Tập huấn tư vấn học đường

1.Tham vấn : là làm việc với từng HS hoặc nhóm HS, nhằm giúp các em giải quyết hoặc đương đầu tích cực với những khó khăn hoặc những lo lắng mang tính cá nhân.

2.Hoạt động giáo dục cho nhóm và tập thể: là tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận mang tính giáo dục về giới tính, nghề nghiệp, hình thành kỹ năng sống

3.Tư vấn: làm việc với phụ huynh, GV, cán bộ quản lý để trao đổi kế hoạch hỗ trợ HS.

 4.Điều phối: là phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xúc tiến, đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ HS

 

doc10 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 771 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn tư vấn học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thân chủ đối với bất cứ hồ sơ, giấy tờ, số liệu liên quan đến thân chủ. III. KẾ HOẠCH HỖ TRỢ: Cán bộ TVTLHĐ làm việc với thân chủ và xây dựng kế hoạch hỗ trợ thân chủ, kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ phải phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của cả 2 bên. IV. QUAN HỆ KÉP: Cán bộ TVTLHĐ cần tránh các mối quan hệ kép vì có thể làm ảnh hưởng đến tính khách quan và gia tăng khả năng làm hại thân chủ ( không tư vấn cho người thân trong gia đình, người thân của bạn, đồng nghiệp) Chương 5: MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN Nội dung 1: KỸ NĂNG CHÚ TÂM VÀ QUAN SÁT Ý NGHĨA CỦA CHÚ TÂM: Chú tâm : đồng hành với một người nào đó và dành cho họ sự chú ý của mình đến điều họ nói hoặc làm. Ý nghĩa: cho thân chủ biết ta hiểu thân chủ, thân chủ được lắng nghe; ta quan tâm đến thân chủ. CÁCH THỨC CHÚ TÂM: 1. Đối với cán bộ TVTLHĐ: Chào đón thân chủ một cách ấm áp. Giao tiếp mắt. Hạ thấp giọng nói. Nét mặt cần thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu. Cử chỉ phù hợp. 2. Những chi tiết cần chú ý nơi thân chủ: + Tư thế cơ thể, +Khoảng cách giữa cán bộ TVTLHĐ và thân chủ, + Tiếp xúc mắt, +Âm điệu, giọng điệu, + Biểu hiện nét mặt, +Cách nói, +Gật đầu +Sự im lặng. CHÚ TÂM CHỌN LỌC: -Là chú ý đặc biệt đến một điều gì đó được thân chủ nói ra ( có thể là thái độ tình cảm như bực tức, khó chịuhoặc một nội dung, một ý , một câu nói của thân chủ . -Mục đích: để hiểu hơn về thân chủ ( lý do bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của thân chủ, các thông tin khác về thân chủ). KIỂM SOÁT SỰ TẬP TRUNG: Cán bộ TVTLHĐ cần tập trung chú ý về cả tâm trí và thể chất trực tiếp hướng đến thân chủ trong suốt buổi làm việc với thân chủ. Hành động cần tránh: cắt ngang lời, ghi chép, đưa ra lời khuyên ( phải để thân chủ tự khám phá giải pháp). Nội dung 2 : LẮNG NGHE TÍCH CỰC KHÁI NIỆM: -Lắng nghe tích cực, hay còn gọi là lắng nghe chủ động, là cách lắng nghe và đáp trả phù hợp, thể hiện sự lắng nghe, chú ý, quan tâm, thấu hiểu của cán bộ TVTLHĐ đến thân chủ. -Tác dụng: để hiểu được các thông điệp, cảm xúc, quan điểm, làm tăng khả năng hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau giữa thân chủ và cán bộ TVTLHĐ. - Cán bộ TVTLHĐ cần dành cho thân chủ toàn bộ sự chú ý của chúng ta trong suốt buổi làm việc một-một. TẦM QUAN TRỌNG: - Xây dựng bầu không khí tin tưởng và tôn trọng, - Tạo môi trường an toàn, hỗ trợ cho việc giải quyết vấn đề, - Cho phép người nói giải tỏa cảm xúc, - Giảm căng thẳng, - Khuyến khích khai thác sâu thông tin. CÁCH THỨC LẮNG NGHE TÍCH CỰC: Đối diện với thân chủ, Duy trì giao tiếp mắt, Cố gắng thấu hiểu cảm xúc của thân chủ, những nội dung đằng sau những thông tin thân chủ nói ra, Đáp trả phù hợp ( ừ hử, gật đầu,có lời khuyến khích thân chủ nói tiếp). Với đáp trả có lời, tập trung vào vấn đề then chốt, giúp cán bộ TVTLHĐ theo