Mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta là hướng tới sự phát triển toàn diện cả về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất (giờ học thể dục) trong nhà trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác. Mục tiêu môn học thể dục bậc THCS hướng tới là: rèn luyện, giữ gìn bảo vệ và nâng cao sức khoẻ- thể chất cho học sinh.
Điền kinh là môn thể thao bao gồm các nội dung : đi bộ, chạy nhảy và phối hợp. Chạy ngắn là một môn điển hình phát triển tốc độ, thuộc loại hoạt động có chu kì và có cường độ cực lớn của điền kinh. Chạy ngắn có tác dụng tốt đến việc tăng cường các chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể và hệ thống thần kinh, nâng cao khả năng làm việc căng thẳng trong điều kiện thiếu ôxi, nhanh chóng huy động tiềm lực của cơ thể bồi dưỡng, nâng cao kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn.
Thông qua tập luyện môn chạy ngắn rèn luyện tinh thần dũng cảm ngoan cường, không ngại khó khăn, có ý trí vươn lên, quyết chiến, quyết thắng, nhanh nhẹn, sáng tạo và nhận thức nhanh trong học tập cho học sinh. Chạy ngắn là biện pháp chính để phát triển sức nhanh đồng thời là cơ sở để nâng cao tố chất khác như sức bền ( chạy bền), sức bật (nhảy cao- nhảy xa).Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho học sinh tham gia học tập và lao động sản xuất, là biện pháp tích cực để bảo vệ và tăng cường sức khoẻ nâng cao khả năng vận động cho học sinh.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp giảng dạy môn chạy cự ly ngắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góc độ nhỏ.
- Đánh lăng: Đùi kéo theo được phần hông cùng phía, tay đánh nhịp nhàng, động tác tư thế thoải mái không gò bó, trọng tâm lên xuống ít.
- Chạy về đích: Tư thế bình thường không bị cải biến, giữ vững tốc độ, chạm dây đích kịp thời, không nhảy lên cao.
Đối với khối 7 yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối chính xác chưa yêu cầu cao. Khối lớp 9 thực hiện được thành thạo và tính chính xác ở mức độ cao hơn trong các giai đoạn kỹ thuật.
*Yêu cầu về thành tích: Theo lứa tuổi, giới tính, cũng như tình trạng sức khoẻ và đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể.
Nói tóm lại: Giảng dạy và huấn luyện tốt môn chạy cự ly ngắn chúng ta cần chú ý nâng cao tư tưởng, tính khoa học trong giảng dạy, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đây là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường đồng thời đây là vấn đề còn yếu hiện nay.
Ta cần chú trọng trau rồi kiến thức cho học sinh, thay đổi phương pháp giảng dạy thật khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường cũng như địa phương, khi giảng dạy phải tập trung giải quyết khâu cơ bản đảm bảo tính chính xác, tránh nóng vội theo thành tích dẫn đến định hình sai, khó sửa chữa, thực hiện đầy đủ các phần khởi động và hồi tĩnh vì cường độ, khối lượng vận động của môn chạy ngắn rất lớn, đòi hỏi có khả năng huy động sức nhanh và sức mạnh ở mức tối đa trong thời gian ngắn nhất. Chú ý đảm bảo an toàn để phòng chống chấn thương trong giảng dạy và tập luyện môn này.
3- KếT Quả CủA Đề TàI :
Qua một năm nghiên cứu áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy các em đã hiểu được vai trò, tác dụng của việc học tập môn thể dục nói chung và môn chạy ngắn nói riêng. Các em đã biết tự tập luyện, nâng cao thành tích, hầu như các em đều ham thích học môn này. Qua đây, tôi hứng thú hơn trong công tác chuyên môn, giảng dạy chương trình chính khoá cũng như huấn luyện tham gia thi các giải đạt kết quả. Năm học trước tôi nhận thấy, các em khi tập luyện còn chưa nhiệt tình, sợ tập thể dục, kết quả giảng dạy bộ môn còn chưa cao, học sinh tham gia các giải mới chỉ dừng lại ở cấp huyện, chưa có cấp tỉnh. Các em chưa thực sự hiểu được vai trò, tác dụng của việc học tập môn thể dục nói chung và môn chạy cự ly ngắn nói riêng. Giờ học còn gò bó, nặng nề. Nhưng với lòng say mê nghề nghiệp, tôi thường xuyên tham gia dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, không ngừng học tập, nhất là trong kỳ thi giáo viên giỏi. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thay đổi phương pháp dạy sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi ở các khối lớp. Vì vậy tôi nghiên cứu và xây dựng đề tài này. Một số kết quả đạt được như sau :
