Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường THCS - Năm học 2009-2010 - Lê Ngọc Thảo

Năm học 2009- 2010 là năm học thứ 8 thực hiện giảng dạy chương trình theo SGK mới. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đæi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo điều khiển học sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự dẫn dắt điều khiÓn của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phù hợp với đối tượng học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của người giáo viên. Nhận thức được điều đó tôi mạnh dạn tìm hiÓu và nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường trung học cơ sở.

doc24 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường THCS - Năm học 2009-2010 - Lê Ngọc Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở đang ngày càng được quan tâm từ hai phía : Cả giáo viên và học sinh. Và một vấn đề đặt ra là : làm thế nào để nâng cao chất lượng của học sinh qua sử dụng phương pháp sao cho phù hợp. 3.3. Đánh giá thực trạng. Nhìn chung các trường trung học cơ sở toàn quốc nói chung thì việc sử dụng phương pháp dạy học cho học sinh đã và đang rất được chú trọng. Đa số giáo viên đã dùng phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường trung học cơ sở, đặc biệt là mỗi giáo viên đã tìm ra phương pháp riêng cho mình để phù hợp với đặc điểm của học sinh từng lớp. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, tạo sự hứng thú cho học sinh trong việc học. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì việc áp dụng phương pháp ở các trường Trung học cơ sở vẫn còn có những bất cập, những tồn tại. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi xin mạn phép đưa ra một số nguyên nhân của những tồn tại đã nói ở trên. 3.3.1. Nguyên nhân chủ quan. * Đối với giáo viên. Bên cạnh những giáo viên rất nhiệt tình, tận tụy, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng các giờ học nói chung và chất lượng của việc dạy học tự chọn trong môn Thể dục nói riªng thì vẫn còn một số giáo viên chưa thực sự nhận biết được tầm quan trọng của việc đưa những phương pháp vào giảng dạy môn thể thao tự chọn, dẫn đến hiệu quả giờ học chưa cao. Ngoài ra, một số giáo chưa có phương pháp phù hợp và hiệu quả. Có giáo viên do phương pháp yếu nên học sinh thực hiện các động tác trong môn học chưa hiệu quả, hoặc đưa ra phương pháp chưa lôi cuốn được HS, thị phạm động tác còn chưa dứt khoát nên học sinh học theo cái sai của chính giáo viên dạy. * Đối với học sinh. Bên cạnh những học sinh có ý thức học, có ý thức tập luyện thì còn rất nhiều học sinh chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc đưa phương pháp vào dạy học môn thể thao tự chọn các em còn lười trong việc rèn luyện hoặc tập có tính ỷ lại không thực hiện các động tác, nhiều em trong giờ học còn chưa chú ý vào bài học. Do trình độ nhận thức, khả năng cảm thụ của học sinh có sự khác nhau dẫn tới thực trạng,c¸c em thực hiện động tác kĩ thuật chưa được đồng đều vì thế chất lượng các giờ học Thể dục chưa đạt kết quả cao như mong muốn. 3.3.2. Nguyên nhân khách quan. * Đối với giáo viên : Do lượng thời gian cho mỗi tiết học còn ít nên giáo viên không quan tâm hết mọi học sinh trong lớp, chỉ quan tâm đến các em thực hiên tốt và khá tốt. Do cơ sở vật chất, đồ dùng thiết bị dạy học còng chưa thực sự là đầy đủ nên có ảnh hưởng tới chất lượng giờ học. Do việc môn thể dục ở các trường không được coi trọng trong các môn ở trường Trung học cơ sở nên giáo viên chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức tới việc nghiên cứu phương pháp vào bài dạy. * Đối với học sinh : Do học