dõi được dòng câu chuyện. Hạn chế đặt câu hỏi, cần nghe nhiều hơn nói. Có thể đáp trả lại bằng cách nói lại những điều thân chủ đã nói. CÁC KỸ THUẬT LẮNG NGHE TÍCH CỰC: Nhắc lại : dùng để nhắc lại những nội dung then chốt, quan trọng mà thân chủ đã nói. Diễn đạt lại: Là tóm gọn lại nội dung một đoạn dài, không nhất thiết phải nhắc lại những từ ngữ thân chủ đã sử dụng. Để kiểm tra lại ý của thân chủ vừa nói, để hiểu đúng nội dung câu chuyện và khuyến khích thân chủ nói tiếp. 3 . Phản ánh: bao gồm các yếu tố sau đây: - Chú tâm, - Thấu cảm quan điểm của thân chủ, nhìn sự viêc ở vị trí thân chủ, không phán xét thân chủ. - Phản chiếu cảm xúc của thân chủ, - Nói lại những điều thân chủ vừa nói ở những tầng ngữ nghĩa, cảm xúc khác nhau mà không lạc đề, - Gọi tên cảm xúc, -Nên sử dụng các dạng câu sau đây: . Cháu có vẻ đang cảm thấy .Tôi nhận thấy rằng cháu đang cảm thấy . Dường như cháu đang cảm thấy . Cháu cảm thấy bới vì -Nếu không chắc chắn rằng mình gọi đúng những cảm xúc của thân chủ, hãy kiểm tra lại bằng những câu hỏi có dạng như : Điều đó có xác thực không ? Điều đó có đúng không ? Đó có phải là cách cháu đang cảm nhận không? -Tóm tắt lại những điều được nói. Nội dung 3 : ĐẶT CÂU HỎI KHÉO LÉO I . DẠNG CÂU HỎI: 1. Câu hỏi mở: - Là câu hỏi hướng cho trẻ vị thành niên trả lời một cách chi tiết và đầy đủ hơn. - Giúp cán bộ TVTLHĐ thu thập nhiều thông tin hơn, chi tiết hơn. 2 . Câu hỏi đóng: -Là câu hỏi giúp nhà tham vấn thu thập thông tin nhanh, cụ thể, mang lại sự rõ ràng, mạch lạc, giúp trẻ tập trung vào chủ đề hoặc kết thúc những cuộc thảo luận dài dòng, tản mạn. -Hiệu quả thấp trong các buổi làm việc một-một. II. CÁCH ĐẶT CÂU HỎI: - Cần lựa chọn cẩn thận câu hỏi, tránh hỏi nhiều, - Sử dụng câu hỏi mở : Cái gì? Thế nào? Tại sao? Có thể? - Câu hỏi tập trung vào thân chủ( quá khứ, hiện tại , tương lai, vấn đề, giải pháp), - Có thể dùng những câu hỏi giả định. III. NHỮNG ĐIỂM CẦN TRÁNH KHI SỬ DỤNG CÂU HỎI: - Hỏi tới tấp, - Hỏi nhiều câu hỏi một lúc, - Sử dụng câu hỏi có chức năng như những lời khẳng định, - Câu hỏi Tại sao? Nội dung 4: THẤU CẢM VÀ TRUNG THỰC I . THẤU CẢM : -Là cảm nhận và thấu hiểu những gì người khác đang trải nghiệm. - Giúp cán bộ TVTLHĐ ý thức được những gì đang diễn ra ở thân chủ như mình ở vị trí của họ để nhìn nhận, hiểu, cảm những lo lắng, bận tâm của họ. -Thấu cảm giúp cán bộ TVTLHĐ hiểu được mức độ nhận thức và cảm xúc của thân chủ, -Thể hiện sự quan tâm đến thân chủ; chấp nhận, không phán xét thân chủ và có thể truyền đạt các kinh nghiệm của bản thân đến thân chủ một cách đúng đắn và tế nhị. II. TRUNG THỰC: Là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc. Là thái độ, phẩm chất tạo được niềm tin nơi thân chủ. Đáp ứng yêu cầu của thân chủ một cách trung thực, Trung thực về chi phí, thời gian và các khả năng cũng như hạn chế của mình. Chương 6: MỘT SỐ CHIẾN LƯỢC LÀM VIỆC VỚI HỌC SINH CÓ KHÓ KHĂN VỀ HÀNH VI Nội dung 1 : CỦNG CỐ TÍCH CỰC VÀ CỦNG CỐ TIÊU CỰC I . KHÁI NIỆM: - Củng cố tích cực: có cử chỉ, thái độ ( như công nhận, khen ngợi, tán thưởng, thái độ vui thích) khi trẻ làm được việc tốt. Tác dụng : trẻ cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và có cảm giác vui thích nên dễ dàng đáp lại bằng thái độ tích cực và hợp tác. Cứ như vậy thói quen tốt được hình thành. - Củng cố tiêu cực : có cử chỉ, thái độ làm cho trẻ chán nản, giận dữ, có cảm giác bất lực, cảm thấy bị tổn thương, sợ hãi, đau đớn, ngượng ngùng và đôi khi có hành vi bạo lực khi trẻ có hành vi tiêu cực. Tác hại: trẻ cảm thấy buồn bã, mất động cơ học tập và rèn luyện. Những yếu tố sau đây khiến cho một vòng xoắn tiêu cực ở trẻ tiếp tục đi xuống: +Môi