Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp tích cực dạy môn giáo dục công dân cấp trung học cơ sở

Trong giai đoạn hiện nay cả nước đang ra sức phấn đấu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cũng như tiến hành hội nhập với các nước trên thế giới. Trong công cuộc đổi mới yếu tố con người đặc biệt được coi trọng bên cạnh tiềm năng trí tuệ, sức mạnh tinh thần và đạo đức của mỗi con người ngày càng được toàn xã hội đặc biệt quan tâm, thiết thực nhất đó là toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang phấn đấu thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Vì vậy việc giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ trẻ đáp ứng mọi yêu cầu của xã hội đối với con người trong đại mới, phát triển như vũ bão là một vấn đề cần kíp hơn bao giờ hết. Việc giáo dục đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS nói riêng, và thế hệ tương lai của đất nước nói chung, là điều kiện vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển “ Sánh vai với các cường Quốc năm Châu” của đất nước.

 Tiếp nhận sự phát triển của công nghệ thông tin, sự đổi mới của đất nước, cùng với việc mở cửa giao lưu văn hoá, bên cạnh những mặt mạnh thì chúng ta không thể không nhắc đến mặt trái của nó, đặc biệt là những luồng văn hoá phẩm không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Ắ Đông, nó trực tiếp ảnh hưởng đến con người nói chung, lứa tuổi học sinh nói riêng. Một điều thực tế hiện nay cho thấy mức độ xuống cấp về đạo đức, học sinh hư hỏng ngày càng nhiều ở tất cả các trường học, cấp học, từ miền xuôi cho đến miền ngược, là “bài toán” mà cả xã hội cũng như ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

 Như cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Nhiệm vụ của nghề dạy học là giáo dục và đào tạo trong đó có cấp THCS, môn học trực tiếp cung cấp lí luận và thực tiễn về những chuẩn mực đạo đức và pháp luật đó là môn GDCD, thế nhưng với môn học này dưới con mắt của một số giáo viên trực tiếp đứng trên bục giảng, kể cả học sinh, phụ huynh, lại có sự đánh giá quá chênh lệch với các môn học khác như: Toán, lý, hoá Hay còn gọi là môn “ Phụ”. Vấn đề đặt ra ở đây là nhận thức của toàn xã hội, trong đó có giáo viên, phải có sự nhìn nhận khác về môn học CDCD, đặc biệt là những giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD, cần phải tự mình tìm cho mình một “con đường đi” hữu hiệu nhất, lôi cuốn nhất, để từng bước khẳng định vị trí của môn học, trong trường học và người học. Chính lí do đó tôi đã chọn đề tài một số phương pháp tích cực dạy môn GDCD ở trường THCS.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số phương pháp tích cực dạy môn giáo dục công dân cấp trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều có thể nhận xét và liên hệ đến nội dung của bài học. - Phương pháp này rèn luyện cho HS tính tự tin, từng bước khẳng định mình trước tập thể, và có niềm tin vào chính bản thân mình, qua đó GV cũng phát hiện được năng khiếu của học trò và tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng đó trong sinh hoạt tập thể, tư vấn cho GV là TPT Đội. Ví dụ : Chuẩn mực thật thà. + Tình huống: Ba bạn Trung,Thật và Thương trên đường đi học về nhặt được chiếc ví (bop), cả ba cùng vui mừng mở ra xem. Trời! toàn tiền là tiền! Là ba bạn các em xử lí tình huống đó như thế nào? - Khi HS thể hiện xong vai diễn, GV cho học sinh nhận xét, liên hệ nội dung của bài học, trong thực tế hành vi của một số người như vậy đúng hay sai, liên hệ bản thân, hoặc đưa ra lời khuyên cho mọi người Lưu ý: Với học sinh khi tham gia đóng kịch GV đều phải có nhận xét, khen, thậm chí là thưởng xứng đáng ( thưởng bằng cách cho điểm, bằng một tràng vỗ tay), để khuyến khích trong những lần sau. Tuyệt đối không chê, khi nhận xét GV cũng nên nhận xét một cách tế nhị, để học sinh thấy được ưu, nhược của