Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng bộ môn thể dục bằng đổi mới phương pháp dạy học

Thế kỷ XXI là thế kỷ có nhiều biến đổi về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế đã được hội nhập, xã hội có nhiều biến đổi. Công tác giáo dục con người phát triển để đáp ứng các yêu cầu cấp bách của cuộc sống hiện tại là cần thiết. Sự tất yếu của nền giáo dục hiện đại phải đổi mới chương trình giáo dục, trong đó có sự đổi mới về căn bản phương pháp dạy học. Chỉ có cách này mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đạo tạo lớp người đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Nâng cao chất lượng bộ môn thể dục bằng đổi mới phương pháp dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nếu cá nhân nào, tổ nào có kết quả tập luyện tốt hơn chắc chắn cá nhân đó, tổ đó tự giác,tích cực tập luyện tốt hơn , từ đó giữa các tổ sẽ ý thức thi đua, tạo hứng thú tập luyện. Điều đó giúp học sinh tự tin, nắm vững kiến thức, phát triển khả năng độc lập và tự do sáng tạo chắc chắn sẽ phát huy tính tự giác khi giáo viên giao bài tập về nhà. Phần kết thúc: khoảng 6- 7 phút [ - Một số động tác hoặc trò chơi để hồi tỉnh - Hệ thống lại bài học (nếu chưa tiến hành ở cuối phần cơ bản) - Giáo viên nhận xét giờ học, có thể kết hợp củng cố bài học - Giáo viên giao bài tập và hướng dẫn cho học sinh tập luyện ngoài giờ Các nội dung trên đều có ghi rõ định lượng cụ thể về thời gian hoặc số lần thực hiện. Mọi hoạt động tiết học cần tính toán hết sức chặt chẽ về lượng vận động, tổ chức đội hình tập luyện, nghe giảng, di chuyển nội dung, phân tích giảng giải, làm mẫu, sử dụng tranh ảnh... nhằm mục đích: - Dành nhiều thời gian cho học sinh hoạt động - Duy trì được hứng thú của học sinh giữa những lần chuyển nội dung - Tạo ra sự hợp tác giữa học sinh với học sinh thông qua học tập - Thiết kế không gian học tập sinh động và an toàn II.2.1.2 ý tưởng cần đạt được của quá trình thực hiện phương pháp phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là: - Làm rõ những yêu cầu của mục tiêu môn học - Đưa ra các biện pháp tốt nhất để nâng cao thành tích môn học cũng như xếp loại bộ môn - Học sinh có hứng thú tập luyện ở lớp chỉ có thể cung cấp khối lượng kiến thức giới hạn trong khi đó khả năng hiểu biết, sự mong muốn của con người là vô hạn. Do vậy cuối mỗi buổi tập, bài tập được giao cho từng đối tượng- khỏe yếu, trung bình và sự kiểm nghiệm tự giác tập luyện bằng phương pháp giao bài tập về nhà, kiểm tra bài cũ. Quá trình kiểm tra học sinh được đánh giá và nêu rõ ý kiến bản thân. II.3. Chương III: phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu II.3.1 phương pháp nghiên cứu + Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm + Phương pháp thực nghiệm sư phạm + Phương pháp nghiên cứu và tập hợp tài liệu II.3.2 kết quả nghiên cứu - Kết quả thực hiện có so sánh đối chứng - Chất lượng mỗi giờ học, chất lượng bộ môn được tăng lên là có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố nên sử dụng và không thiếu trong mỗi giờ luyện tập là phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong tập luyện của học sinh để tạo hứng thú trong học tập. Nều cùng một đối tượng lúc đầu có thành tích như nhau, sau thời gian sử dụng hợp lý các phương pháp trên thì kết quả sẽ cao hơn. Sau đây là kết quả xếp loại của học sinh sau khi thực nghiệm: Lớp Sĩ số Nữ Xếp loại cuối năm học 2008- 2009 Giỏi Khá Đạt Chưa đạt 9B 38 18 17 21 1 0 9C 38 16 11 18 9 0 Từ bảng trên ta thấy sau một năm học tiến hành thực nghiệm giảng dạy theo phương pháp đổi mới thì chất lượng bộ môn đã tăng rõ rệt, biểu hiện xếp loại bộ môn đã tăng đặc biệt là lớp 9B. Để nhận rõ sự khác biệt về xếp loại bộ môn của hai lớp ta hãy tổng hợp kết quả so sánh đối chứng và thực nghiệm Lớp thực nghiệm 9B Lớp đối chứng 9C Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Trước đối chứng Sau đối chứng sĩ số nữ xếp loại năm học 2007-2008 sĩ số nữ xếp loại năm học 2008-2009 sĩ số nữ xếp loại năm học 2007-2008 sĩ số nữ xếp loại năm học 2008-2009 G K Đ cđ G K Đ cđ G K Đ cđ G K Đ cđ 38 18 8 14 16 0 38 18 17 21 1 0 38 16 9 13 16 0 38 16 11 18 9 0 Từ kết quả tổng hợp phân tích cho ta thấy: Xếp loại của các em học sinh ở hai lớp 9B và 9C trước thực nghiệm đều không có sự chênh lệch là bao nhiêu. Chứng tỏ hai lớp được chọn là ngẫu nhiên và đồng nhất về thành tích. Tuy nhiên sau một năm học khi đã tiến hành thực nghiệm theo các bước của phương pháp giảng dạy mới thì thành xếp loại bộ môn thể dục của các em đã tiến bộ một cách rõ rệt. Nhưng kết quả của lớp thực nghiệm vẫn cao hơn lớp đối chứng vì trong khi giảng dạy ở lớp thực nghịêm tôi áp dụng phương pháp giảng mới được lựa chọn ở trên còn lớp đối chứng được thực hiện theo trình tự giảng dạy đang hiện hành. Từ bảng tổng hợp trên ta thấy xếp loại năm học 2007- 2008 của các em chưa cao số lượng xếp loại giỏi