Sáng kiến kinh nghiệm- Nâng cao hiệu quả dạy và học phần cơ học Vật lý lớp 8 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN

- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Thúy Năm sinh: 1984

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Vật lý

- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Giáo viên dạy môn: Vật lý (lớp 7A1, 7A2, 7A3, 8A1, 8A2, 8A3, 8A4); Công nghệ: (Lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4)

- Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hội

II. NỘI DUNG

 Tên đề tài sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:

 - Tên đề tài: “Nâng cao hiệu quả dạy và học phần cơ học Vật lý lớp 8 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn”

 - Lĩnh vực áp dụng: Phần cơ học vật lý 8

 - Nội dung: Nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn, xây dựng lòng yêu thích môn học, tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng trong tiết học, cho thấy kiến thức gần gũi với đời sống thực tế.

 Trên đây là bảng đăng ký đề tài sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản thân tôi trong năm học 2013-2014.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm- Nâng cao hiệu quả dạy và học phần cơ học Vật lý lớp 8 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i trong năm học 2013-2014 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp cơ sở. Mỹ Hội, ngày 04 tháng 04 năm 2014 Thủ trưởng đơn vị Người báo cáo (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thanh Thúy CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Mỹ Hội, ngày 04 tháng 04 năm 2014 BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN, HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ NĂM HỌC 2013-2014 Kính gửi: Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện Cao Lãnh. Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Thúy Chức vụ: Giáo viên dạy lớp Đơn vị công tác: Trường THCS Mỹ Hội Những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án góp phần hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của đơn vị năm học 2013-2014 STT Nội dung sáng kiến Hiệu quả của sáng kiến 1. - Từ những thực trạng nêu trên tôi thấy rằng: “Nâng cao hiệu quả dạy và học phần cơ học môn vật lý 8 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn”. Bản thân áp dụng các biện pháp sau: + Người giáo viên cần nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định được kiến thức trọng tâm, tìm hiểu, tham khảo các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với từng học sinh ở thành thị, nông thôn ; đôi lúc cần quan tâm đến tính cách sở thích của đối tượng tiếp thu, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà; đôi lúc có khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học môn vật lý. Tuy nhiên, thời gian giành cho vấn đề này là không nhiều, “nó như thứ gia vị trong đời sống không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống”. - Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu - Ngoài những hiện tượng tự nhiên trong sách giáo khoa đã đề cập giáo viên cần tìm thêm nhiều hiện tượng trong thực tế khác đồng thời lựa chọn, phân loại để áp dụng vào từng bài và từng giai đoạn trong tiết học một cách phù hợp thì nó giúp tăng hiệu quả dạy và học cao hơn. Bản thân có những cách áp dụng sau: a) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi, thí nghiệm hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp. Ví dụ: Vì sao các vật như kim khâu, mũi khoan, dùi, đột người ta thường làm đầu nhọn? Các vật như dao, kéo, lưỡi cuốc, lưỡi xẻng người ta thường mài sắc? (Áp dụng: Hiện tượng này có thể nêu thông qua phần đặt vấn đề bài 7 Áp suất). b) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống nhằm khắc sâu công thức vật lý: Ví dụ: Tại sao càng lặn sâu xuống đáy biển, ta thường thấy đau trong tai và thậm chí đau khắp toàn thân? (Áp dụng: Hiện tượng trên sử dụng cho bài 8 Áp suất chất lỏng, nhằm khắc sâu ý nghĩa công thức tính áp suất chất lỏng p = d.h). c) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống sau khi đã kết thúc bài học. Ví dụ: Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc? (Áp dụng: Hiện tượng sử dụng cho bài 5 Sự cân bằng lực – Quán tính, nhằm củng cố khắc sâu khái niệm quán tính). d) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua các bài tập tính toán. Ví dụ: Một người trông thấy tia chớp ở xa, và sau đó 5,5s thì nghe thấy tiếng sấm. Tính xem tia chớp cách người đó bao xa. Cho biết trong không khí thì âm truyền với vận tốc 340m/s, ánh sáng truyền với vận tốc 300000km/s. (Áp dụng: Hiện tượng sử dụng cho bài 2 Vận tốc, nhằm vận dụng công thức v = đồng thời giải thích được tại sao ta trông thấy tia chớp trước rồi lại nghe tiếng sấm sau). e) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua chuyển ý qua các phần. Ví dụ 1: Miếng gỗ thả vào nước lại nổi, đứng yên trên mặt chất lỏng chứng tỏ điều gì? (Áp dụng: Muốn chuyển ý từ phần I sang phần II của bài 12 Sự nổi ta nêu hiện tượng ở ví dụ 1). Ví dụ 2: Tại sao ở Biển Chết một người có thể nằm khoanh tay gối đầu trên mặt biển dù không biết bơi? (Áp dụng: Muốn chuyển ý từ phần II sang phần III của bài 12 Sự nổi ta nêu hiện tượng ở ví dụ 2). f) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua các thí nghiệm. Ví dụ: Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước thì nước không chảy ra ngoài. Tại sao? (Áp dụng: Bài áp suất khí quyển). g) Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường từ đó liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Ví dụ 1: Lúc chạy để tránh con chó đuổi bắt, con cáo thường thoát thân bằng cách bất thình lình rẽ ngoặt sang hướng khác, đúng vào lúc con chó định ngoạm cắn nó. Tại sao làm như vậy chó lại khó bắt được cáo? Ví dụ 2: Tại sao chạy lấy đà trước, ta lại nhảy được xa hơn là đứng tại chỗ nhảy ngay? Ví dụ 3: Khi bị trượt chân hay bị vấp ngã, người ta ngã như thế nào? Tóm lại: Qua các hiện tượng ta rút ra được kết luận: mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính. - Bản thân còn lựa chọn một số hiện tượng trong thực tiễn trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng vào bài học. Bước đầu thông qua các tiết dạy và các bài kiểm tra thường xuyên, định kì bản thân thấy đạt các kết quả sau: - Học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, có hiệu quả hơn, tự tin hơn. Các em bước đầu vận dụng một cách linh hoạt vào việc giải thích các hiện tượng, học sinh có khả năng tư duy tốt hơn, đa dạng, phong phú, không còn lúng túng. - Tôi nhận thấy, việc học sinh được tiếp cận với những vấn đề hết sức gần gũi trong cuộc sống đã làm cho các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực hơn. Các em rất hứng thú trong học tập và các em ngày càng yêu thích môn học hơn. Kết quả khảo sát “Em có thích học phần cơ học bộ môn Vật lý 8 không?” + Đầu năm học 2013-2014: Tổng số học sinh khảo sát: 128 học sinh Không thích Bình thường Thích Rất thích 35 55 27 11 + Đến sau học kì I năm học 2013-2014: Tổng số học sinh khảo sát: 128 học sinh. Không thích Bình thường Thích Rất thích 17 19 51 45 - Học sinh trở nên thích học vật lý hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi lại đến hỏi. Kết quả ở phần cơ học 100% học sinh không cúp, trốn tiết. - Vận dụng sáng kiến vào quá trình giảng dạy, tôi thấy có hiệu quả hơn so với trước đây, chất lượng bộ môn tăng lên rõ rệt: + Điểm kiểm tra định kì trên trung bình của bộ môn nâng lên đáng kể cụ thể: * Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài (Điểm khảo sát đầu năm): 8-10 6,5-<8 5-<6,5 3,5- <5 2,1-<3,5 40 25 37 16 10 31,3% 19,5% 28,9% 12,5% 7,8% * Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài (Điểm kiểm tra HKI): 8-10 6,5-<8 5-<6,5 3,5- <5 2,1-<3,5 48 41 30 8 1 37,5% 32% 23,4% 6,3% 0,8% + Tỉ lệ học sinh khối 8: khá, giỏi tăng, học sinh yếu, kém giảm. Kết quả đạt được khi thực hiện đề tài tính đến học kì I năm học 2013-2014 so với khảo sát đầu năm học 2013-2014 là: Giỏi tăng thêm (6,2%), khá tăng thêm (12,5%), yếu giảm đi (6,2%), kém giảm đi (7%). - Trước khi thực hiện đề tài không có học sinh nào đến trao đổi, hay hỏi một vấn đề, sự việc về thắc mắc trong thực tế. Nhưng sau khi thực hiện đề tài đã có một số em thường đến trao đổi hoặc trong giờ học đặt ra các các vấn đề mà các em thắc mắc trong thực tiễn cuộc sống, rút ngắn được khoảng cách giữa giáo viên với học sinh, tạo sự gần gũi thân thiết với các em hơn. - Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong phong cách dạy của mình có thể tránh được sự nhàm chán, làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, hướng học sinh hiểu bài một cách dễ dàng và hiệu quả. Nhưng người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo về thời gian vì tiết học chỉ có 45 phút. - Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt: lớp có thực hiện thì học rất sôi nổi, lớp không áp dụng thì học rất nhàm chán, hiệu quả tiếp thu kiến thức một cách áp đặt, dễ quên. - Đề tài này góp phần tìm ra nhiều hiện tượng liên quan đến bài học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước, tạo lòng tin với phụ huynh và học sinh. - Đề tài này giúp học sinh rèn luyện kĩ năng diễn đạt ngôn ngữ vật lý, giúp học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. - Thông qua các hiện tượng giuùp hoïc sinh biết raát nhieàu kieán thöùc boå ích, goùp phaàn naâng cao chaát löôïng hoïc taäp, ñoàng thôøi giuùp hình thaønh kỹ naêng soáng cho caùc em. - Cách nêu hiện tượng khi kết thúc bài học có thể tạo cho học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. - Cách nêu hiện tượng thông qua các bài tập giúp cho học sinh trong khi làm bài tập lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt. - Nêu hiện tượng để chuyển ý qua các phần có thể góp phần tạo bài học có liên tục và không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê vật lý. - Học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tái tạo lại kiến thức qua các tình huống trong cuộc sống hay những lúc bắt gặp hiện tượng,. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng vật lý vào đời sống thực tiễn. - Thông qua thí nghiệm tạo ra tình huống hấp dẫn, bất ngờ, lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập, làm cho học sinh không có cảm giác khó hiểu vì có nhiều vấn đề lý thuyết nếu đề cập theo tính đặc thù của bộ môn thì khó tiếp thu được nhanh so với gắn nó với thực tiễn. Trên đây là những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới (gọi chung là sáng kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm học 2013-2014 Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt và công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở (CSTĐ cấp tỉnh). XÁC NHẬN NGƯỜI BÁO CÁO (của Thủ trưởng đơn vị, Trưởng phòng và tương đương) Nguyễn Thị Thanh Thúy

File đính kèm:

  • docNang cao hieu qua day va hoc phan co hoc Vat ly lop 8 bang viec giai thich cac hien tuong thuc tien.doc