Đề cương ôn tập học kỳ II lịch sử 8

Câu 3: Hiểu được khái niệm “Cần Vương” trình bày được hai giai đoạn của phong trào Cần Vương.

* Cần Vương: Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua (diễn ra ở VN vào nửa cuối TK XIX).

* Hai giai đoạn của phong trào Cần Vương:

+ Giai đoạn 1: (1885-1888)

 - Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước

 - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

 - Địa bàn hoạt động: Bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì.

 - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng.

 - Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

 - Kết quả: Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang An-giê-ri.

+ Giai đoạn 2: (1888-1896)

 - Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước. Xuất hiện thêm những người thuộc tầng lớp dưới, điển hình là Cao Thắng.

 - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.

 - Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh.

 - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê. Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

 - Kết quả: Năm 1896, phong trào thất bại.

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II lịch sử 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII LỊCH SỬ 8 Câu 3: Hiểu được khái niệm “Cần Vương” trình bày được hai giai đoạn của phong trào Cần Vương. * Cần Vương: Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới danh nghĩa ủng hộ một nhà vua (diễn ra ở VN vào nửa cuối TK XIX). * Hai giai đoạn của phong trào Cần Vương: + Giai đoạn 1: (1885-1888) - Lãnh đạo: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Bùng nổ khắp cả nước, sôi nổi nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì. - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng.... - Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. - Kết quả: Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang An-giê-ri. + Giai đoạn 2: (1888-1896) - Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước. Xuất hiện thêm những người thuộc tầng lớp dưới, điển hình là Cao Thắng. - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp, quy tụ thành các trung tâm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê... Năm 1896, Pháp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. - Kết quả: Năm 1896, phong trào thất bại. Câu 4: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? - Thời gian tồn tại lâu: 10 năm (1885 – 1895). - Quy mô tổ chức lớn, địa bàn rộng: 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). - Trình độ tổ chức cao, tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất. - Người lãnh đạo: văn thân tiêu biểu, tấm gương sáng. - Lực lượng tham gia: Cách mạng đông đảo, gồm người Kinh, dân tộc thiểu số, người Lào, bước đầu có liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác, 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người. - Chế tạo được loại vũ khí tối tân, súng trường theo mẫu Pháp. - Sức chiến đấu bền bỉ, gây nhiều tổn thất cho địch. - Tính chất: ác liệt, chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn. - Kết quả: lập nhiều chiến công, đánh dấu kết thúc phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. Câu 5: Bằng những kiến thức đã học, em hãy chứng minh: Triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng từng bước đi đến đầu hàng hoàn toàn dân Pháp. - Từ khi Pháp tấn công vào Gia Định (17/2/1859), quân đội triều đình Huế chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng bị tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực. Nhân dân ở các địa phương sôi nổi đánh Pháp, gây cho Pháp khốn đốn. Tuy nhiên với thái độ hèn yếu, luôn trông chờ vào lương tâm hảo ý của Pháp một cách mù quáng, triều đình Huế luôn nhượng bộ thực dân Pháp và liên tiếp ký với Pháp các hiệp ước bán nước. + Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của thực dân Páp ở 3 tỉnh miền đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Đồng thời mở 3 cảng biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Theo hiệp ước này, nhà Nguyễn cho phép người Tây Ban Nha và người Pháp được tự do buôn bán, tự do truyền đạo Gia tô, đồng thời bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí là 288 vạn lạng bạc. + Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874), triều đình Huế chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp. Với hiệp ước này nhà Nguyễn đã làm mất một phần quan trọng về chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại nước ta. + Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883), triều đình Huế chính thức thừ nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận tách ra khỏi trung kì nhập vào Nam kì thuộc Pháp. Cắt 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tách ra khỏi Trung kì nhập vào Bắc kì thuộc Pháp. Theo hiệp ước Hác-măng thì nhà Nguyễn chỉ được cai quản vùng đất Trung kì nhưng mọi việc phải thông qua viên Khâm sứ người Pháp ở Huế. Khâm sứ Pháp ở Bắc kì có quyền kiểm soát các công việc của quan lại của triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm. + Hiệp ước Pa tơ nốt (6/6/1884), mặc dù Pháp trả lại vùng đất Bình Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh cho Trung kì. Nhưng đây chỉ là trò lừa bịp của Pháp nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan triều Nguyễn mà thôi. Theo hiệp ước Pa tơ nốt nhà Nguyễn hoàn toàn đầu hàng và giao nước ta cho Pháp. à Đến đây chế độ phong kiến Việt Nam chấm dứt, đất nước ta rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Câu 7: Trình bày nội dung chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Thực Dân Pháp ở Việt Nam ( Mục đích, kế hoạch, nội dung, cách tiến hành). - 17/10/1887: Thành lập liên bang Đông Dương gồm 5 xứ (người Pháp đứng đầu). + Bắc Kì: Nửa bảo hộ. + Trung Kì: Bảo hộ. + Nam Kì: Thuộc địa. + Cấp xứ, tỉnh: Người Pháp nắm giữ. + Cấp phủ và cấp huyện, thôn xã: Người Việt nắm giữ. à Pháp nắm chính quyền chi phối từ trung ương đến địa phương. * Chính sách kinh tế: - Nông nghiệp: Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền cao su. - Công nghiệp: Tập trung khai thác than và kim loại. Ngoài ra Pháp đầu tư vào một số ngành khác (xi măng, điện, chế biến gỗ). - Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt phục vụ mục đích quân sự. - Thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhâp vào Việt Nam bị đánh thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế. Nhưng đánh thuế cao hàng hóa các nước khác. Pháp còn tiến hành đề ra các thuế mới, nặng nhất là thuế muối, thuốc phiện à Mục đích chính sách trên nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương. * Giáo dục: - 1919: Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến. - Mở trường học, nhằm đạo tạo lớp người bản xứ à Phục vụ công việc cai trị. à Mục đích: Ngu dịch, ngu dân.

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKII LICH SU 8.doc