Một là, nâng cao hứng thú và chất lượng tiếp thu các bài tập- động tác ở học sinh. Do đó, học sinh đạt kết quả khá- giỏi cao và không còn học sinh yếu- kém môn thể dục. Qua giảng dạy, tôi khắc phục được tình trạng không đồng đều giữa các em đáp ứng yêu cầu của chương trình thể dục mới. Kết quả thu được sau khi kiểm tra kết thúc nội dung thu được:
+ Lớp 9A: Loại giỏi 10 em(41,7%)
Loại khá 10 em(41,7%)
Loại trung bình 4 em(16,6%)
+ Lớp 7B: Loại giỏi 12 em(54,5%)
Loại khá 6 em(27,3%)
Loại trung bình 4 em(18,2%)
Hai là, hoạt động tập luyện của các em diễn ra chủ động tích cực, mạnh dạn hơn. Qua tập luyện, tôi đã phát hiện và động viên các em tham gia thi thể thao các cấp đạt kết quả cao. Năm 2009- 2010 xếp thứ 4/17 trường toàn huyện. Năm học 2010- 2011, thành tích của trường đạt được:
* Cấp huyện đạt: 1 giải nhất môn nhảy cao
1 giải nhất chạy 60m nữ
1 giải nhì và 1 giải ba môn đá cầu
1 giải ba môn đá cầu nữ
Ba là, Quỹ thời gian giáo viên hoạt động giảm dần và tăng dần hoạt động tập luyện của trò. Lúc này người giáo viên với vai trò hướng dẫn động tác, quan sát tập luyện và củng cố động tác cho học sinh.
4- Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy các môn chạy nói chung cũng như môn chạy cự ly ngắn nói riêng được các em cho rằng dễ học nên trong lớp ít chú ý nghe phân tích kỹ thuật động tác chỉ muốn chạy ngay và mở hết sức để chạy thể hiện mình.
Nếu ta phân tích qua loa, hướng dẫn làm mẫu không cụ thể, không có phương pháp gây hứng thú thu hút học sinh thì chất lượng giờ dạy sẽ hạn chế. Các em sẽ không nhận thấy tác dụng của môn học mà chỉ thấy mệt mỏi và chán nản.
Muốn khắc phục tình trạng chung của học sinh khi học môn này cần phải thay đổi ngay phương pháp giảng dạy. Cụ thể tổ chức trò chơi “Cướp cờ” hay “lò cò tiếp sức”... sau đó cho các em vào học bài mới.
Phải giảng giải phân tích cho học sinh thấy được mục đích ý nghĩa của việc chạy ngắn với hoạt động học tập và rèn luyện sức khoẻ.
Phải khởi động chu đáo trước khi bước vào giờ học và thả lỏng- hồi tĩnh tích cực chống mệt mỏi sau khi tập luyện.
Tăng cường tổ chức thi đấu khi các em đã nắm vững hoàn chỉnh kỹ thuật. Thi thành tích giữa cá nhân, nhóm với nhau và có hình thức khen thưởng để khuyến khích động viên các em. Từ đó giúp các em hứng thú hơn trong học tập môn thể dục nói riêng và các môn văn hóa nói chung.
Triển vọng của đề tài:
Qua quá trình nghiên cứu và thể nghiệm thực tế của đề tài, tôi thấy rằng có thể áp dụng giảng dạy rộng hơn cho các lớp khối khác góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn TD ở trường THCS. Điều này cũng được đồng nghiệp cùng trường đồng tình hưởng ứng. Vì lẽ đó, tôi mong muốn mô hình tổ chức giờ học của mình được đồng nghiệp trong và ngoài trường THCS Nhạo Sơn tham khảo và vận dụng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy thực tế môn học thể dục trong nhà trường THCS.
Phần thứ III: kết luận
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, tôi cho rằng muốn giảng tốt nội dung chạy cự ly ngắn trong một giờ học cùng 1-2 nội dung khác, cần chú ý tới các yếu tố :
Thứ nhất là, giáo viên phải có năng lực chuyên môn TD vững vàng, biết vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học và điều kiện sân bãi phù hợp với các bài tập động tác cụ thể.
Thứ hai là, người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu và tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu từng bài và đặc điểm sức khỏe giới tính của từng học sinh và nhóm học sinh. Đồng thời cập nhật kịp thời thành tích các môn thể thao trong nước và thế giới.
Thứ ba là, người giáo viên phải kết hợp linh hoạt giữa đánh giá kiểm tra của thầy với tự đánh giá của trò. Qua đó uốn nắn, động viên, nhắc nhở sửa chữa cho phù hợp và hiệu quả với từng cá nhân học sinh.
