Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác hiệu quả phòng Tin học trong trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác hiệu quả phòng Tin học trong trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm qua, thực hiện đề án ”Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc
gia” giai đoạn 2008-2010, đặc biệt từ năm học 2008-2009 là năm học với chủ
đề “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển
khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, số trường
Tiểu học đạt chuẩn quốc gia(CQG) trên địa bàn huyện Quảng Xương được trang
bị phòng Tin học đã tăng từ 03 trường lên 24 trường. Mặc dù số lượng máy tính
còn hạn chế, tuy nhiên đây là cơ sở bước đầu để đưa Tin học vào nhà trường.
Trong một thời gian rất dài, không có nhiều trường Tiểu học có phòng Tin
học, không có giáo viên Tin học. Đội ngũ giáo viên có trình độ, nghiệp vụ Tin
học rất hạn chế. Hoạt động dạy học Tin học ở 3 trường Tiểu học đầu tiên có
phòng Tin học(Quảng Tân, Quảng Thịnh, Thị Trấn) cơ bản do lựa chọn của nhà
trường và giáo viên hợp đồng, thiếu quản lý và chỉ đạo cụ thể về nội dung
chương trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Mặt khác, kinh nghiệm quản lý, khai thác phòng Tin học rất hạn chế, số
máy tính hư hỏng, xuống cấp nhanh, hiệu quả không rõ nét.
Nhằm khai thác, phát huy hiệu quả phòng máy tính hiện có trong các
trường Tiểu học, trước mắt phục vụ hiệu quả việc học của giáo viên, công tác
quản lý của nhà trường, đưa Tin học thành một môn học tự chọn, góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo ra nguồn lực con người phục vụ công cuộc
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực hội
nhập quốc tế cần có sự quản lý một cách khoa học, hiệu quả của chủ thể quản lý,
cụ thể: trong trường tiểu học là của người hiệu trưởng; trong một huyện, cần có
sự chỉ đạo công tác quản lý, khai thác, dạy học một cách đồng bộ từ phòng Giáo
dục và Đào tạo(GDĐT) xuống các nhà trường thông qua những biện pháp cụ
thể, có tính thực tiễn.
Xuất phát từ nhiệm vụ được giao, trong quá trình quản lý, chỉ đạo trong 3
năm qua và qua tổng kết thực tiễn đã giúp tôi có thể hiểu rõ hơn công tác chỉ đạo
việc quản lý hiệu quả cơ sở vật chất sư phạm(CSVC) trường học nói chung,
phòng Tin học trường tiểu học nói riêng để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Vì
vậy, tôi đúc rút kinh nghiệm " Một số giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác
hiệu quả phòng Tin học trong trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng
Xương".
2. Mục đích của đề tài.
Đề xuất các giải pháp quản lý, chỉ đạo nhằm khai thác và phát huy hiệu quả
phòng Tin học trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Xương;
Đánh giá, chọn lọc những giải pháp phù hợp, áp dụng rộng rãi để chỉ đạo
đối với các trường có phòng học Tin học nói chung trong những năm học tiếp
theo.
1 PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng.
1.1. Cơ sở lí luận.
1.1.1. Các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, của Ngành:
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010-2011 tại văn bản số
4937/BGDĐT-CNTT của Bộ GD&ĐT ngày 18 tháng 8 năm 2010 chỉ rõ các
nhiệm vụ trọng tâm: " Xây dựng kế hoạch dạy, học và ứng dụng CNTT, giai
đoạn 2011-2015", " Thiết lập và sử dụng hệ thống e-mail", khai thác website và
cung cấp nội dung cho website của Bộ GDĐT, cụ thể "Thường xuyên hướng
dẫn, phổ biến cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh khai thác,
sử dụng thông tin trên hệ thống website của Bộ GDĐT"; tăng cường " Đầu tư
trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, tập huấn và họp qua web (web
conference) và qua điện thoại (audio conference) giữa Bộ GDĐT với các sở
GDĐT; giữa các sở GDĐT, các phòng GDĐT với các đơn vị, cơ sở giáo dục và
đào tạo trực thuộc". Đặc biệt nhấn mạnh việc "Đẩy mạnh một cách hợp lý việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp
học"
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ:
"Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong trường phổ thông nhằm đổi mới phương
pháp dạy và học theo hướng giáo viên tự tích hợp CNTT vào từng môn học thay
vì học trong môn tin học. Giáo viên các bộ môn chủ động tự soạn và tự chọn tài
liệu và phần mềm (mã nguồn mở) để giảng dạy ứng dụng CNTT”.
