Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp huấn luyện để phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trong đội tuyển TDTT nhằm nâng cao thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi TDTT và HKPĐ

1/ Lý do khách quan :

Trong quá trình phát triển của con người, không chỉ phát triển về trí tuệ mà còn đòi hỏi phát triển về thể chất đó cũng chính là mục tiêu của giáo dục thể chất trong trường học cũng như trong xã hội. Chăm lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội, ngành Giáo dục và trong đó có bộ môn Giáo dục thể chất nói riêng và ngành TDTT nói chung .

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa nhằm hoàn thiện con người với quan niệm vận động là sức khỏe của sự sống .

Sức khỏe đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Vậy muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh phải có con người phát triển toàn diện, không chỉ phát triển về trí tuệ, mà còn trong sáng về đạo đức và cường tráng về thể chất .

 

doc9 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp huấn luyện để phát triển các tố chất thể lực cho học sinh trong đội tuyển TDTT nhằm nâng cao thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi TDTT và HKPĐ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûa bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa ra cho điểm các em. - Trong từng học kỳ thì giáo viên thể dục của các trường lấy số liệu rèn luyện thân thể của toàn trường mình nộp lên sở Giáo Dục, qua đó phòng giáo dục thể chất tổng hợp đưa ra những chỉ đạo thích hợp cho quá trình học và rèn luyện thân thể của các em. Thực tế cho thấy rèn luyện thân thể trong nhà trường THPT đã được rất nhiều học sinh tham gia và yêu thích tập luyện thường xuyên, đã góp phần tích cực vào việc nâng cao thể lực của học sinh và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể thao nước nhà. Việc giảng dạy và tập luyện thể lực trong nhà trường trong những năm qua có nhiều tiến bộ, được chú trọng nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả nhất định, tuy nhiên thành tích đó của học sinh tỉnh ta so với thành tích học sinh các tỉnh bạn còn ở mức chên lệch quá lớn. So với thanh tích học sinh cùng độ tuổi trong nuớc thì còn ở mức khiêm tốn, chính vì vậy việc giảng dạy – huấn luyện cần phải phấn đấu nhiều hơn mới đáp ứng được với phong trào phát triển thể lực ngày càng mạnh mẽ. Nhất là mọi người đều thấy được tác dụng của thể lực trong cuộc sống. 3.Đặc điểm các tố chất thể lực Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp các hệ thống chức năng các cơ quan của toàn bộ cơ thể, mỗi độ tuổi khác nhau đều có sự phát triển tố chất thể lực khác nhau, tốc độ tăng trưởng tự nhiên của chúng cũng có sự khác biệt rõ ràng. Nhìn chung quá trình tăng trưởng tự nhiên của tố chất vận động trải qua 2 giai đoạn “giai đoạn tăng trưởng và giai đoạn ổn định”. Trong đó giai đoạn tăng trưởng lại bao gồm giai đoạn tăng trưởng tương đối nhanh và giai đoạn tăng trưởng từ từ. Giai đoạn tăng trưởng tương đối nhanh các tố chất vận động gọi là thời kỳ mẩn cảm của sự phát triển tố chất thể lực. Trong tập luyện và thi đấu TDTT các tố chất thể lực “Sứùc mạnh, Sức nhanh, Sức bền, Tố chất mềm dẻo, Khả năng phối hợp vận động “ đó là những tố chất chủ đạo, cơ bản và quan trong nhất vì sự phát triển tốt của các tố chất trên sẽ thúc đẩy nhanh, mạnh và có hiệu quả trong