Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải bài tập quang hình Vật Lý Lớp 9 đạt hiệu quả

Nghị quyết TW 2 khóa VIII đã chỉ rõ : “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục- đào tạo,khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và các phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.

 “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 525 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải bài tập quang hình Vật Lý Lớp 9 đạt hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phóng đại lên bao nhiêu lần? Giải: a/ Vì vật nằm ngoài tiêu điểm của thấu kính hội tụ nên kính cho ảnh thật, ảnh này càng ra xa kính và lớn dần lên khi vật tiến lại gần tiêu điểm. Theo đề bài: Vật ở B được kính phóng đại lớn hơn ở A, nên điểm B gần thấu kính hơn điểm A. b/ Gọi ; và lần lượt là khoảng cách từ 3 điểm A, B, C đến thấu kính. Ta vận dụng công thức tính độ phóng đại : cho 3 trường hợp: Ta có: (1) (2) và . (3) Thay (1);(2) vào (3) ta có: . Vậy : Nếu vật ở C thì kính phóng đại lên 2,4 lần. V/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Sau 1 năm (4/2012-4/2013) áp dụng các giải pháp đã nêu tôi thấy kết quả HS giải bài toán " Quang hình học lớp 9” khả quan hơn. Đa số các HS đã biết vẽ hình, trả lời được một số câu hỏi định tính. Đa số các HS đã chủ động khi giải loại toán này, đa số các em đều cảm thấy thích thú hơn khi giải một bài toán quang hình học lớp 9. Qua kết quả trên đây, hy vọng lên cấp III các em sẽ có một số kỹ năng cơ bản để giải loại toán quang hình học này. *Kết quả đợt thi cuối năm học 2012-2013như sau: Lớp Sĩ số Điểm trên 5 Điểm 9-10 Điểm 1-2 Điểm trên 5 tăng SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 9/1 36 25 69% 4 11% 5 13,8% 7 19,4% 9/2 37 28 75,6% 5 13,5% 4 10,8% 8 21,6% 9/3 35 28 80% 6 17% 3 8,5% 7 20% Khối 9 108 81 75% 15 13,8% 12 11% 22 20% Kết quả Khối 9: Điểm trên 5: Tăng 20% Điểm 1-2 : giảm 12% ; Điểm 9 - 10 tăng: 6,4 VI/ KẾT LUẬN: 1/ Kết luận: Dạy học nhằm góp phần quan trọng để hình thành nhân cách con người lao động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy phương pháp dạy học bộ môn phải thực hiện được chức năng nhận thức, phát triển và giáo dục, tức là lựa chọn phương pháp dạy học bộ môn sao cho học sinh nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và vận dụng tri thức vào thực tiễn. Vì vậy nên để tạo niềm tin, gây hứng thú cho HS thì việc phân loại các dạng bài tập về “Quang hình” và xây dựng phương pháp giải cho từng dạng là rất cần thiết. Muốn làm được điều này thì người giáo viên phải có sự tìm tòi, say mê trong công việc. Những kinh nghiệm nêu trong đề tài có tác dụng giúp cho đa số HS giải được dễ dàng một số dạng bài tập thường gặp về quang hình; vừa có tác dụng bồi dưỡng, rèn luyện các kiến thức kỹ năng giải bài tập vật lý một cách sâu sắc và vững chắc qua đó phát huy được tính tích cực và sáng tạo của HS. Đề tài còn có tác động lớn đến việc phát triển tìm lực trí tuệ, nâng cao năng lực tự học, năng lực tư duy độc lập và khả năng tìm tòi sáng tạo cho HS giỏi. Tuy nhiên, để giải tốt bài tập Vật lý, HS cần phải biết nhiều dạng bài tập khác nữa; biết kết hợp các kiến thức cơ bản về Vật lý với các kỹ năng toán học cho từng loại bài cụ thể thì mới có thể đạt hiệu quả cao. Trong khi viết đề tài này, chắc chắn tôi chưa thấy hết được những ưu điểm và tồn tại trong quá trình áp dụng, tôi rất mong muốn được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn và để tôi có thể từng bước hoàn thiện nâng cao nghiệp vụ giảng dạy của mình. 2/ Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THCS việc hình thành cho học sinh phương pháp, kỹ năng giải bài tập