Công văn số 1275/SGDĐT-GDTH ngày 18/8/2010 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về vấn đề tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học trong nhà trường; văn bản số
1338/SGD&ĐT-GDTH của Giám đốc Sở GD&ĐT ngày 31 tháng 8 năm 2010
về việc dạy học Tiếng Anh, Tin học cấp Tiểu học năm học 2010-2011 đã hướng
dẫn thực hiện cho các Phòng GD&ĐT: "Tiếp tục mở rộng số trường, lớp và học
sinh các lớp 3, 4, 5 được học môn Tin học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần theo
chương trình của Bộ. Chú ý tăng cường cơ sở vật chất để việc tổ chức dạy học
Tin học ngày càng có chất lượng".
1.1.2. Cơ sở vật chất sư phạm:
- Hệ thống cơ sở vật chất - thiết bị dạy học có chức năng sử dụng cho mục
đích giáo dục và đào tạo còn gọi là cơ sở vật chất sư phạm(CSVC) .
- CSVC phục vụ dạy học đã được coi là một điều kiện, một trong các thành
tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học. Nó là bộ phận cấu thành
không thể thiếu của quá trình giáo dục, dạy học.
- Phòng Tin học với nghĩa bao gồm phòng học và trang thiết bị gồm có số
lượng nhất định máy vi tính cá nhân, có thể có/hoặc không có mạng Internet và
các thiết bị khác(màn chiếu, máy chiếu, camera, máy chiếu vật thể ) là một
thành phần trong khái niệm CSVC.
1.1.2.1. Vị trí cơ sở vật chất - thiết bị dạy học:
2 Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt
chẽ và tương tác với nhau. Mối quan hệ của các thành tố của hệ thống sư phạm
nhà trường minh họa như sau:
( M: Mục tiêu giáo dục; M
N: Nội dung giáo dục;
P: Phương pháp giáo dục; N P
GV: Giáo viên;
HS: Học sinh; KQ
CSVC-TBDH: cơ sở vật GV HS
chất - thiết bị dạy học;
KQ: kết quả;
: Mối quan hệ) CSVC-TBDH
Hình 1: Cơ sở vật chất là một thành tố của quá trình dạy học.
(Nguồn: Giáo trình giáo dục học)
1.1.2.2. Vai trò của CSVC sư phạm trong trường Tiểu học.
CSVC sư phạm trong dạy học giúp:
- Thực hiện "Nguyên tắc trực quan" trong dạy học và được hiểu trực quan theo
nghĩa: Liên quan đến mọi giác quan của con người.
- Đảm bảo chất lượng kiến thức cho người học theo các đặc trưng cơ bản.
+ Tính chính xác, khoa học. + Tính chuyển hoá.
+ Tính tổng quát. + Tính thực tiễn.
+ Tính hệ thống. + Tính bền vững.
- Là bộ phận không thể tách rời trong việc chiếm lĩnh kiến thức.
- Giúp rèn luyện kĩ năng, thái độ cho người học.
1.1.3. Phòng Tin học trong nhà trường Tiểu học.
1.1.3.1. Phòng Tin học là một loại hình cụ thể của CSVC sư phạm.
Phòng Tin học là một điều kiền cần quan trọng góp phần ứng dụng CNTT vào
dạy học, quản lý chất lượng, phục vụ trực quan dạy học tự chọn môn Tin học, hỗ
trợ dạy nhiều môn học khác như Tiếng Anh, hoạt động NGLL, là nơi để giáo viên
và học sinh tự học, tìm tài liệu trên mạng, trao đổi chuyên môn, soạn bài, ôn luyện
Violympic Toán, Olympic Tiếng Anh....Nó là một phòng học bộ môn, nhưng ở góc
độ sử dụng, cũng có thể xếp là một phòng chức năng.