quá trình tuyển chọn, huấn luyện và đào tạo tài năng TDTT . Trong quá trình giảng dạy theo chương trình chính khoá và ngoại khoá quy định nếu chỉ dừng lại ở đó chúng ta chỉ có thể truyền tải, phát hiện ra một phần nào đó lượng kiến thức, những kỹ năng cơ bản, năng khiếu nhất thời của các em học sinh.Vậy làm thế nào để phát huy hết năng khiếu, những tố chất thể lực còn tiềm ẩn trong các em học sinh? Với câu hỏi đó ngoài những phương pháp, hình thức tổ chức, nguyên tắc giảng dạy–huấn luyện thông thường. Trong quá trình giảng dạy và huấn luyện các em học sinh trong đội tuyển TD TT của trường hàng năm tôi đã áp dụng và rút ra được những những kinh nghiệm sau: * CÁC BÀI TẬP THỂ LỰC 1. Tố chất sức mạnh:Là khả năng khắc phục sức cản ở bên ngoài nhờ sự nổ lực của cơ bắp, được thực hiện bởi 2 chế độ hoạt động chính là đẳng trương và đẳng trường. * Những bài tập phát triển sức Mạnh: - Bật cao tại chỗ. - Bật xa tại chỗ. - Nằm sấp Co tay chống đẩy. - Kéo tay xà đơn. - Các trò chơi phát triển sức Mạnh. 2. Tố chất Sức nhanh: Là năng lực thực hiện động tác với khoảng thời gian ngắn nhất . * Những bài tập phát triển sức Nhanh. - Chạy 20 m 30 m Xuất phát cao. - Chạy 60m xuất phát thấp. - Nhảy dây nhanh số lần / phút. - Các trò chơi phát triển sức Nhanh. 3. Tố chất Sức bền:Là năng lực thực hiện một hoạt động với cường độ , hay là năng lực kiên trì, khả năng vật động trong thời gian dài . * Những bài tập phát triển sức bền : - Chạy cự li 1500m - Nhảy dây tại chỗ 5-10 phút. - Chạy tại chỗ 5-10 phút. - Nằm ngửa gập bụng. -- Các trò chơi phát triển sức bền 4. Tố chất mềm dẻo –khéo léo : Là khả năng thực hiện và hoàn thiện động tác môt cách nhanh chóng ,chính xác và tiết kiệm sức của cơ thể. * Những bài tập phát triển tố chất mềm dẻo –khéo léo. - Ngồi gập thân. - Đứng gập thân. - Các động tác ép thân, chân, tay. - Di chuyển qua vật cản nhiều tư thế cầm vật. - Các trò chơi 5. Khả năng phối hợp vận động : Là năng lực hoàn thành các động tác nhanh ,chính xác, linh hoạt và nhịp nhàng của con người trong các điều kiện iến đổi phức tạp. * Những bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động. - Chạy thoi 4 x 10m. - Bật nhẩy 2 chân vào ô. - Chạy Zíc Zắc, luồn cọc. - Các trò chơi . * PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG - HUẤN LUYỆN. 1. Kế hoạch tập luyện. Sau khi có danh sách những em có khả năng về các môn Thể thao chúng ta cần phải có một kế hoạch tập luyện cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm để phù hợp với điều kiện của trường, thời gian tham gia của học sinh, đặc biệt là để căn “điểm rơi phong độ” cho các em vào những ngày thi đấu. 2. Hình thức –Tổ chức : Phải phong phú, hấp dẫn luôn đổi mới giúp các em có hưng phấn khi tham gia tập luyện, khắc phục tâm lý nhàm chán, đỡ mệt mỏi khi thực hiện những bài tập phát triển thể lực nặng trong giáo án huấn luyện. 3. Phương pháp huấn luyện: Ngoài những phương pháp tập luyện thông thường như : làm mẫu, thị phạm, sử dụng tranh ,hình ảnh. Hình thức tập luyện: Phân nhóm, tập trung, Làn sóng, cuốn chiếu, xoay vòng ... Phải đa dạng ,phù hợp đặc biệt lưu ý đế các hình thức tập luyện như : Trò chơi, Biểu diễn và Thi đấu. Đặc biệt trong phương pháp huấn luyện thể lực, sau những buổi tập căng thăûng về tâm lí, mệt mỏi về thể chất người Giáo viên huấn luyện cần phải có những bài tập, động tác thả lỏng, hồi tĩnh tích cực cho các em để