Vật lý nói chung, kỹ năng giải bài tập về phần quang hình nói riêng là rất cần thiết, từ đó giúp các em đào sâu, mở rộng những kiến thức cơ bản của bài giảng, vận dụng tốt kiến thức vào thực tế, phát triển năng lực tư duy cho các em, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Để làm được điều này: - Giáo viên cần tự bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên trao đổi, rút kinh nghiệm với đồng nghiệp. - Nắm vững chương trình bộ môn toàn cấp học. - Giáo viên cần hướng dẫn HS nghiên cứu kỹ các kiến thức cần nhớ để ôn tập, nhớ lại kiến thức cơ bản, kiến thức mở rộng, lần lượt nghiên cứu kỹ các phương pháp giải bài tập sau đó giải các bài tập theo hệ thống từ dễ đến khó, so sánh các dạng bài tập để khắc sâu nội dung kiến thức và cách giải trên cơ sở đó HS tự hình thành cho mình kỹ năng giải bài tập, kỹ năng vận dụng các kiến thức toán học liên quan vào giải bài tập vật lý. “ Hướng dẫn HS giải một số dạng bài tập quang hình” là việc làm không đơn giản, song với những kinh nghiệm có được, phần nào tôi đã giúp cho các em phát huy những kỹ năng giải các bài quang hình, giảm bớt khó khăn khi tiếp xúc với dạng bài tập tương đối khó này. Nhất là khi được học trong đội tuyển học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện, làm tiền đề cho các em khi bồi dưỡng HS giỏi các cấp và khi các em bước vào chương trình THPT với bộ môn Vật lý rất phong phú và đa dạng về quang hình học, nó không hề đơn giản với người dạy, người học. Trên đây là một số kinh nghiệm mà bản thân tôi đã rút ra được từ thực tế trong quá trình giảng dạy bộ môn vật lý ở trường THCS nói chung, cũng là kinh nghiệm rút ra được sau khi thực hiện đề tài này nói riêng. VII/ ĐỀ NGHỊ: a/ Đối với các cấp quản lí giáo dục Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trường lớp cho các trường đặc biệt là thiết bị thí nghiệm vật lí. Mở các lớp tập huấn cho giáo viên về các phương pháp dạy học mới Tạo mọi điều kiện để giáo viên tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân Giải quyết kịp thời đầy đủ các chính sách của nhà nước đối với nhà giáo. b/ Đối với địa phương: Tạo điều kiện cho giáo viên có nơi ăn chốn ở ổn định Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn để con em họ có điều kiện đến trường Quản lý chặt chẽ các điểm vui chơi giải trí Tạo mối liên kết chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. c/ Đối với gia đình Cần giám sát chặt chẽ việc học tập của con em mình, tránh tình trạng học sinh đi học mà không tới lớp. Tạo cho con, em mình có thời gian đầu tư vào việc học tập, thường xuyên quan tâm, an ủi động viên con cái trong học tập Thường xuyên liên hệ với giáo viên và nhà trường để biết được tình hình học tập của con em mình. Trên đây là một số giải pháp và bài học kinh nghiệm nhỏ của bản thân, dù sao nó cũng góp một phần nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường chúng tôi. Bình Hải, ngày 15 tháng 01 năm 2014 Người viết VIII – PHỤ LỤC GIÁO ÁN VẬT LÝ 9 – Bài 51 Tuần: 31 Tiết: 59 BÀI TẬP QUANG HÌNH HỌC I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Vận dụng kiến thức để giải được các bài tập định tính và định lượng về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, về thấu kính và về các dụng cụ quang học đơn giản (máy ảnh, con mắt, kính cận, kính lão, kính lúp). - Thực hiện được các phép tính về hình quang học. - Giải thích được một số hiện tượng và một số ứng dụng về quang hình học. 2. Kỹ năng: Giải các bài tập về quang hình học. 3. Thái độ: Cẩn thận. II- CHUẨN BỊ: HS ôn tập từ bài 40-50. Máy tính và máy chiếu. III- PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại. IV- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. * HOẠT