1.1.3.2. Các đặc điểm trong bố trí, sắp xếp, trang bị phòng Tin học trong nhà
trường Tiểu học.
- Tính khoa học: Mức độ chuẩn xác trong việc phản ánh hiện thực các quy định
của chuyên môn với tư cách là một phòng học bộ môn; quy định đặc thù của công
tác quản lý ở trường cụ thể, phương pháp, cách thức quản lý cụ thể với tư cách là
một phòng chức năng.
- Tính sư phạm: Là sự phù hợp với các yêu cầu về mặt sư phạm trong trường
Tiểu học; quy định bố trí sắp xếp phòng Tin học của Sở GD&ĐT chỉ đạo.
3 - Tính kinh tế: Là giá thành tương xứng với hiệu quả giáo dục đào tạo. Tuân
thủ công thức ước lệ sau đây thể hiện sự đánh giá chung đối với một thiết bị dạy
học:
Hiệu quả sư phạm
Hiệu quả đầu tư =
Giá thành Thiết bị
Như vậy, phòng Tin học của một trường, dù trang bị đơn giản hay hiện đại
nhưng khi qua sử dụng nó phải cho kết quả khoa học, đảm bảo yêu cầu về mặt mĩ
quan sư phạm, đúng quy định, an toàn, kinh phí đầu tư hợp lí, tương xứng với hiệu
quả.
1.2. Thực trạng quản lý, khai thác phòng Tin học trong trường Tiểu
học.
1.2.1. Trang bị:
Đối với trường Tiểu học, trường đạt CQG mức độ 1 không bắt buộc có
phòng Tin học. Tuy nhiên, kể từ năm học 2008-2009, năm học với chủ đề ”Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai
phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trên cơ sở tham
mưu của Phòng GD&ĐT, Ủy ban nhân dân(UBND) huyện đã đầu tư kích cầu
kinh phí cho các trường Tiểu học(khi đăng kí xây dựng đạt CQG các mức độ) để
mua thiết bị, ĐDDH, trong đó có máy vi tính trang bị phòng Tin học.
Huyện Quảng Xương có 42 trường Tiểu học. Trong đó có 28 trường đạt
CQG mức độ 1, 8 trường đạt CQG mức độ 2. Có 24 trường đạt CQG có phòng
Tin học. Số phòng Tin học có từ 7-12 máy là 18 phòng; có số máy từ 14-16 máy
là 6 phòng; số trường có 02 phòng tin học là 1 trường. Có 3 trường có máy tính
được trang bị đầu tiên(trên 5 năm): tại thời điểm tháng 10 năm 2008 trường Tiểu
học Quảng Tân chỉ có 7/15 máy hoạt động; trường tiểu học Quảng Thịnh có
10/14 máy hoạt động, tiểu học Thị Trấn còn 5/8 máy hoạt động. Đến đầu năm
học 2010-2011 chỉ còn 01 phòng với 12 máy vi tính tại tiểu học Quảng Thịnh
còn đủ điều kiện sử dụng phục vụ quản lý, chuyên môn, số còn lại đã được
thanh lý do hỏng, hết hạn.
phòng Tin tại phòng Tin
Kết nối LAN
Máy chiếu đi
Có Internet Có Internet
Phòng Tin máy/phòng
Webcam Tỷ lệ Có
Tổng số học
kèm
học
BQ GV GV
Cuối năm trường
Chưa có CC Tin
học Tiểu Đạt
đạt Tin học
học y/c
y/c học (HĐ)
2008-2009 42 2 4 2 1 10 3 1 20,1% 0
2009-2010 42 6 15 10 13 9 7 7 36.9% 13
Ghi chú: Phòng tin học đạt yêu cầu là phòng có diện tích ≥40 m 2, có trên
12 máy vi tính, có kết nối LAN, đảm bảo phục vụ học tự chọn Tin học.