giúp các em khôngbị mệt mỏi, và chuẩn bị tốt cho những buổi tập tiếp theo như sử dụng những trò chơi thả lỏng, các động tác mát xa, hoặc câu chuyện vui. IV. KẾT QUẢ –THÀNH TÍCH Qua những năm tháng công tác ở Trường THPT Trần Phú với những phương pháp và bài tập trên thành tích của các em học sinh của trường đã đạt được trong những những năm gần đây với thành tích sau: - Năm 2008 tại HKPĐ Tỉnh lần VIII trường đạt giải nhì toàn đoàn môn Bắn nỏ, giải nhì toàn đoàn môn đá cầu, Giải nhì đôi nam cầu lông, giải Ba môn điền kinh và xếp thứ 7/38 trường tham gia. - Năm 2010 tại kì thi HKPĐ Tỉnh lần X trường đạt giải nhì toàn đoàn môn Bắn nỏ, 2 giải Ba toàn đoàn môn Vovinam và môn đá cầu, giải 4 môn điền kinh, giải Ba môn bóng ném và xếp thứ 8/49 trường tham gia. * Tóm lại: Để có những kết quả trong công tác bồi dưỡng –huấn luyện các em Học sinh tham gia thi đấu đạt thành tích cao ở các kì thi HSG TDTT và HKPĐ các cấp ngoài các yếu tố như tinh thần, tâm lí, kĩ thuật, chiến thuật cần phải trang bị cho các em có một nền tảng thể lực tốt và muốn vậy chúng ta cần phải có những phương pháp bồi dưỡng – huấn luyện, hình thức tổ chức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tâm sinh lí học sinh, giai đoạn tập luyện, môn thi đấu, điều kiện cơ sở vật chất ...nhằm gây hứng thú, để phát huy tính tự giác tích cực cho các em thì chúng ta mới có những thành tích như mong muốn. Qua quá trình công tác, với những kinh nghiệm, phương pháp huấn luyện, bài tập nâng cao thể lực nêu trên và đã có kết quả thực tế tại đơn vị . Mong rằng lãnh đạo các đơn vị quan tâm đánh giá, đồng nghiệp tại các trường có đội tuyển TDTT học sinh có thể tham khảo góp phần nâng cao thể thành tích của các em học sinh trong các kì thi học sinh giỏi môn TDTT và Hội khỏe Phù Đổng các cấp của đơn vị mình trong tương lai. V. ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ * Sở GD và ĐT: - Thường xuyên tổ chức các kì thi Giáoviên dạy giỏi môn TD cấp tỉnh ,huyện để các giáo viên thường xuyên được tro đổi kinh nghiệm,học hỏi nhau trong chuyên môn. - Thường xuyên tổ chức các kì thi Học sinh giỏi môn TDTT để các em có nhiều cơ hội cọ sát, thi đấu nhằm nâng cao thể chất, thành tích TDTT góp phần đóng góp cho nền Thể Thao nước nhà. * Phòng GD và ĐT – lãnh đạo các trường THPT : - Quan tâm hơn nữa đến đội ngũ Giáo viên TDTT, địa điểm sân bãi , cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, dụng cụ tập luyện cho công tác dạy và học. * Đồng nghiệp giảng dạy môn TDTT tại các trường Phổ Thông: - Ngoài việc giảng dạy nội dung chính, ngoại khóa trong phân phối chương trình môn TD. Khi bồi dưỡng, huấn luyện các em trong đội tuyển TDTT đi thi đấu ngoài việc trang bị tốt cho các em về kĩ thuật, chiến thuật, tâm lí ...cần đặc biệt chú trọng công tác bồi dưỡng- huấn luyện nâng cao thể lực cho các em để có được những thành tích cao nhất. * Phụ huynh và Các em học sinh : - Quan tâm hơn nữa đến sự phát triển thể chất của con,em mình. Thường xuyên động viên các em tham gia tập luyện TDTT để nâng cao sức khỏe. - Các em thường xuyên tự giác,tích cực tập luyện TDTT . Khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực ý chí , kiên trì trong tập luyện có sức khỏe tốt để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN. Trần Phú, ngày 20 tháng 02 năm 2010 Người viết đề tài Trần Gia Lượng

File đính kèm:

  • docSKKN(1).doc
Giáo án liên quan