còn thấp, số lượng xếp loại đạt còn cao, tuy nhiên sau một năm thực nghiệm kết quả xếp loại của các em đã vượt lên: đã có 17 học sinh xếp loại giỏi, trong đội tuyển tham gia thi điền kinh cấp huyện lớp 9B đã có tới 4 học sinh tham gia và giật giải nhất ở cự ly 200m, giải nhì ở cự ly 100m, giải nhất ở cự ly 4 X 100m thi điền kinh cấp tỉnh. Nói chung kết quả xếp loại môn học cao hơn năm trước, trong đó lớp đối chứng kết quả xếp loại năm học cũng vượt hơn so với kết quả xếp loại năm học trước nhưng còn hạn chế hơn. Tóm lại trong quá trình giảng dạy môn học Thể dục việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng bộ môn hoàn toàn có ý nghĩa trong công tác giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh ở trường trung học cơ sở. III. Phần kết luận. Kiến nghị III.1. PHầN KếT LUậN: - Sau một năm tiến hành tham khảo tài liệu và nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm vào đối tượng các em học sinh lớp 9. Tôi rút ra một kết luận như sau: + Môn giáo dục thể chất là một bộ phận không thể thiếu được trong nội dung giáo dục toàn diện. Nó có nhiệm vụ cung cấp kiến thức, có nhiệm vụ tăng cường sức khỏe thể lực và rèn luyện các phẩm chất đạo đức trong việc giáo dục học sinh. + Trong quá trinh giảng dạy phải quán triệt nguyên tắc phân hóa, chú ý đặc điểm giới tính và học sinh cá biệt, phân loại học sinh có năng lực tốt và học sinh năng lực còn yếu, ý thức tốt và ý thức chưa tốt, tự giác và lười luyện tập để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp có biện pháp phát huy tính tích cực chủ động qua mỗi giờ học. Từ đó kết quả học tập bộ môn tăng, ý thức học tập tốt hơn đặc biệt là sự năng động, sáng tạo tự tin và chủ động. + Đối với giáo viên giảng dạy bộ môn thể dục phải có các tài liệu để tham khảo. Thường xuyên được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Yêu nghề, yêu bộ môn. Ngoài ra điều kiện về cơ sở vật chất và các thiết bị đồ dùng phải tương đối đầy đủ sẽ giúp giáo viên hoàn thành tốt việc áp dụng phương pháp trên. + Qua quá trình thực hiện tôi thấy để học sinh thực sự chủ động, phát huy tính tích cực trong học tập, mỗi giờ lên lớp học sinh phải được tham gia tập luyện, nhận xét tự đánh giá và đánh giá cho nhau, hợp tác với nhau để hoàn thành mục tiêu cần đạt. + Sáng kiến kinh nghiệm trên mới đề cập một trong những phương pháp giảng dạy của bộ môn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học thể dục. * Phạm vi còn thực hạn hẹp nên việc đánh giá phần nào còn hạn chế và có những thiếu sót. Thông qua sáng kiến này, tôi rất mong đựơc sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của cán bộ chuyên môn, phòng giáo dục, của ban giám hiệu và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. III.2. Kiến nghị: - Tạo điều kiện cơ sở vật chất, sân chơi bãi tập để đáp ứng cho công tác giảng dạy của thầy và sự tập luyện của trò. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo, giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường của các bạn đồng nghiệp, các em học sinh khối 9 trường THCS Bình Dương đã giúp tôi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này. IV. Tài liệu tham khảo - Sách giáo viên thể dục các khối - Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy ở trường trung học cơ sở môn thể dục - Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn thể dục - Tài liệu bồi dưỡng chu kỳ III (2004- 2007) V. Nhận xét của hội đồng cấp trường, cấp phòng gD&ĐT Phòng GD và ĐT huyện Đông Triều Trường THCS Bình Dương ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. ............................................................. .............................................................. PGD ĐT ĐÔNG triều THCS bình dương t/m pgd T/M BGH Bình Dương, ngày 25 tháng 5 năm 2009 Người viết Nguyễn Thị Liên Mục lục Nội dung Trang *Sơ yếu lí lịch 2 I. Phần mở đầu 3 I.1 Lí do chọn đề tài 3 I.2. Mục đích nghiên cứu 3 I.3. Thời gian, địa điểm 5 I.4. Đóng góp lí luận thực tiễn 5 I.4.1. Đóng góp lí luận 5 I.4.2. Khảo sát thực tiễn 6 II. Phần nội dung 7 II.1. Chương I. Tổng quan 7 II.2. Chương 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu 8 II.2.1. Đổi mới phương pháp dạy và học 8 II.2.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học môn TD 9 II.2.1.2. Phải đổi mới phương pháp dạy và học môn TD thế nào? 10 II.2.2. Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học vào môn TD ở THCS 11 II.2.2.1. Bài soạn minh hoạ lớp 9 12 II.2.1.2. ý tưởng cần đạt đợc của quá trình thực hiện 18 II.3. Chương III. Phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu 19 II.3.1. Phương pháp nghiên cứu 19 II.3.2. Kết quả nghiên cứu 19 III. Phần kết luận, kiến nghị 21 III.1. Kết luận 21 III.2. Kiến nghị 22 IV. Tài liệu tham khảo 22 V. Nhận xét của hội đồng cấp trường, cấp phòng GD&ĐT 23

File đính kèm:

  • doctd skkn 12.doc
Giáo án liên quan