Bảng 1. Trang bị phòng Tin học trong trường Tiểu học
Thực tế, số phòng tin học đảm bảo điều kiện đủ để triển khai dạy tự chọn
môn Tin học với sĩ số lớp từ 27-35 học sinh(2 học sinh/máy khi thực hành) chỉ
có 6 phòng. Số còn lại chỉ đáp ứng khai thác phục vụ hoạt động tự học của giáo
4 viên; phục vụ công tác quản lý chất lượng qua phần mềm VNPT, phần mềm
quản lý CBGV VSSchool ; sử dụng để phụ đạo, ôn tập một số môn học cho học
sinh.
1.2.2. Những vấn đề cơ bản các trường tiểu học có phòng Tin học trên
địa bàn huyện Quảng Xương gặp phải:
Thứ nhất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được: 100% các trường chưa có
giáo viên Tin học; năng lực sử dụng, đánh giá chưa đúng vai trò, tác dụng hiệu
quả của máy vi tính, những phần mềm Tin học được triển khai, trang bị kèm
theo của đội ngũ cán bộ quản lý(CBQL) và giáo viên Tiểu học hạn chế; số giáo
viên được bồi dưỡng kiến thức Tin học đúng quy trình, cơ bản(theo chương
trình 100 tiết hoặc tương đương) chưa nhiều.
Thứ hai, khi mua sắm thiết bị Tin học, việc lắp đặt sắp xếp, bố trí không
đúng quy định, trang bị thiếu đồng bộ. Công tác lắp đặt, bổ sung thiết bị phụ trợ
đề giúp mở rộng tác dụng của thiết bị tin học chưa được tư vấn, hỗ trợ thực hiện.
Vận hành chưa đảm bảo đúng các yêu cầu kĩ thuật, hiệu quả thấp.
Thứ ba, việc bảo trì, bảo dưỡng thiết bị Tin học phải thường xuyên, đòi
hỏi nguồn kinh phí không nhỏ của các nhà trường. Trong khi đó nguồn thu,
nguồn bổ sung không có.
Thứ tư, số máy vi tính còn ít, với sĩ số bình quân 27 học sinh/lớp, việc dạy
tự chọn Tin học sẽ gặp nhiều khó khăn, hoặc không thực hiện được.
Thứ năm, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về dạy tự chọn Tin học đối với các
trường có phòng máy tính chưa thống nhất, chất lượng dạy tự chọn môn Tin học
còn hạn chế, môn Tin học còn chưa được coi trọng; đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên chưa được tập huấn khai thác sử dụng.
Thứ sáu, kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo của cán bộ quản lý, giáo viên các
trường Tiểu học đối với thiết bị phòng Tin học hạn chế. Thiếu sự linh hoạt trong
quản lý và sử dụng phòng Tin học. Vai trò phòng Tin học trong hỗ trợ quản lý,
dạy học hiệu quả chưa rõ nét.
2. Những giải pháp chỉ đạo quản lý và khai thác hiệu quả phòng Tin học
trong trường Tiểu học.
2.1. Nhóm giải pháp đảm bảo điều kiện luôn sẵn sàng hoạt động, phục
vụ của phòng máy.
2.1.1. Đánh giá thực trạng và phân loại để xác định mục đích sử dụng của
từng phòng Tin học. Chỉ đạo bổ sung thiết bị phù hợp điều kiện từng đơn vị;
hoàn thiện lắp đặt, tối ưu hóa tác dụng của trang thiết bị hiện có.
2.1.1.1 Khi đơn vị được UBND huyện hỗ trợ kinh phí mua máy vi tính
khi đăng kí xây dựng trường CQG( 50 triệu, tương đương 7-9 máy/01 trường):
Phòng GD&ĐT tổ chức họp Hiệu trưởng, chỉ đạo về yêu cầu kĩ thuật, cấu
hình máy phải mua tối thiếu; khi bàn giao, lắp đặt, cán bộ Tin học của Phòng sẽ
trực tiếp tham gia kiểm tra bàn giao. Như vậy vừa đảm bảo nguyên tắc tự chủ
theo Nghị định 43/NĐ-CP vừa giúp các nhà trường mua được thiết bị đảm bảo
kĩ thuật, chất lượng.