Thứ tư là, cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện nội dung chạy ngắn cần được đầu tư để dần hoàn chỉnh. Điều này là cơ sở hình thành cảm giác động tác đúng và đánh giá đúng thành tích của học sinh. Đây cũng là kiến nghị với cấp trên để tạo thuận lợi cho công tác giảng dạy chạy ngắn nói riêng và bộ môn TD nói chung trong nhà trường THCS Nhạo Sơn.
Nhìn chung hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường THCS hiện nay đòi hỏi nhiều yếu tố. Vì thế mỗi người giáo viên trong từng giờ học phải trăn trở suy nghĩ tìm ra cách tổ chức hoạt động thích ứng giúp học sinh tiếp cận và lĩnh hội các bài tập, động tác nhanh và hiệu quả. Chương trình dạy học TD mới mỗi giờ học có từ 2-3 nội dung tập luyện. Muốn học sinh tiếp thu đầy đủ, người giáo viên phải có lòng yêu nghề, yêu trẻ và dành thời gian luyện tập tìm ra những phương pháp truyền thụ phù hợp. Làm thế nào để học sinh tích cực, chủ động luyện tập phần chính là do vai trò của người giáo viên.
Xác định nghiên cứu vấn đề này tôi muốn xây dựng mô hình tổ chức hoạt động tập luyện có hiệu quả nội dung: chạy ngắn trong giờ học TD có từ 2-3 nội dung ở trường THCS. Tùy từng giờ dạy và các tình huống nảy sinh cụ thể, người giáo viên cần vận dụng linh hoạt khéo léo để nâng cao nhận thức và hứng thú tập luyện cho học sinh. Như vậy, người thầy đă hình thành cơ sở để trò tiếp thu và có cảm giác về động tác- bài tập.
Những ý kiến trên đây mới chỉ ở mức độ nghiên cứu của cá nhân nên còn cần được rất nhiều góp ý bổ sung để hoàn chỉnh hơn. Tôi rất mong được sự quan tâm đóng góp xây dựng ý kiến nhiệt thành tâm huyết của các bậc thầy và các bạn bè đồng nghiệp cho đề tài này. Như vậy đề tài sẽ hoàn chỉnh và dần hữu ích đóng góp cho công tác giảng dạy môn học TD ở bậc THCS hiện nay. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn thể dục nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt nam phát triển toàn diện :đức- trí- thể- mỹ- lao, góp phần vào việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, “khoẻ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”, giúp cơ thể phát triển cân đối, nâng cao khả năng nhận thức, rèn luyện đức tính khiêm tốn, tự tin, trung thực và yêu cuộc sống./.
Xin chân thành cảm ơn !
Nhạo Sơn, ngày .... tháng.... năm 2011.
Người viết
Lê Quý Dũng
nHÂN XéT
CủA HộI ĐồNG KHOA HọC GIáO DụC:
Nhận xét,đánh giá của Hội đồng khoa học trường THCS Nhạo Sơn :
Xếp loại : Ngày ...tháng....năm 2011
Chủ tịch HĐKH trường
Nhận xét,đánh giá của Hội đồng khoa học
Phòng giáo dục-đào tạo Huyện Sông Lô:
xếp loại : Ngày....tháng.....năm 2011
Chủ tịch HĐKH
Phần phụ lục
Tên tiêu đề
Trang
Phần I : đặt vấn đề
I.lý do chọn đề tài
1- Cơ sở lý luận:
2- Cơ sở thực tiễn:
II - Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài:
1- mục đích, yêu cầu:
2- nhiệm vụ:
III -đối tượng, phạm vi, thời gian, Phương pháp nghiên cứu đề tài:
1- Đối tượng nghiên cứu:
2- phạm vi nghiên cứu :
3- thời gian nghiên cứu:
4- phương pháp nghiên cứu:
Phần II : Nội dung của đề tài :
1- thực trạng của đối tượng nghiên cứu:
2- Giải pháp thực hiện:
2.1- Phương pháp giảng dạy kỹ thuật chạy giữa quãng:
2.2- Phương pháp giảng dậy kĩ thuật xuất phát và chạy lao :
2.3- Phương pháp giảng dạy và kĩ thuật về đích và hoàn chỉnh:
2.4- Yêu cầu kiểm tra:
3- KếT Quả CủA Đề TàI :
4- Bài học kinh nghiệm:
5.Triển vọng của đề tài:
Phần III: kết luận
1
1
1
1
2
2
2
2
2
2
2
2
3
3
4
5
5
6
6
7
8
9
9,10
Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa thể dục 6,7,8,9,
Sách giáo viên thể dục 6,7,8,9
Tài liệu luật điền kinh
4. Sách tâm lí lứa tuổi THCS
5. Giáo trình thể dục cho sinh viên sư phạm
6. Kỉ lục các môn điền kinh
File đính kèm:
- SANG_KIEN_KINH_NGHIEM_CHAY_NGAN.doc