bản thân và lần sau có cơ hội phát huy hoặc khắc phục. * Phương pháp tổ chức trò chơi tiếp sức: - Đối với phương pháp này về ưu điểm, tiết học rất sôi động, học sinh hứng thú, cổ vũ cho nhau, khi đưa những chuẩn mực, hành vi đạo đức pháp luật phù hợp với nội dung bài học. Muốn thành quả của cả đội như mong muốn, thì các thành viên trong đội phải có sự đoàn kết, thống nhất cao. Đây cũng là một phương pháp giáo dục có hiệu quả, xây dựng tình đoàn kết trong từng HS, lớp, trường, cộng đồng - Về tồn tại: Bên cạnh những ưu điểm tồn tại của phương pháp này thường gây mất trật tự, làm ảnh hưởng đến lớp học khác, trách móc bạn khi thực hiện tiếp sức chậm, làm ảnh hưởng đến thành quả của cả đội. Nhận thấy điều này GV có cách hạn chế bớt mặt tồn tại của phương pháp , để giờ học đạt kết quả tốt hơn. Ví dụ 1: Chuẩn mực khoan dung. Trước khi tiến hành trò chơi GV chia lớp thành hai đội, quy định luật chơi, khi bạn thực hiện xong phần thi của mình trở về chỗ ngồi thì người kia mới được chạy lên bảng, thực hiện tiếp phần thi của mình, cứ lần lượt như thế cho đến khi kết thúc thời gian quy định của trò chơi ( khoảng từ 3 phút đến 5 phút). Mỗi HS chỉ đưa ra một hành vi. Giáo viên chia bảng thành bốn ô cho hai đội, hai ô ghi lại hành vi thể hiện lòng khoan dung, hai ô ghi lại hành vi thể hiện thiếu, hoặc không thể hiện lòng khoan dung, trò chơi cứ tiến hành như thế cho đến khi kết thúc thời gian quy định của GV. ĐỘI I ĐỘI II H.Vi thể hiện lòng khoan dung. H.Vi thể hiện chưa, không khoan dung. H.Vi thể hiện lòng khoan dung. H.Vi thể hiện chưa, không khoan dung. Tha thứ cho bạn. . Hay trả thù Nhường nhịn người khác. . Đổ lỗi cho người khác. .. Có thể học sinh sẽ đưa ra một số hành vi giống nhau, mục đích của trò chơi này học sinh đưa được nhiều hành vi là tốt, sau khi kết thúc trò chơi đội nào tìm được nhiều hành vi hơn đội đó thắng cuộc. Trò chơi này thường tổ chức khi nội dung bài học đã được GV và HS tìm hiểu xong. Sau khi trò chơi kết thúc GV- HS có thể tổng kết nội dung bài học Ví dụ 2: Chuẩn mực giữ chữ tín. Để tránh tình trạng học sinh nhìn kết quả của đội bạn, GV có thể chia bảng thành hai ô, nhưng cũng tuỳ theo nội dung của bài học, đối tượng học sinh của từng lớp, GV linh động trong tổ chức cho phù hợp. Cách thực hiện như sau: ĐỘI I ĐỘI II Những hành vi thể hiện giữ chữ tín. Những hành vi thể hiện không giữ chữ tín. - Thực hiện lời hứa chép bài cho bạn khi bạn bị đau. - . - Chỉ cần giữ lời hứa thôi, cũng được. Không cần thực hiện theo lời hứa. - .. Nếu tổ chức như trên ( chia hai ô) để tạo tính công bằng GV nên cho đại diện của hai đội bốc thăm tìm những hành vi “ có” hoặc “không”. Ngoài hai phương pháp trên, trong quá trình thực hiện giảng dạy, GV còn phối kết hợp thêm một số phương pháp khác như: Giải ô chữ, hoạt động nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan ( tranh, ảnh) Đây cũng là thế mạnh của người dạy- học môn GDCD, trong cùng một tiết dạy- học, người dạy có thể sử dụng nhiều phương pháp để tổ chức hoạt động học, khai thác nội dung bài học một cách có hiệu quả nhất. 4. Kết quả đạt được trong quá trình giảng dạy: Qua quá trình thực hiện giảng dạy bản thân, cùng với các đồng nghiệp tôi nhận thấy, học sinh có nhiều hứng thú hơn trong học tập, đến giờ GDCD cũng là cơ hội giải toả mọi căng thẳng , mệt mỏi trong buổi học, có cơ hội thể hiện khả năng, năng khiếu của mình. Đây cũng là thế mạnh từng bước khắc phục khó khăn chung của môn GDCD Kết quả học tập của HS với môn GDCD cũng có nhiều tiến bộ, tỉ lệ điểm giỏi, khá tăng rõ rệt, hạn chế mức thấp nhất điểm yếu, kém, có lớp không còn điểm yếu, kém. Trường hợp lớp có điểm yếu kém lí do HS cá biệt, hoặc có xu hướng bỏ học, không thực hiện kiểm tra, thi mặc dù bản thân, cũng như GV trong nhà trường, đã có biện pháp khắc phục như: Nhắc nhở kiển tra bù, động viên CHẤT LƯỢNG BỘ MÔN GDCD HỌC KÌ I NĂM HỌC 2008- 2009. Trường THCS Nguyễn Viết Xuân Lớp TS Giỏi SL % Khá SL % TB SL % Yếu SL % Kém SL % 6a 48 6 12.5 38 79.2 4 8.3 6b 48 3 6.3 29 60.4 16 33.3 6c 48 10 20.8 17 35.4 19 39.6 2 4.2 6d 48 24 50.0 15 31.3 9 18.8 6e 48 6 12.5 36 75.0 5 10.4 1 2.1 7a 45 4 8.9 26 57.8 14 31.1 1 2.2 7b 45 3 6.7 20. 