Yêu cầu nhà trường tham mưu cho UBND xã, Hội phụ huynh và nguồn
5 tiết kiệm của đơn vị để mua đối ứng 3 bộ, đảm bảo để phòng Tin học có tối thiểu
10-12 máy. Ngoài ra, hầu hết các đơn vị đều đã có 01 máy xách tay phục vụ dạy
học( được hỗ trợ kinh phí mua đồng loạt từ năm học 2008-2009) sẽ bổ sung vào
phục vụ làm máy chính dạy học của giáo viên.
2.1.1.2. Đánh giá thực trạng, phân loại để có cơ sở chỉ đạo linh hoạt:
Chỉ đạo các nhà trường có phòng Tin học tự đánh giá điều kiện đủ dựa
trên những định hướng nhiệm vụ ứng dụng CNTT và đáp ứng việc dạy học tự
chọn Tin học thông qua văn bản chỉ đạo, bảng thu thập số liệu:
Diện tích phòng
Số máy vi Số máy có Có
Tin học Mạng Số ghế Có
tính hiện kết nối máy
Đạt y/c Chưa LAN ngồi WebCam
có Internet chiếu
≥ 40m2 đạt
...... ..... .... .... ..... .... ......
+ Dự kiến khối nào sẽ học tự chọn tin học(Từ khối 3- khối 5):.........; sĩ số
bình quân /lớp:.................
Trên cơ sở đó, Phòng GD&ĐT xác định rõ cho Hiệu trưởng nhà trường:
khai thác phòng Tin học phải linh hoạt:
- Coi đây là phòng học bộ môn khi thực hiện dạy môn tự chọn Tin học
- Coi đây như là một phòng học, phòng chức năng khi khai thác phục vụ các
công việc khác như bồi dưỡng đội ngũ, bồi dưỡng học sinh, ôn tập giải toán qua
mạng, tiếng Anh qua mạng, công tác quản lý chất lượng,...
2.1.1.3.Chỉ đạo hoàn thiện lắp đặt, tối ưu thiết bị hiện có đảm bảo theo chuẩn
chung do Phòng GD&ĐT đưa ra trên cơ sở văn bản chỉ đạo CNTT của Bộ
GDĐT và Sở GDĐT:
- Tham mưu cho Phòng GD&ĐT phối kết hợp với Trung tâm viễn thông
Quảng Xương đồng loạt triển khai nối mạng Internet gói cước ưu đãi
149.000đ/tháng cho 84/84 trường Tiểu học và THCS, hoàn thành ngay đầu năm
học 2008-2009. Thay mới các Modem miễn phí tại các trường có phòng Tin học
trong đợt khuyến mãi hòa mạng Internet, thực hiện tái cơ cấu đưa đường truyền
đi trực tiếp vào phòng máy, cài đặt phần mềm VNPT School.
- Yêu cầu bắt buộc các phòng Tin học hiện có, phòng Tin học lắp mới trong
những năm học tiếp theo phải lắp đặt mạng LAN, đưa Internet đến từng máy.
Chỉ đạo cài đặt đến 100% các máy phần mềm VNPT School để phục vụ giáo
viên quản lý kết quả học tập của học sinh; cài đặt đủ các phần mềm dạy học cho
học sinh Tiểu học.
- Chỉ đạo thống nhất mẫu, đầu mục hồ sơ quản lý phòng Tin học: Thời khóa
biểu, Bảng nội quy, Nhật kí phòng Tin học, (KHBH của giáo viên);
- Sắp xếp theo đúng quy định thống nhất, sơ đồ do Phòng chỉ đạo và tư vấn
việc lắp đặt: Áp dụng với phòng có diện tích từ 36m 2 trở lên để thực hiện dạy tự
chọn Tin học:
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG MÁY VI TÍNH VÀ KẾT NỐI MẠNG LAN
Phương án 1
6 Bảng lớp Bàn GV
Cửa (Máy GV)
1,0 m
Switch 24 cổng
Chú thích: Nguồn điện của 1 máy vi tính có công suất bình quân 480W (để có
cơ sở tham mưu mua LIOA).
Đường ống Gen cỡ đại chứa dây mạng từ Switch đến các máy
Đường rẽ dây mạng đến máy.
Đường mạng đến máy giáo viên
Đường Internet vào phòng máy
Hình 2a. Mô hình chỉ đạo lắp đặt phòng Tin học thống nhất.