sinh chưa thực sự nhận được hướng dẫn của giáo viên, chưa nhận được sự quan tâm đúng mực của các phụ huynh ...nên hiện thực học sinh còn yếu trong các trường trung học cơ sở. Trên đây là một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc phương pháp dạy học thể thao tự chọn mà tôi đã rút ra được qua điều tra, nghiên cứu thực trạng ở trường trung học cơ sở trong quá trình hoàn thành đè tài nghiên cứu khoa học về ‘‘Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở ’’. Rất mong các thầy cô - những người làm công tác giáo dục hãy quan tâm hơn nữa tới việc đưa những phương pháp vào tiết dạy ; hãy tận tụy, kiên trì, không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu và trau dồi kĩ năng, phương pháp để phục vụ cho sự nghiệp giảng dạy nói chung và việc đưa phương pháp vào dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở nói riêng được tốt. 3.4. Đề xuất biện pháp ‘‘phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở’’. Để góp phần vào việc khắc phục các mặt còn tồn tại và để phát huy được tác dụng của phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở, tôi xin phép đưa ra một số đề xuất phương pháp như sau : * Đối với giáo viên : - Tôi đã nghiên cứu kĩ các phương pháp dạy học Thể dục nhằm giải quyết các nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, hình thành kĩ năng, góp phần giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực. Vì vậy có rất nhiều phương pháp dạy học chia ra nhiều nhóm khác nhau : + Nhóm phương pháp sử dụng lời nói : Các phương pháp thường gặp trong nhóm phương pháp sử dụng lời nói gồm có các hình thức ; phân tích, giảng giải, kể chuyện và thảo luận (đàm thoại). + Nhóm phương pháp trực quan : trực quan là tiền đề cần thiết và không thể thiếu được trong dạy học thể dục, tính trực quan trong dạy học thể dục biểu hiện ở việc sử dụng rộng rãi các cảm giác, các thụ cảm của nhiều giác quan, giúp học sinh nhanh chóng có khái niệm, biểu tượng về động tác hoặc mô tả tượng trưng. + Nhóm phương pháp luyện tập : là phương pháp luyện tập một động tác toàn vẹn với kết cấu của nó. Luyện tập để đạt mục đích hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động và phát triển tố chất vận động. Để tích cực hóa giáo viên cần có những thông tin nhận xét đánh giá kịp thời sẽ có tác dụng đối với người tập. * Đối với học sinh : - Tôi đưa ra những phương pháp phù hợp vận dung đối với các em để phù hợp với lứa tuổi  ví dụ như : ở lứa tuổi Trung học cơ sở các em rất hiếu động các em luôn có sự ganh đua nhau trong mọi lĩnh vực. Đó chính là hình thức tổ chức sao cho hoạt động các em đạt hiệu quả cao. - Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức các cuộc thi bằng các hình thức. + Dẫn bóng hình chữ Z. + Chuyền bóng trúng đích. + Tâng bóng tính điểm. Nói chung các phương pháp giáo viên đưa ra phải phù hợp với tiết học từng nội dung cụ thể, từ đó mới thu hút học sinh mới phát huy được tính tích cực trong học tập, nâng cao chất lượng. Kết luận chương 3 Sau một thời gian tìm hiểu nguyên nhân và đề ra nh÷ng phương pháp cụ thể và thực hiện đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường . Kết quả như sau : Học sinh giỏi 45 em chiếm 12,1% Học sinh khá 127 em chiếm 34,1% Học sinh trung bình 185 em chiếm 49,8% Học sinh yÕu 15 em chiếm 4% Qua số liệu ta thấy tỉ lệ khá giỏi chiếm tới 76%, tỉ lệ trung bình trở lên 96%, tỉ lệ yếu kém chiÕm 4% Với bảng kết quả này, so với kh¶o s¸t chÊt l­îng ®Çu n¨m thì đã có sự tiến bộ. Điều này cho thấy : việc đưa phương pháp vào dạy học thể thao tự chọn đặc biệt là môn bóng đá trong trường trung học cơ sở đã được giáo viên quan tâm, coi trọng