, cống hiến sức trẻ cho cộng đồng và xã hội . Thưa các bạn. Bây giờ tôi cảm thấy hơi run. Vâng, tôi chưa đủ tự tin đứng trước tập thể. Giọng nói của tôi cũng chưa đủ truyền cảm để truyền tải đến các bạn những gì tôi muốn nói ngày hôm nay. Đó cũng là một nhược điểm mà bản thân tôi và những bạn thanh niên chưa đủ tự tin như tôi cần phải khắc phục. Tôi cũng đang rất tự hào được đứng trong đội ngũ của đoàn, được đeo chiếc huy hiệu lấp lánh có hình cánh tay nắm chắc lá cờ Tổ quốc. Gắn chiếc huy hiệu ấy lên ngực mình, nơi gần trái tim nhất, tôi và các bạn được hâm nóng trái tim mình bằng bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tích cực rèn luyện để hoàn thiện mình. Tôi tin vào các bạn, tin vào Đoàn, vào Đảng và vào chế độ chủ nghĩa xã hội. Kính thưa quý vị! Được sống trong tuổi trẻ, đó là hạnh phúc lớn nhất của đời người. Bác Hồ kính yêu từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên”. Vậy thì chúng ta những thanh niên đang rực tràn sức trẻ hãy đem sức mạnh và nhiệt huyết của mình viết tiếp những trang sử vẻ vang của Đoàn ta. Tất cả đoàn viên, thanh niên chúng ta hãy đứng lên và hoàn thành sứ mệnh của mình để thanh niên phát triển, dân tộc trường tồn, đất nước phồn vinh. Các bạn hãy cùng tôi đọc vang bài ca: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Và: “Đâu cần thanh niên có Đâu khó có thanh niên” “Hãy sống chứ không phải chỉ là tồn tại!” Với kinh nghiệm ít ỏi của mình trong công tác chủ nhiệm, tôi xin được minh họa một tiết hoạt động ngoại khóa mà tôi đã tiến hành ở lớp chủ nhiệm. Dù chưa phải là một tiết hoàn hảo, nhưng tôi nhận thấy nó cũng có hiệu quả nhất định. Đó là đem lại cho các em một không khí vui tươi cùng với các hoạt động sôi nổi nhưng cũng đầy ý nghĩa. Đồng thời cũng góp một phần vào việc rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Tất cả các em được hỏi sau tiết ngoại khóa đều cho biết hiểu sâu sắc hơn và cảm thấy tự hào hơn về truyền thống của đoàn, thấy cần có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội. Các em xác định phải phấn đấu cống hiến nhiều hơn nữa cho tập thể và xác định hướng đi cho bản thân trong tương lai. Các em thấy mình còn thiếu sót và phấn đấu để hoàn thiện bản thân. Những em tham gia trong đội thi thì sau hoạt động tự tin hơn khi đứng trước tập thể, biết hợp tác và chia sẻ, phát huy sức mạnh của tập thể. Đồng thời các em biết quả lý thời gian có hiệu quả, biết quý trọng từng phút giây. Đặc biệt qua hoạt động các em đã tự đánh giá được năng lực của bản thân và đánh giá khả năng của người khác. III. Kết luận và khuyến nghị Qua những vấn đề vừa tìm hiểu ở trên, chúng ta thấy rằng các hoạt động ngoại khóa rất quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Nhà trường THPT cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa quy mô và phong phú hơn nữa, huy động sự tham gia của nhiều học sinh và giáo viên hơn. Với chủ trương xã hội hóa giáo dục như hiện nay, nhà trường có thể tăng cường đầu tư kinh phí cho các hoạt động này ngày càng có hiệu quả hơn. Những món quà nhỏ nhưng trở thành nguồn động viên, khích lệ lớn đối với các em học sinh. Khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm cần gặp gỡ trao đổi với phụ huynh học sinh về những vấn đề họ lo lắng hay mong muốn ở con em mình để thiết kế các hoạt động cho phù hợp hơn. Giáo dục là một quá trình tác động qua lại, là quá trình hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội đa dạng, được tổ chức có mục đích có kế hoạch của các nhà giáo dục và người được giáo dục để hình thành nhân cách hoàn thiện trong nhà trường. Trong công cuộc đổi mới hiện nay của đất nước ta khi yếu tố con người được coi trọng về tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần, nhân cách của con người càng được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực xã hội Nhà trường không những dạy chữ mà còn dạy người. Trên đây là một vài suy nghĩ góp nhặt thiển cận xin được chia sẻ với thầy cô, rất mong  sự đóng góp thêm cho tài liệu này được hoàn thiện hơn nữa. Mong rằng sẽ phần nào giải quyết được vướng mắc của thầy cô trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta đều chung ý tưởng “tất cả vì học sinh thân yêu”. Xin trân trọng cảm ơn!

File đính kèm:

  • docSKKN giao duc ki nang song.doc
Giáo án liên quan