SƠ ĐỒ BỐ TRÍ PHÒNG MÁY VI TÍNH VÀ KẾT NỐI MẠNG LAN
Phương án 2
7 Bảng lớp Bàn GV
Cửa (Máy GV)
1,0 m
Switch 24 cổng
Chú thích: Nguồn điện của 1 máy vi tính có công suất bình quân 480W(để có
cơ sở tham mưu mua LIOA).
Đường ống Gen cỡ đại chứa dây mạng từ Switch đến các máy
Đường rẽ dây mạng đến máy.
Đường mạng đến máy giáo viên
Đường Internet vào phòng máy
Hình 2b. Mô hình chỉ đạo lắp đặt phòng Tin học thống nhất.
2.1.2 Xã hội hóa để bổ sung thiết bị và tạo nguồn kinh phí duy trì, bảo
dưỡng máy tính phòng tin học.
Để phòng Tin học luôn sẵn sàng hoạt động, bảo vệ thiết bị điện tử hiện có
giám thiểu hư hỏng "lan truyền" do không thường xuyên sử dụng, do ẩm mốc,
8 thậm chí hỏng thêm do để lâu không sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó, việc bảo trì
phải được đảm bảo thường xuyên.
Xét từ đặc thù điều kiện địa phương là huyện đồng bằng ven biển, kinh tế
xã hội còn khó khăn, chưa thể áp dụng các giải pháp vận động đóng góp kinh
phí mua máy vi tính như ở Thành phố, thị xã khác. Phòng giáo dục và Đào tạo
đã chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác xã hội hóa, cụ thể như sau:
2.1.2.1. Đối với các trường có dạy học tự chọn Tin học:
- Họp Hội phụ huynh, báo cáo tình hình học tập của học sinh, những kết
quả tích cực của học Tin học.
- Trình bầy đặc thù của việc duy trì, bảo trì thiết bị Tin học, dự toán kinh
phí bảo trì trong năm học đối với phòng Tin học, nguồn đã có, còn thiếu; kế
hoạch bổ sung hàng năm.
- Vận động sự hỗ trợ từ phụ huynh học sinh có con em được học Tin học.
Ví dụ: một số đơn vị như TH Thị Trấn, Quảng Tân, Quảng Thịnh,...đã vận
động mức đóng góp 5000đ/1HS/tháng.
2.1.2.2. Đối với tất cả các trường có phòng Tin học( sử dụng phòng Tin học
như một phòng chức năng, phục vụ ôn tập, phụ đạo cho học sinh thi Olympic
tiếng Anh, Violympic Toán, thi Tin học không chuyên...), sử dụng mở các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào dạy học, soạn và dạy
giáo án trình chiếu, giáo án điện tử, tra tìm tài liệu dạy học trên Internet, nhập
kết quả, khai thác báo cáo đánh giá xếp loại học sinh hàng kỳ, hàng năm:
- Xây dựng dự toán duy trì, bảo trì thiết bị Tin học, dự toán kinh phí bảo
trì trong năm học đối với phòng Tin học, nguồn đã có, còn thiếu; kế hoạch bổ
sung hàng năm.
- Xin hỗ trợ từ phụ huynh đối với những học sinh tham gia học, ôn tập dự
thi các kỳ thi.
- Trích từ nguồn kinh phí tu sửa nhỏ cơ sở vật chất( xin từ Hội phụ huynh,
từ địa phương...), nguồn kinh phí đóng góp của giáo viên hoặc nghiệp vụ để hỗ
trợ công tác bảo trì định kỳ thiết bị phòng Tin học.
Yêu cầu: Cuối năm phải công khai quyết toán trước phụ huynh, các bộ
phận chức năng.
2.2. Nhóm giải pháp định hướng nhiệm vụ; khai thác phòng máy vào
giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn; hỗ trợ nâng cao năng lực đội ngũ; tạo
động lực thi đua sáng tạo trong quản lý, khai thác phòng Tin học, thiết bị
Tin học.
2.2.1. Tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT chỉ đạo các hoạt động ứng
dụng CNTT và dạy học Tin học phù hợp đặc thù các nhà trường để phát
huy tối đa hiệu quả phòng Tin học.