44.4 16 35.6 5 11.1 1 2.2 7c 41 1 2.4 23 56.1 16 39.0 7d 43 2 4.7 28 65.1 12 27.9 1 2.3 7e 46 7 15.2 22 47.8 13 28.3 4 8.7 7f 45 5 11.1 17 37.8 20 44.4 3 6.7 8a 37 20 54.1 14 37.8 3 8.1 8b 38 18 47.7 16 42.1 2 5.3 2 5.3 8c 39 26 66.7 11 28.2 2 5.1 8d 39 9 23.1 20 51.3 9 23.1 1 2.6 8e 40 9 22.5 24 60.0 6 15.0 1 2.5 8f 40 9 22.5 17 42.5 11 27.5 3 7.5 ` 9a 35 4 11.4 15 42.9 15 42.9 1 2.9 9b 37 10 27.0 6 16.2 14 37.8 6 16.2 1 2.7 9c 40 5 12.5 9 22.5 21 52.5 4 10.0 1 2.5 9d 38 7 18.4 17 44.7 12 31.6 1 2.6 1 2.6 9e 40 11 27.5 21 52.5 8 20.0 Trường 928 188 20.3 431 46.4 258 27.8 44 4.7 7 0.8 III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Thông qua quá trình giảng dạy bản thân đã rút ra bài kinh nghiệm như sau: - Muốn đạt được kết quả tốt trong dạy học của bộ môn, trước hết GV thực hiện giảng dạy phải tâm huyết, nắm được nhược điểm của môn học để từng bước khắc phục nó. Không nên coi đây là môn học “phụ”, việc GD một con người toàn diện thì môn GDCD cũng có vai trò vô cùng quan trọng. Bác Hồ đã dạy: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. - Không nên nghĩ rằng môn này dễ dạy, dạy thế nào cũng được “ HS đều hiểu” Vì có sẵn nội dung bài học trong SGK. - Bản thân phải biết vận dụng, lựa chọn một cách tổng hợp các phương pháp dạy học một cách tinh hoa, sáng tạo, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của đối tượng học. - Phải biết kết hợp với các GV bộ môn khác, cũng như các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, gia đình, xã hội. - Bản thân GV, trực tiếp giảng dạy phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. IV KẾT LUẬN: Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, đặc biệt là quan niện của người học, phụ huynh, thậm chí có cả người dạy còn xem nhẹ môn GDCD, chủ yếu đầu tư cho môn học khác. Để lấy lại vị thế của môn học, đòi hỏi GV trực tiếp dạy GDCD phải thực sự tâm huyết, khẳng định rõ nhiệm vụ chính trị của mình khi đứng trên bục giảng, trực tiếp cung cấp cho HS cơ sở lí luận, và cách rèn luyện để có được những chuẩn mực đạo đức. “ Học đi đôi với hành”. Bằng kĩ năng, nghiệp vụ sư phạm hãy thức tỉnh sự trỗi dậy trong HS lòng yêu thích, say mê học tập. Từ đó các em tiến tới các nhu cầu đòi hỏi sự trưởng thành về đạo đức để rồi các em hiểu được những nhu cầu về đạo đức tích cực và ý chí, góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp GD, cũng như phát triển nhân cách của người học sinh, trong giai đoạn hiện nay. V/ NHỮNG ĐỀ XUẤT: Các cấp, các ngành học phải có sự đánh giá công bằng về những môn học trong nhà trường phổ thông. GV là người trực tiếp giảng phải có sự đầu tư đúng mức, có trách nhiệm khi đứng trên bục giảng nói về những chuẩn mực đạo đức và pháp luật trước HS. * Bằng khả năng và kiến thức của mình, trong thực tế giảng dạy bản thân cũng mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm chắc chắn không thể tránh được những thiếu sót rất mong nhận được sự hợp tác của quý cấp lãnh đạo, đặc biệt là những đồng nghiệp thân mến, để bản thân rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm hơn nữa trong công tác giảng dạy, cũng không ngoài mục đích góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự giáo dục nói chung, thế hệ trong tương lai là những chủ nhân của đất nước phát triển một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu chung của toàn nhân loại. Chân thành cảm ơn nhiều, xin chào và hẹn gặp lại! Hoà Tiến, ngày 10 tháng 03 năm 2009 Người viết Nguyễn Quốc Huy

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc
Giáo án liên quan