trường sống trong gia đình tiêu cực, +Bị coi thường, chê trách, sỉ nhục, la mắng, đánh phạt, +Kỹ năng ngôn ngữ phát triển ở mức độ kém, Khi cần không được ai giúp đỡ, +Những lời nhận xét không hay của bạn bè, + Bị bạn bè gán tội hoặc tẩy chay, + Dinh dưỡng không đầy đủ. Lời khuyên: Đối với trẻ hư, không nên trừng phạt, đánh mắng vì như thế là đẩy trẻ đi xa hơn, làm cho trẻ muốn chống đối hơn là hợp tác. II. VÌ SAO TRẺ NÊN NHẬN ĐƯỢC CỦNG CỐ TÍCH CỰC CHO HÀNH VI MONG ĐỢI ? - Trẻ cần phải nhận được một vài hệ quả tích cực (khen ngợi, sự khích lệ) khi chúng cư xử đúng để các em biết trong những hành vi của chúng thì hành vi nào được người lớn mong đợi và muốn thấy nhiều hơn. - Củng cố tich cực của người lớn làm tăng lòng tự trọng của trẻ. Nội dung 2 : CHÚ Ý TÍCH CỰC- CÁCH THỨC HIỆU QUẢ ĐỂ THAY ĐỔI HÀNH VI CỦA TRẺ I . KHÁI NIỆM : - Chú ý tích cực là cách chúng ta thể hiện sự vui mừng, hài lòng với trẻ và tạo ra sự nồng ấm trong mối quan hệ với trẻ khi trẻ làm được những điều chúng ta chờ đợi. Có thể thể hiện sự chú ý tích cực qua các cử chỉ, hành vi sau đây: + Cười với trẻ, + Nhìn trẻ, tương tác mắt và sử dụng nét mặt, + Sử dụng các cử chỉ ân cần và quan tâm hướng đến trẻ như chạm vào vai , gật đầu, + Sử dụng lời nói để khuyến khích, khích lệ trẻ hoặc lời khen, phần thưởng để củng cố trẻ khi trẻ thực hiện hành vi tích cực, + Thể hiện sự quan tâm đến sở thích, hoạt động, thành tích của trẻ II . TÁC DỤNG CỦA CHÚ Ý TÍCH CỰC: Giúp trẻ hình thành được giá trị của bản thân mình, Giúp trẻ thiết lập mối quan hệ với người khác và giúp trẻ tự tin hơn, Khi trẻ nhận được sự chú ý tích cực của một người nào đó, trẻ sẽ thiết lập được mối liên hệ, tin tưởng, chia sẻ với người đó. Khi trẻ có vấn đề ( bất an, sợ hãi) trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ với người đó. III . CHÚ Ý TÍCH CỰC ĐẾN HÀNH ĐỘNG : Bất cứ hành động nào của trẻ cũng có những điểm tích cực. Người lớn cần tìm ra những điểm tích cực đó để dành sự chú ý, động viên ,khích lệ. IV . CHÚ Ý TÍCH CỰC VÌ CHÍNH CÁC EM : Người lớn chú ý đến các em để chúng biết rằng sự có mặt của các em rất quan trọng, và đáng quí. Hình thức chú ý này rất quan trọng đối với HS vì nó nuôi dưỡng lòng tự trọng , sự tự tin và ước muốn làm hài lòng người lớn. Nội dung 3 : CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ CỦNG CỐ TÍCH CỰC HIỆU QUẢ I . VIỆC CÓ THẬT VÀ CỤ THỂ: - Việc khen ngợi, khích lệ phải nhằm vào một việc cụ thể, thể hiện một phẩm chất cụ thể của trẻ. - Khích lệ đặc biệt quan trọng với những em HS gặp khó khăn, ít thành công trong học tập. II . NHẤT QUÁN: - Ở giai đoạn đầu, thay đổi sẽ diễn ra và được kéo dài ở trẻ nếu các hành vi tích cực đều nhận được sự chú ý tích cực. -Sau đó, thỉnh thoảng quan tâm đến các hành vi tích cực để trẻ duy trì những hành vi tích cực. III . TỨC THỜI : Một hành vi tích cực mới xuất hiện cần nhận được phản hồi tức thì vì khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ em thường ngắn. IV . THƯỜNG XUYÊN : Hãy khích lệ, khen thưởng một cách thường xuyên đối với trẻ. IV . CHÂN THÀNH : - Trong khen ngợi và khích lệ, chính tình cảm và sự yêu thương, chân thành của bạn mới là quan trọng nhất. Điều này làm cho trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, công việc và những cố gắng , nỗ lực của trẻ được đánh giá đúng mực. - Ánh mắt, lời nói thể hiện sự tôn trọng , chân thành là những dấu hiệu vô giá của sự thành thật. V . ĐỂ LẠI CẢM XÚC TÍCH CỰC : Cần tránh : Lời nhận xét ban đầu tốt, nhưng tiếp theo lại chuyển sang giọng chỉ trích, nhắc lại hành vi tiêu cực( của người được khen) trong quá khứ.

File đính kèm:

  • docTap huan tu van hoc duong.doc
Giáo án liên quan