2.2.1.1. Trong chỉ đạo dạy môn tự chọn Tin học:
Ngay đầu các năm học 2009-2010 và 2010-2011, đã tham mưu với lãnh
đạo Phòng GD&ĐT ra văn bản chỉ đạo hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý
và dạy học.
9 Chỉ đạo bằng văn bản số 321/PGD&ĐT-CNTT ngày 24 tháng 9 năm 2010
về việc dạy học Tin học tự chọn và hoạt động ứng dụng CNTT năm học 2010-
2011 đã yêu cầu cụ thể việc dạy học tự chọn môn Tin học:
"- Tất cả các trường có phòng máy vi tính: Phải thực hiện tổ chức dạy
học tự chọn Tin học cho học sinh từ khối 3-5(đại trà hoặc theo khối).
- Việc dạy học tự chọn Tin học được thực hiện theo chương trình quy định
của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Các trường có dạy tự chọn Tin học phải có học sinh dự thi Tin học
không chuyên cấp huyện. Chương trình, đề cương thi HSG Tin học không
chuyên sẽ được Phòng tập huấn và cung cấp đầy đủ đến các trường có HS dự
thi.
- Tổ chức cho Học sinh dự thi Violympic nhằm tạo thêm một nội dung
trong dạy học Toán và Tin học. Lựa chọn học sinh, cử giáo viên Toán, Toán tin
có năng lực ôn luyện để tham dự kì thi cấp huyện vào tháng 3/2011".
- Phòng GD&ĐT hướng dẫn tổ chức lớp bồi dưỡng thi Violympic Toán
trên mạng ngày từ đầu năm học; hướng dẫn thi Olympic Tiếng Anh qua mạng để
các đơn vị tổ chức thành nhóm lớp, khai thác hiệu quả phòng Tin học vào hoạt
động dạy học, bồi dưỡng học sinh.
2.2.1.2.Trong công tác ứng dụng CNTT phục vụ quản lý, báo cáo
chuyên môn của giáo viên với ban giám hiệu(BGH), của nhà trường với Phòng
GD&ĐT:
Thống nhất với các bộ phần chuyên môn về biểu mẫu báo cáo để khai thác
tối đa biểu mẫu có sẵn trong phần mềm VNPT School. Từ đó giúp CBQL có cơ
sở yêu cầu giáo viên thực hiện trích xuất các thông tin từ phần mềm.
Yêu cầu Hiệu trưởng chỉ đạo để 100% giáo viên phải trực tiếp tự vào điểm
phần mềmVNPT School để kịp thời trích xuất các báo cáo quản lý về Phòng.
Các trao đổi chuyên môn, thông qua hộp thư cá nhân hoặc hộp thư dùng
chung để xây dựng thói quen cho giáo viên khai thác máy tính trong phòng Tin
học để trao nhận tài liệu.
2.2.1.3. Tất cả những trường có phòng Tin học: Hiệu trưởng chỉ đạo,
sắp xếp lịch để giáo viên chủ động lên phòng Tin học hoặc tại các buổi sinh hoạt
chuyên môn đồng loạt nhập kết quả học tập của học sinh vào phần mềm đảm bảo
kịp thời, đúng tiến độ. Qua đó tạo áp lực có tính "cứng" để giáo viên tích cực sử
dụng máy tính trên phòng Tin học để tự học, hoàn thành các yêu cầu nhiệm vụ.
2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng vào mục đích sử dụng và công
việc cụ thể, cấp thiết trước mắt.
Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ Tin học theo chương
trình 100 tiết cho cán bộ giáo viên theo hai hình thức: Hỗ trợ một phần kinh phí
của dự án đưa tin học vào nhà trường của Sở GD&ĐT và tự túc kinh phí. Do
năm học 2006-2007 và 2007-2008, việc mở lớp bồi dưỡng Tin học theo dự án
không quy định đối tượng, chưa chú đến ưu tiên cấp học dẫn đến số cán bộ quản
lý(CBQL) và giáo viên Tiểu học tham gia hạn chế. Để khuyến khích cán bộ,
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_quan_ly_va_kh.doc