ĐỘNG 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (9 phút) - Yêu cầu HS khá, giỏi chữa bài tập 50.6 SBT. Tóm tắt: a. Kính lúp: f = 10cm, h = 1mm, h’=10cm d = ?; d’ = ? b. TKHT: f = 40cm, h = 1mm, h’= 10cm d = ?; d’ = ? O I A F F’ A’ B’ B ∆ c. Mắt đặt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn? Chữa bài 50.6 SBT. * HOẠT ĐỘNG 2: GIẢI BÀI 1 (12 phút) - Trước khi đổ nước, mắt có nhìn thấy tâm O của đáy bình không? - Vì sao sau khi đổ nước, thì mắt lại nhìn thấy O? - GV theo dõi và lưu ý HS về mặt cắt dọc của bình với chiều cao và đường kính đáy đúng theo tỉ lệ 2/5. - Theo dõi và lưu ý HS về đường thẳng biểu diễn mặt nước đúng ở khoảng ¾ chiều cao bình. - Nếu sau khi đổ nước vào bình mà mắt vừa vặn nhìn thấy tâm O của đáy bình, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ O tới mắt. A P O I D Q C M B * HOẠT ĐỘNG 3: GIẢI BÀI 2 (12 phút) - GV hướng dẫn HS chọn một tỉ lệ xích thích hợp, chẳng hạn lấy tiêu cự f = 3cm thì vật AB cách thấu kính 4cm, còn chiều cao của AB là một số nguyên lần mm, ở đây ta lấy AB là 7mm. A A F O B I F’ A’ B’ Theo hình vẽ ta có: Chiều cao của vật: AB=7mm. Chiều cao của ảnh: A’B’=21mm=3.AB. -Tính xem ảnh cao gấp mấy lần vật: Cách 1: có có: Từ Thay vào có: Cách 2: OAB OA’B’ : (1) có: Từ (1) và (2) ta có: Thay các trị số đã cho: OA=16cm; OF’=12cm thì ta tính được OA’=48cm hay OA’=3.OA. Vậy ảnh ảo gấp ba lần vật. *HOẠT ĐỘNG 3: GIẢI BÀI 3 (10 phút) - Đặc điểm chính của mắt cận là gì? - Người bị cận thị càng nặng thì càng không nhìn rõ các vật ở xa mắt hay ở gần mắt? Ai cận thị nặng hơn? - Khắc phục tật cận thị là làm cho người cận có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt hay ở gần mắt? - Kính cận là TKHT hay TKPK? - Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn? - Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa - Mắt cận CV gần hơn bình thường. - Người bị cận thị càng nặng thì càng không nhìn rõ các vật ở xa mắt - Hoà bị cận nặng hơn Bình vì CVH < CVB. - Khắc phục tật cận thị là đeo TKPK - Kính cận là TKPK: Để tạo ảnh gần mắt (trong khoảng tiêu cự). Kính thích hợp khoảng Cc ≡ F→fH < fB. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (02 phút) - Làm lại các bài tập đã cho với lập luận đầy đủ hơn. - Chuẩn bị bài mới: “Ánh sáng trắng và ánh sáng màu”. V- RÚT KINH NGHIỆM IX/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sách giáo khoa vật lí 9 2/ Sách bài tập vật lí 9 3/ Sách giáo viên vật lí 9 4/ Vũ Quang(nhiều tác giả) - Vật lí 9 - NXB Giáo dục - Năm 2008 5/ Nguyễn Thanh Hải - Bài tậpVật lí chọn lọc THCS - NXB Giáo dục - Năm 2000. 6/ Vũ Thanh Khiết (nhiều tác giả)- 200 Bài tập Vật Lý chọn lọc - NXB Giáo dục - Năm 1999. 7/ Phan Hoàng Vân - 500 Bài tập Vật lí THCS - NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh - Năm 2007. 8/ Áp dụng dạy và học tích cực trong môn vật lý Biên soạn: - Giáo sư Trần Bá Thành - Tiến sĩ Ngô Quang Sơn - Nguyễn Văn Đoan 9/ Tài liệu tập huấn giáo viên dạy thay sách lớp 9 môn vật lý (Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam) 10/ Tư liệu trang wed: violet.vn X/ MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 TÊN ĐỀ TÀI 1 2 ĐẶT VẤN ĐỀ 1-2 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2-3 4 CƠ SỞ THỰC TIỄN 3-4 5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4-23 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23-24 7 KẾT LUẬN 24-26 8 KIẾN NGHỊ 26 9 PHỤ LỤC 27 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 11 MỤC LỤC 31 12 PHIẾU ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI 32

File đính kèm:

  • docSKKN phuong phap giai bai tap quang hinh vat ly 9 dat hieu qua(1).doc