Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 23: Ôn tập - Năm học 2012-2013

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Tổng hợp hoá kiến thức về: Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song.

Công thức tính điện trở của dây dẫn. Công suất điện và điện năng sử dụng. Định luật Jun - Len-Xơ

2. Kỹ năng

- Vận dụng được các Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. Công thức tính điện trở của dây dẫn. Công suất điện và điện năng sử dụng. Định luật Jun - Len-Xơ vào giải các bài tập đơn giản có liên quan đến các hiện tượng thực tế đơn giản.

- Có kĩ năng giải bài tập và trình bày bài tập vật lí.

3. Thái độ

- Tích cực hoạt động, yêu thích học bộ môn.

II. ĐỒ DÙNG

- Gv: Thước kẻ, ê ke, phấn màu, bảng phụ ghi hệ thống các công thức, bảng phụ các câu hỏi trắc nghiệm.

- Hs: Thước kẻ, đề cương ôn tập tổng kết chương I từ bài 1- 17 SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 284 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật Lí Lớp 9 - Tiết 23: Ôn tập - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2012 Ngày giảng: 07/11/2012 Tiết 23: ôn tập i. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tổng hợp hoá kiến thức về: Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. Công thức tính điện trở của dây dẫn. Công suất điện và điện năng sử dụng. Định luật Jun - Len-Xơ 2. Kỹ năng - Vận dụng được các Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. Công thức tính điện trở của dây dẫn. Công suất điện và điện năng sử dụng. Định luật Jun - Len-Xơ vào giải các bài tập đơn giản có liên quan đến các hiện tượng thực tế đơn giản. - Có kĩ năng giải bài tập và trình bày bài tập vật lí. 3. Thái độ - Tích cực hoạt động, yêu thích học bộ môn. ii. đồ dùng - Gv: Thước kẻ, ê ke, phấn màu, bảng phụ ghi hệ thống các công thức, bảng phụ các câu hỏi trắc nghiệm. - Hs: Thước kẻ, đề cương ôn tập tổng kết chương I từ bài 1- 17 SGK. iii. phương pháp - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. iv. tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ (K0) 3. Bài mới(40’) Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết (20’) Mục tiêu: - Tổng hợp hoá kiến thức về. Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. Công thức tính điện trở của dây dẫn. Công suất điện và điện năng sử dụng. Định luật Jun - Len-Xơ Đồ dùng: Thước kẻ, máy chiếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Y/c lớp phó học tập báo cáo tình hình chuẩn bị bài ở nhà của các bạn trong lớp - Gọi HS trả lời các câu hỏi 1- 9 (SGK- 54) - Gọi HS nhận xét - GV đánh giá phần chuẩn bị của lớp, nhắc nhở những sai sót, nhấn mạnh một số điểm cần chú ý. I. Tự kiểm tra 1. Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó. 2. Thương số là giá trị của điện trở R đặc trưng cho dây dẫn. Khi thay đổi HĐT U thì giá trị này không đổi, vì HĐT U tăng (giảm) bao nhiêu lần thì CĐDĐ I chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (giảm) bấy nhiêu lần. 3. HS tự vẽ 4. Công thức tính điện trở tương đương của: a) Đoạn mạch nối tiếp: Rtđ=R1+R2 b) Đoạn mạch song song: hoặc 5.a) Điện trở của dây dẫn tăng lên ba lần khi chiều dài của nó tăng lên ba lần. b) Điện trở của dây dẫn giảm đi bốn lần khi tiết diện của nó tăng lên bốn lần. c) Có thể nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm vì điện trở suất của đồng nhỏ hơn nhôm. d) Hệ thức 6. Các câu đựơc viết đầy đủ: a) ...... có thể thay đổi trị số ....... thay đổi, điều chỉnh cường độ dòng điện. b) .... nhỏ ....... ghi sẵn .....vòng màu. 7. Các câu đựơc viết đầy đủ: a) ...... công suất định mức của dụng cụ đó (công suất tiêu thụ điện năng của dụng cụ khi được sử dụng với HĐT đứng bằng HĐT định mức). b) ....... của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. 8. Công thức tính điện năng sử dụng của một dụng cụ điện: A= P . t = U.I.t b) Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi, chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác. Ví dụ: - Bóng đèn dây tóc nóng sáng biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng và một phần nhỏ thành năng lượng ánh sáng. - Quạt điện khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng thành cơ năng và một phần nhỏ thành nhiệt năng làm nóng dây dẫn, bầu quạt. - Bếp điện, nồi cơm điện, ấm điện, bàn là,... biến đổi hầu hết hoặc toàn bộ điện năng thành nhiệt năng. 9. Định luật Jun - Len-Xơ: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn, với thời gian dòng điện chạy qua. Hệ thức: Q = I2.R.t Hoạt động 2: Vận dụng(20’) Mục tiêu: - Vận dụng được các Định luật Ôm. Đoạn mạch nối tiếp. Đoạn mạch song song. Công thức tính điện trở của dây dẫn. Công suất điện và điện năng sử dụng. Định luật Jun - Len-Xơ vào giải các bài tập đơn giản có liên quan đến các hiện tượng thực tế đơn giản. - Có kĩ năng giải bài tập và trình bày bài tập vật lí. Đồ dùng: Máy chiếu - Y/c HS trả lời câu hỏi từ 12- 13 và giải thích các cách lựa chọn - Gọi HS nhận xét và giải thích lại - GV hướng dẫn HS làm câu hỏi 18 - HS thảo luận chung - GV gọi lên bảng trình bày - Gọi HS nhận xét và GV chuẩn hoá kiến thức II. Vận dụng 12. C 13. B 18. Bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn. khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn được tính bằng Q = I2.R.t mà dòng điện chạy qua dây dẫn và dây nối từ ổ cắm đến dụng cụ điện bằng nhau do đó hầu như nhiệt lượng chỉ toả ra nhiệt ở đoạn dây dẫn này mà không toả nhiệt ở dây nối bằng đồng(có điện trở suất nhỏ do đó điện trở nhỏ) b) Khi ấm hoạt động bình thường thì HĐT là 220V và công suất điện là 1000W, điệ trở của ấm khi đó là: R = U2/ P = 2202/1000 = 48,4 c) Tiết diện của dây điện trở là: Đường kính tiết diện là: 0,24mm 4. Củng cố(3’) - GV củng cố kiến thức cơ bản - HS lưu ý sử dụng đơn vị đo và công thức áp dụng 5. Hướng dẫn học ở nhà(1’) - Ôn tập các câu hỏi trên - Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra 1 tiết

File đính kèm:

  • doctiet 18.doc