và có sự đầu tư, rèn luyện. III. phần kết luận - kiến nghị 1. Kết luận. Phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở là phương pháp hữu ích cho giáo viên khi soạn giáo trình thể dục ở trường Trung học cơ sở. Khi giáo viên dạy bất cứ môn tự chọn nào trong chương trình Thể dục giáo viên rất cần đến phương pháp dạy. Tuy nhiên, không phải bất cứ giáo viên nào khi sử dụng còng đều sử dụng tốt các phương pháp, đạt hiệu quả như mong muốn. Qua dạy thực nghiệm, dự giờ thao giảng trao đổi với giáo viên và học sinh, tôi thấy vấn đề sử dụng phương pháp áp dụng cho môn bóng đá cho học sinh trong giờ Thể dục, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở là vấn đề hết sức quan trọng. Nó góp phần rất lớn trong sự thành công của mỗi tiết dạy khi giáo viên lên lớp. Vì vậy, để đảm bảo việc sử dụng tốt, có chất lượng thì giáo viên phải có sự nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp giảng dạy này. Ngoài việc cần nắm chắc phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, đúng nội dung bài dạy thì người giáo viên còn cần phải có sự chuẩn bị đồ dùng dạy học trước khi lên lớp sao cho thu hút được sự chú ý của học sinh. Mặt khác, khi sử dụng phương pháp này phải có sự kết hợp hài hòa, khéo léo giữa các phương pháp giảng dạy môn Thể dục để tạo sự lô gíc cho bài giảng. Thông qua việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường Trung học cơ sở giúp cho học sinh phải nắm bắt được kiến thức giáo viên truyền đạt. Vì vậy, thể thao tự chọn trong phân môn Thể dục người giáo viên cần phải quan tâm đến hệ thống hóa kiến thức vừa phải với từng đối tượng, để học sinh dần thích nghi với cuộc sống và trí nhớ tiếp thu bài tốt. 2. Kiến nghị : Là giáo viên dạy Thể dục, tôi luôn mong muốn học sinh của mình nói riêng và tất cả các em học sinh nói chung sẽ học tốt mọi môn học. Việc đưa phương pháp dạy học thể thao tự chọn môn bóng đá trong trường trung học cơ sở giúp các em tiếp thu tốt kiến thức ở lớp cũng như ở trường. Để được chất lượng giáo dục như mong muốn, theo tôi người giáo viên phải tích cực học hỏi, trau dồi kiến thức, phương pháp giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp những kinh nghiệm để giảng dạy ngày một tốt hơn. Các tổ khối nhà trường, phòng giáo dục cần thường xuyên tổ chức xây dựng chuyên đề, dạy thực nghiệm tìm ra những hướng đi đúng giúp giáo viên nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. Bên cạnh những kiến thức, kinh nghiệm, người giáo viên cần phải có tâm huyết, có trách nhiệm với học sinh, thương yêu học sinh như chính con em mình, kiên trì không nôn nóng, nhẹ nhàng, gần gũi để động viên học sinh học tập tốt hơn. Về phía học sinh : Các em cần phải được chuẩn bị đầy đủ về tâm thế, ý thức, sẵn sàng cho việc vào học môn thể dục. Về phía cha mẹ học sinh : Cần tạo cho con em mình những điều kiện tốt về thời gian và môi trường học tập. Dành thời gian gần gũi, quan tâm, động viên con em mình đồng thời thường xuyên gặp gỡ thầy cô giáo để nắm bắt rõ khả năng cũng như kết quả học tập của các em. Với những điều kiện như thế, tôi tin chắc các em học sinh sẽ tiếp thu tốt tất cả các môn học. Trên đây là một sè công việc mà tôi đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện trong quá trình giảng dạy với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo những lớp người mới, những chủ nhân của đất nước mai sau. Qu¶ng H­ng, ngµy 11 th¸ng 01 n¨m 2010 Ng­êi viÕt Lª Ngäc Th¶o V. §¸nh gi¸ cña H§KH cÊp tr­êng: VI. §¸nh gi¸ cña H§KH Phßng GD - §T: Chñ tÞch héi ®ång VII. §¸nh gi¸ cña H§KH UBND HuyÖn: Chñ tÞch héi ®ång

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc