Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI MỞ ĐẦU:
Tiếng Việt là một môn học chiếm nhiều thời lượng trong chương trình bậc
Tiểu. Nhằm hình thành và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng việt như: nghe,
nói, đọc, viết. Học tốt môn Tiếng Việt nó là phương tiện giúp các em học tốt các
môn học khác. Tập đọc hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng đọc, một kĩ
năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.
Học xong chương trình Tiểu học các em không những phải đọc được lưu
loát mà các em phải biết đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Song thực tế hiện
nay, học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng còn mắc rất nhiều
lỗi trong khi đọc như: Đọc chưa đúng chính âm, trọng âm, ngắt nghỉ câu văn
chưa đúng, chưa làm chủ được về cao độ, trường độ...đọc chưa lưu loát, chưa
hay và chưa biết cách đọc diễn cảm. Học sinh chưa làm chủ được mặt âm thanh
của ngôn ngữ nên chưa sử dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả. Vậy nguyên
nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Đó
chính là nỗi băn khoăn, trăn trở của các nhà quản lý giáo dục, của các giáo viên
trực tiếp giảng dạy. Bản thân tôi, là một giáo viên được phân công phụ trách lớp
5, qua thực tế giảng dạy, tôi càng ý thức được tầm quan trọng của phân môn Tập
đọc trong mục tiêu của môn Tiếng Việt. Bên cạnh việc nghiên cứu, học hỏi để
không ngừng nâng cao về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, tôi còn dành nhiều
thời gian để tìm hiểu, rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tế dạy học Tập đọc
với mong muốn cung cấp cho học sinh được nhiều vốn kiến thức, giúp các em
phát triển kĩ năng đọc một cách tốt nhất. Từ những lí do trên tôi chọn vấn đề
“Một số biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 ” để làm đề tài nghiên
cứu của mình.
II.CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1.Về phía giáo viên:
- Các giáo viên dạy lớp 5 đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối vững vàng.
- Một số đồng chí giáo viên được bố trí dạy lớp 5 liên tục trong nhiều năm
nên đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình dạy học.
- Một số giáo viên phát âm chưa chuẩn (Phát âm theo tiếng địa phương),
đọc diễn cảm chưa tốt, chưa thể hiện chính xác nội dung văn bản theo yêu cầu
của bài tập đọc.
- Giáo viên chưa biết phân loại nội dung các bài tập đọc thành các dạng
văn bản khác nhau để hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm: giọng đọc truyện
khác với kịch, thơ lục bát với thơ tự do, văn miêu tả khác với văn kể chuyện...
- Giáo viên chưa biết cách hướng dẫn cách ngắt nhịp của câu văn dài, khó,
về cao độ, trường độ, diễn biến tâm lý của các nhân vật trong bài tập đọc...
- Chưa biết cách sửa lỗi phát âm sai tiếng địa phương cho HS.
1 2. Thực trạng của việc đọc diễn cảm của học sinh lớp 5C:
2.1. Thuận lợi.
Phần lớn các bài tập đọc (bài văn, bài thơ, kịch, truyện, ca dao, tục ngữ)
đưa vào chương trình sách Tiếng Việt 5 đều phù hợp với tâm lý lứa tuổi và vừa
sức đối với học sinh. Hệ thống bài học được nâng dần từ dễ đến khó. Các bài
được tuyển chọn vào chương trình phần lớn là viết cho thiếu nhi có chất lượng
cao về nghệ thuật được sắp xếp theo mười chủ điểm: Việt Nam Tổ quốc em,
Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên, Giữ lấy màu xanh, Vì hạnh
phúc con người, Người công dân, Vì cuộc sống thanh bình, Nhớ nguồn, Nam và
nữ, Những chủ nhân tương lai.
Trình bày rõ kiến thức cơ bản về Tiếng Việt, đảm bảo tính khoa học, hệ
thống và dễ hiểu đối với học sinh Tiểu học.
Số lượng các bài tập đọc phong phú, đa dạng, hay về nội dung, hấp dẫn về
hình thức, có hiệu quả thiết thực và được sắp xếp hợp lý nhằm giúp cho giáo
viên và học sinh dễ dạy, dễ học.
2.2. Khó khăn:
Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy thực trạng của việc đọc diễn cảm
của các em học sinh như sau:
- Hầu hết các em chỉ mới dừng lại ở mức độ đọc thông thạo, đọc liếng
thoắng, giọng đọc đều đều chứ chưa chú ý đến cao độ, trường độ, cách ngắt nhịp,
các em còn ngắt hơi tuỳ tiện do chưa có ý thức tự giác trong quá trình luyện đọc
nên HS đọc chưa hay, chưa diễn cảm.
- Các em thường bắt chước giọng đọc mẫu của thầy cô, chưa biết phân
tích nội dung bài tập đọc để tìm ra cách đọc đúng, đọc sáng tạo theo ý chủ quan
của mình trong quá trình luyện đọc.
- Nhiều em còn phát âm sai nhất là những từ ngữ do ảnh hưởng của tiếng
địa phương.
- Việc hiểu và giải nghĩa từ, cảm thụ và hiểu kĩ nội dung văn bản còn hạn
chế, chưa phân biệt được giọng đọc diễn cảm giữa thơ với văn xuôi, văn miêu tả
với văn tự sự ... hay trong cùng một thể loại thơ như: thơ lục bát khác với thơ tự
do...
- Đặc biệt với đối tượng học sinh miền núi như học sinh lớp tôi phụ trách
(có tới 85% học sinh dân tộc), việc nghe và nói tiếng phổ thông còn hạn chế thì
việc đọc diễn cảm tương đối khó. Thêm nữa chất giọng của các em bị ảnh hưởng
nhiều bởi sự giao thoa của ngôn ngữ địa phương và ngôn ngữ phổ thông dẫn đến
phát âm còn chưa đúng chính âm. Ngay cả cha mẹ là người thân của các em
trong từng câu nói, câu viết hay đọc bài thơ, bài văn thì đọc diễn cảm còn rất hạn
chế. Do vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đối víi lứa tuổi các em, lứa tuổi hiếu
động, hay bắt chước, có thói quen học vẹt, chưa ý thức rõ về cái hay, cái đẹp
trong ngôn ngữ.
Từ thực trạng nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đọc của học
sinh lớp 5C ngay từ tuần thứ 3, phân loại đối tượng như sau:
2 Giỏi Khá Trung bình Yếu
Sĩ số
SL TL SL TL SL TL SL TL
21 1 4,7% 5 23,5% 10 48,3% 5 23,5%
Nhìn vào bảng thống kê cho ta thấy học sinh biết cách đọc diễn cảm thấp.
Chủ yếu các em mới đọc được thông thạo. Học sinh đọc còn ê a, chưa đạt theo
chuẩn theo kiến thức và kĩ năng chiếm tỷ lệ cao 23,5%.
3 PHẦN II: GI¶I QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao chất lượng dạy - học Tập đọc nhất là
phần đọc diễn cảm đạt kết quả tốt, tôi đã tích lũy, nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra
một số biện pháp để dạy đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 như sau:
I. Biện pháp 1: Sửa lỗi phát âm:
Nếu phát âm không đúng thì đọc sẽ sai và không thể đọc diễn cảm được.
vì vậy, để đọc diễn cảm được đầu tiên tôi phải quan tâm đến việc hướng dẫn học
sinh phát âm đúng chuẩn những âm khó đọc và đặc biệt những âm mà địa bàn xã
Thiết èng hay phát âm sai.
Qua thực tế giảng dạy lớp 5C tôi thấy. Trước hết giáo viên cần cho các em
thấy rõ tầm quan trọng của việc phát âm đúng. Có thể đưa ra một số truyện gây
cười do phát âm sai như: Thưa cô cho em về lấy vợ (vở), để các em thấy tác
hại của việc phát âm sai.
Một yếu tố rất quan trọng là giáo viên cần phát âm chuẩn xác ở tất cả các
giờ học, trong mọi lúc, mọi nơi trong quá trình giao tiếp để học sinh bắt chước
và làm theo. Giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, mọi cử chỉ,
hành động của giáo viên phải mẫu mực. Tuyệt đối giáo viên không được phát âm
sai.
Giáo viên phải luôn luôn có ý thức, thói quen sửa lỗi phát âm cho học sinh
trong tất cả các môn học cũng như trong giao tiếp giữa cô và trò. Đặc biệt cần
chú ý đến tiết tập đọc phân môn được đọc và phát âm nhiều. Khi thấy học sinh
phát âm sai giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, kiên trì giúp các em phát âm đúng,
đọc đúng. Khi học sinh có sự tiến bộ cần khen ngợi, động viên kịp thời, khuyến
khích các em cầu tiến.
Giáo viên cần tạo høng thú học tập cho các em không chỉ trong giờ tập
đọc mà cả trong các giờ học khác hướng sự chú ý của các em vào việc nói và trả
lời đúng chuẩn. Ngoài việc hướng dẫn trong giờ học, trước lớp Giáo viên cũng
cần phải giúp các em hiểu nghĩa của các từ để giúp cho việc phát âm đúng, đọc
đúng. Có đọc đúng thì mới viết đúng và đọc diễn cảm được.
Ví dụ: Sửa lỗi phát âm ở các cặp phụ âm và các cặp vần mà do ảnh hưởng
của tiếng địa phương nên các em đọc sai: v –b, ch – tr, x – s, d – r – gi; ong -
ông.
- Bước đầu tiên giáo viên cho học sinh nêu các từ trong bài mà các em hay
đọc sai, giáo viên có thể bổ sung thêm.
Ví Dụ: Khi dạy bài: “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” (TV5- tập 1) học
sinh thường đọc sai phụ âm đầu:
bát các em hay đọc thành vát, vàng các em đọc thành bàng, chuối các em đọc
thành truối, trắng các em đọc thành chắng
Ví dụ: Khi học bài: “Những người bạn tốt” ( TV5- tập 1) học sinh thường
đọc sai phụ âm:
xin các em hay đọc sin, sai các em hay đọc xai
4 Ví dụ: Khi dạy bài “ Tác phẩm của Si- le và tên phát xít” ( TV5- tập 1)
học sinh thường đọc sai các vần
ong (trong) các em hay đọc ông (trông), ông các em hay đọc ong
- Giáo viên phát âm mẫu từng tiếng. Tiếp đó giáo viên dùng lý thuyết
giảng giải cho học sinh cách phát âm, cho học sinh phát âm thử từng âm, khi
được rồi mới ghép các phụ âm đó vào tiếng. Chẳng hạn:
+ Âm v: là âm tắc vang nên khi phát âm đầu lưỡi thẳng.
+ Âm b: là phụ âm sát vang nên khi phát âm đầu lưỡi cong, vòm miệng
trên hơi thoát ra ngoài.
+ Âm tr: khi phát âm lưỡi cong và chạm nhẹ vào hàm trên, độ mở của
miệng hơi rộng.
+ Âm ch: khi phát âm lưỡi không cong hàm trên chạm vào lưỡi nhiều, độ
mở của miệng hẹp.
Tương tự như trên, giáo viên cũng hướng dẫn cách đọc, phân biệt các cặp ,
x - s, d – r – gi cùng với các tiếng khó đọc để hướng dẫn học sinh đọc đúng,
chính xác. Giáo viên cần trực tiếp hướng dẫn, sửa cho từng em phát âm sai rồi
yêu cầu em đó đọc nhiều lần.
Biện pháp 2: Nâng cao năng lực đọc của giáo viên:
Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt thì giáo viên phải đọc mẫu tốt vì
đọc mẫu của giáo viên có tác dụng truyền cảm qua kĩ thuật đọc, nó có tác dụng
rất quan trọng đến sự rung động tâm hồn của các em về một tác phẩm văn
chương. Để đọc mẫu đúng và hay giáo viên phải không ngừng rèn luyện để nâng
cao năng lực của mình, phải biết tự điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp với mỗi
một tác phẩm văn chương. Bắt đầu từ việc giáo viên phải đọc đúng chính âm,
trọng âm, đọc đúng ngữ điệu, biết ngắt nghỉ đúng chỗ và phù hợp, biết thay đổi
giọng linh hoạt tuỳ theo yêu cầu từng phần, từng nội dung mà đọc lên giọng hay
xuống giọng. Tuy nhiên cái hồn của bài đọc lại có khả năng cảm nhận ở mỗi
người một khác nhau, thể hiện sự rung động cá nhân khác nhau. Việc đọc mẫu
của giáo viên cũng vô cùng quan trọng nhưng không phải là một cách áp đặt về
cách đọc diễn cảm của giáo viên để học sinh có thể bắt chước theo một cách ấy.
Vì vậy, trong việc chuẩn bị bài, giáo viên phải xác định được cách đọc diễn cảm
của mình. Trong gìơ học, sau khi trình bày phần đọc mẫu giáo viên cần hướng
dẫn cho học sinh biết tại sao lại đọc như vậy và gợi ý để học sinh trao đổi về
cách đọc diễn cảm của bài đọc. Giáo viên không nên áp đặt sẵn giọng đọc của
bài.
Vậy để nâng cao năng lực đọc của giáo viên, mỗi chúng ta khi đứng trước
bất kì một văn bản nào hãy suy nghĩ, tìm tòi để tìm ra cách đọc hay nhất để
hướng dẫn học sinh đọc và thể hiện được cái hay của tác phẩm văn chương một
cách trọn vẹn.
Biện pháp 3: Rèn kĩ năng đọc đúng chính âm, trọng âm:
Đọc đúng chính âm, trọng âm là yêu cầu cần thiết của việc đọc diễn cảm. Nhiều
học sinh hay phát âm sai chính âm, trọng âm và sai thanh hỏi thành thanh ngã,
5 thanh ngã thành thanh hỏi. Vì vậy cần rèn luyện cho các em phát âm theo chính
âm (Bắc Bộ)
Ví dụ: Dạy học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã trong các tiếng: xã
- xả, ngả - ngã. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc cao giọng ở tiếng có thanh
ngã, đọc thấp trầm giọng ở tiếng có thanh ngả và quan trọng là cách phát âm mẫu
của cô giáo để học sinh phát âm sau.
Ngoài đọc đúng chính âm, học sinh cần phải đọc đúng trọng âm (độ vang,
độ mạnh, khi phát ra tiếng). Nhiều khi học sinh thường đọc các hư từ với trọng
âm tạo ra những cách đọc sai nghĩa hoặc đọc nhấn vào từng tiếng đều đều như
đọc chính tả, không diễn cảm được.
Ví dụ: Học sinh đọc câu: Tàu đu đủ, chiếc lá sắn / héo lại mở năm cánh
vàng tươi. (Quang cảnh làng mạc ngày mùa) Tạo ra cách hiểu sai là: Chiếc lá
sắn bị héo lại. Vì học sinh đọc nhấn vào tiếng sắn mà không nhấn vào cả 2 tiếng
sắn và héo. Vì thế học sinh xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn chưa hợp lý
dẫn đến chỗ học sinh đọc sai. Đối với những trường hợp trên, giáo viên cần phải
hướng dẫn học sinh nhấn giọng vào cả 2 tiếng sắn héo và không ngắt giọng giữa
2 tiếng.
Biện pháp 4: Phân loại các dạng văn bản để lựa chọn giọng cho phù
hợp.
1. Đối với văn bản nghệ thuật:
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở
để học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm
xúc trong bài thơ, sự việc, tính cách nhân vật trong bài văn, vở kịch...
2. Đối với văn bản phi nghệ thuật:
Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định ngữ điệu đọc sao cho phù hợp với
mục đích thông báo giúp cho người nghe tiếp nhận được những vấn đề quan
trọng trong văn bản.
Biện pháp 5: Giúp học sinh hiểu và cảm thụ tác phẩm để tìm giọng
đọc cho toàn bài:
Trước hết giáo viên cần cho học sinh tiếp xúc với tác phẩm, tìm hiểu hoàn
cảnh sáng tác của t¸c giả và vị trí của bài văn, bài thơ trong sự nghiệp sáng tác
của tác giả. Tiến tới phân tích tìm hiểu văn bản, ngữ nghĩa, thủ pháp nghệ thuật,
bố cục gồm mấy phần? Kết cấu như thế nào? Nội dung và chủ đề chứa chất lý lẽ,
tư tưởng tình cảm gì? Thái độ, hành động, tính cách của nhân vật, tiến triển của
sự việc có mối liên hệ ra sao với hoàn cảnh tâm lý xã hội với điều kiện sống thực
tại của mỗi con người. Sau khi giáo viên đã giúp học sinh lãm rõ những câu hỏi
trên thì chuyển qua đàm thoại bằng các câu hỏi gợi mở để tìm ra những yếu tố
chính, từ đó học sinh sẽ xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, thiết
tha, trang nghiêm, sâu lắng, ngợi ca... nhịp điệu của bài: nhanh, hơi nhanh,
chậm, hơi chậm... Có hiểu được nội dung tư tưởng của tác giả thì mới xác định
được giọng đọc toàn bài (nếu là đọc thơ phải chú ý đến tính nhịp điệu của ngôn
ngữ thơ ca tức là chất nhạc của thơ, tránh dừng lại máy móc cuối mỗi dòng).
6 Ví dô: Qua tìm hiểu bài thơ “Chú đi tuần”, học sinh nắm được nội dung
chính của bài là: Các chiến sĩ công an yêu thương các cháu học sinh, sẵn sàng
chịu gian khổ, khó khăn để bảo vệ cuộc sống bình yên và tương lai tươi đẹp của
các cháu. Học sinh đã nắm được các hình ảnh, các từ ngữ, chi tiết đẹp, những
biện pháp nghệ thuật đã sử dụng trong bài thơ Từ đó, học sinh sẽ tìm được
giọng đọc toàn bài phải nhẹ nhàng, trầm lắng, trìu mến, thiết tha; vui nhanh hơn
ở ba dòng thơ cuối thể hiện mơ ước của người chiến sĩ an ninh và tương lai tươi
đẹp của các cháu và quyết tâm làm tốt nhiệm vụ vì hạnh phúc của trẻ thơ. Học
sinh hiểu được nghĩa của từ thì mới không đọc sai theo kiểu thường ngắt nhịp
của thơ tự do (5,6,8 tiếng)
Hải Phòng/ yên giấc ngủ say
Cây/ rung theo gió, lá/ bay xuống đường
Như vậy, hiểu nội dung văn bản là rất quan trọng để luyện đọc đúng,
luyện đọc diễn cảm.
Biện pháp 6: Rèn kỹ năng đọc đúng ngữ điệu:
1. Sắc thái giọng đọc:
Sắc thái giọng đọc là sự thể hiện những nét khác nhau của thái độ tình
cảm, tính cách của con người thông qua giọng đọc như: trang trọng, vui tươi, nhí
nhảnh, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, gay gắt châm biếm, buồn rầu, bực tức. Đối với học
sinh lớp 5 thì khi đọc diễm cảm sắc thái giọng đọc chỉ đặt ra sau khi tìm hiểu
từng phần hoặc toàn bộ nội dung bài giáo viên không nên “chỉ thị”cho các em về
giọng đọc buồn hay vui đoạn văn, bài văn. Sự diễn cảm chỉ đạt được tính chất
thật, sinh động và phong phú khi giáo viên gợi được ở học sinh khả năng truyền
đạt cho người nghe những điều mà các em đã học. Việc ấy chỉ có thể thực hiện
được với điều kiện là các em nhận thức sâu sắc nội dung và biết lựa chọn cách
diễn đạt thích hợp dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Giọng đọc của mỗi tác phẩm thường mang một sắc thái riêng biệt, đó là
kết quả của việc tìm hiểu và cảm thụ của học sinh. Trong một bài thơ, bài văn
giọng đọc của đoạn này có âm sắc khác giọng đọc của đoạn kia, lời của nhân vật
này đọc lên âm sắc khác với lời nói của nhân vật khác, ta có thể thấy rõ điều đó
qua ví dụ sau:
Ví dụ: Khi học sinh đọc diễn cảm lời đối thoại của các nhân vật trong
bài “Thái sư Trần Thủ Độ” TV5 – tập2 như sau:
- Đoạn 1 (Từ đầu đến ông mới tha cho): câu giới thiệu về Trần Tuur Độ -
đọc với giọng chậm rãi, rõ ràng. Chuyển giọng hấp dẫn khi kể sự kiện Trần Thủ
Độ giải quyết việc một người được Linh Từ Quốc Mẫu xin cho chức câu đương.
Câu nói của Trần Thủ Độ (Ngươi có phu nhân xin phải chặt một ngón chân để
phân biệt.) - đọc với giọng nghiêm, lạnh lùng.
- Đoạn 2 (từ Một lần khác đến Nói rồi, lấy vàng, lụa thưởng cho.): lời Linh
Từ Quốc Mẫu ấm ức; lời Trần Thủ Độ - ôn tồn, điềm đạm.
7 - Đoạn 3 (phần còn lại): lời viên quan tâu với vua – tha thiết; lời vua –
chân thành, tin cậy; lời Trần Thủ Độ – trầm ngâm, thành thật, gây ấn tượng bất
ngờ về cách ứng xử của Trần Thủ Độ.
2. Đọc đúng chỗ ngắt:
Trong văn bản, những dấu câu thể hiện chỗ ngắt giọng khi đọc. Vì vậy
phải lưu ý học sinh khi đọc phải ngắt giọng ở các dấu câu (Ngắt giọng lôgic).
Dấu phẩy phải thể hiện bằng chỗ ngắt hơi; sau dấu chấm nghỉ hơi lâu hơn 2 lần
so với ngắt hơi sau dấu phẩy; sau dấu chấm xuống dòng phải ngừng lâu gấp đôi
so với chỗ ngừng sau dấu chấm.
Bên cạnh những chỗ ngắt giọng được thể hiện trên chữ viết bằng dấu câu
thì một số chỗ ngắt giọng phản ánh các quan hệ ngữ pháp không được biểu hiện
gì trên chữ viết. Thường thì học sinh hay đọc sai ở những câu văn có cấu trúc
phức tạp, câu dài nhưng không có dấu phẩy thể hiện chỗ cần ngắt hơi, đối với
những trường hợp đó, giáo viên cần phải hướng dẫn HS ngắt, nghỉ hơi, theo cấu
trúc ngữ pháp hay dựa vào ý nghĩa.
Ví dụ: Ta đọc liền mạch câu sau, nếu không ngắt giọng trong câu thì ý tứ
sẽ không rõ ràng “ Tôi dậy sớm ra sông lúc 5 giờ bắt đầu tắm.” Nếu ta đọc có
ngắt giọng như sau thì quan hệ ý nghĩa giữa các nhóm từ trong câu mới được
hiểu chính xác “Tôi dậy sớm/ ra sông/ lúc 5 giờ bắt đầu tắm.” Ví dụ: Với câu
sau giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc đúng là: “ Phải yêu mến cuộc đời
trồng trọt, chăn nuôi lắm/ mới khắc được những tranh lợn ráy/ /những đàn gà
con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.”(Tranh làng Hồ) TV5 – tập 2.
Trong thơ, học sinh cũng thường hay ngắt nhịp sai. Cần chú ý hướng dẫn
các em cách ngắt nhịp cho đúng. Thường thì với thơ 4 tiếng các em phải ngắt
nhịp 2/2, với thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 với thơ 7 tiếng các em
sẽ ngắt nhịp 4/3, 3/4 hoặc 2/2/3, thơ lục bát sẽ ngắt theo nhịp chẵn 2/2/2. Có
những câu thơ không được ngắt nhịp theo cách thông thường như vậy thì phải
hướng dẫn học sinh dựa vào nghĩa của từ và trọng âm trong câu để ngắt nhịp cho
đúng.
Ví dô: Cây / rung theo gió, lá/ bay xuống đường. ( Chú đi tuần).
Trong câu thơ có nhiều cách ngắt nhịp thì hướng dẫn HS chọn cách ngắt
nhịp hay nhất thể hiện được nhiều hơn.
Ví dụ: Trời xanh đây là của chúng ta.( Đất nước).
Câu thơ trên ta có thể ngắt nhịp 3/4 hoặc 2/1/4 nhưng nên chọn cách ngắt
2/1/4 sẽ thể hiện được sự khẳng định, tự hào về chủ quyền của đất nước hơn:
Trời xanh/ đây/ là của chúng ta.
3. Ngắt giọng biểu cảm:
Bên cạnh việc dạy học sinh ngắt giọng thể hiện đúng quan hệ ngữ nghĩa -
ngữ pháp còn cần phải dạy học sinh biết ngắt giọng biểu cảm. Đó là chỗ ngừng
lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không lôgic ngữ nghĩa mà do dụng ý của
người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc. Các dấu (....) cũng có khi là sự ngừng
8 giọng thể hiện một sự ngập ngừng chưa nói hết hay sự bất ngờ mà người nghe
đoán ra được.
Ví dụ: Trong bài Tiếng rao đêm, chỗ 3 chấm “ Ô....này” làm mọi người
bất ngờ khi phát hiện ra chiếc chân gỗ của người bán bánh giò.
Ngắt giọng biểu cảm còn thể hiện ở sự lựa chọn trong các cách ngắt nhịp,
cách ngắt nhịp có hiệu quả nghệ thuật hơn .
Ví dụ: Chọn cách ngắt:
Trời xanh/ đây/ là của chúng ta.
Núi rùng /đây/ là của chúng ta
Chứ không chọn cách ngắt 3/4 Vì nếu ngắt theo nhịp 2/1/4 thì đây sẽ được
đứng một mình tạo ra điệp ngữ làm cho câu thơ thắt lại, giọng đọc mạnh lên
nhấn mạnh thêm: khẳng định quyền sở hữu đất, trời là của dân tộc ta, bất cứ kẻ
thù nào cũng không có quyền xâm phạm. Càng làm tăng thêm cảm xúc tự hào,
lòng kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Hay ta sẽ chọn cách ngắt:
“Còi/ngân lên/khúc giã từ” (Cửa sông) để tiếng vang ngân mãi của khúc còi từ
giã khi con tầu rời cửa sông ra biển.
4. Nhấn giọng: Các từ trong câu, các câu trong đoạn văn không phải đọc
với giọng đều đều như nhau mà có từ, có câu đọc nhấn mạnh hơn, đó là những
từ câu mang ý nghĩa nổi bật hơn và nó bộc lộ chủ đề của bài văn, bài thơ.
Ví dụ: Quan nói sư cụ biện lễ cúng Phật, rồi gọi hết sư vãi, kẻ ăn người ở
trong chủa ra, giao cho mỗi người cầm một nắm thóc và bảo:(Phân xử tài tình).
Khi đọc câu trên giáo viên hướng dẫn sao cho học sinh biết đọc nhấn giọng
những từ ngữ in đậm để người nghe hiểu và nắm bắt được chủ đề của bài học
một cách chính xác. Hay khi hướng dẫn học sinh đọc khổ thơ sau:
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
(Cao Bằng)
Các từ ngữ được in đậm là những từ ngữ được đọc nhấn mạnh nhưng đọc
với giọng nhẹ nhàng hơn, tình cảm hơn, thiết tha hơnđể gây ấn tượng đặc biệt,
gây xúc động đến người nghe.
5. Đọc đúng ngữ điệu bài văn:
Trong cách hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn văn, bài văn, giáo viên
không chỉ dừng lại ở những chỉ dẫn: Em cố gắng đọc hay hơn, cố gắng đọc diễn
cảm hơn, cố gắng đọc vui hơi, đọc cho thiết tha hơn !.. Mà giáo viên phải hướng
dẫn bằng cách chỉ dẫn rõ ràng, nghĩa là: Cần đọc to lên, nhỏ đi, cao giọng lên, hạ
giọng xuống, ngắt nghỉ ở chỗ này, chỗ kia; kéo dài tiếng này, lớn giọng tiếng
kia... phải dạy học sinh làm chủ được chỗ ngắt giọng (kỹ thuật ngắt giọng biểu
cảm), làm chủ tốc độ (độ nhanh, chậm, chỗ ngân, hay là việc dãn nhịp đọc), làm
chủ cường độ giọng đọc (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay lơi giọng) và làm chủ
các độ ( độ cao của giọng đọc, lên giọng hay hạ giọng).
9 Ví dụ: - Tốt cái bụng đó, cô giáo ạ! (Buôn Chư Lênh đón cô giáo)
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đây là lời nói của ai? Cần đọc với
giọng như thế nào? (Đây là lời nói của già làng nên đọc với giọng trầm và hạ
giọng xuống).
- Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi! (Buôn Chư Lênh đón
cô giáo)
Với câu này giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc tương tự câu trên nhưng
cần phải hướng dẫn để học sinh phát hiện thêm, ngoài giọng đọc trầm, hạ giọng
xuống thì còn phải đọc với giọng vui hơn để thể hiện niềm vui mừng của già
làng khi chuẩn bị được xem “cái chữ” của cô giáo.
6. Đọc đúng kiểu câu:
Ngữ điệu câu được chia thành: Ngữ điệu cầu khiến, ngữ điệu mệnh lệnh,
ngữ điệu kết thúc, ngữ điệu chưa kết thúc, ngữ điệu hỏi, ngữ điệu liệt kê...như
vậy đối với kiểu câu cảm, cầu khiến, mệnh lệnh mà trên chữ viết biểu thị bằng
dấu “!” thì phải đọc mạnh. Những câu cầu khiến mời mọc đề nghị nhẹ nhàng mà
trên chữ viết thường ghi bằng dấu chấm sẽ được đọc giọng nhẹ hơn. Ví dụ: Mời
em vào nhà chơi. Những câu hỏi thưởng phải đọc cao ở cuối câu. Ví dụ: Bà để
nó chỗ nào? ( Lòng dân). Những câu chưa kết thúc còn bỏ lửng trên chữ viết
thường thấy dấu (...) thì sự ngập ngừng thường đọc nhỏ và lơi giọng (Ngữ điệu
yếu) Ví dụ: Thưa...có phải ngọc thật không?(Chuỗi ngọc lam).
7. Đọc đúng nhịp điệu:
Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh hay chậm, khẩn trương hay
vừa nhịp. Nhịp điệu đọc do nội dung hay bài văn qui định và có biến đổi từ đoạn
này sang đoạn khác, yêu cầu cơ bản của tốc độ đọc diễn cảm là làm sao cho vừa
tầm với tốc độ của ngôn ngữ nói. NÕu học sinh đọc nhanh quá, chậm quá đều
ảnh hưởng đến tốc độ của người nghe. Tuy nhiên tuỳ theo văn cảnh mà tốc độ
đọc sẽ thay đổi cho thích hợp với nội dung. Thay đổi tốc độ đọc cũng là biện
pháp tốt để làm cho ngôn ngữ sinh động, có màu sắc nhất là tiết tấu khi đọc thơ.
Ví dụ: Khi đọc khổ thơ sau:
“ Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.”
Giáo viên hướng dẫn học sinh tốc độ tiết tấu khi đọc các câu thơ trên hơi
nhanh, đọc câu trước vắt sang câu sau, nhấn mạnh và kéo dài các tiếng có vần
với nhau ở cuối dòng thơ để diễn tả nỗi khó nhọc, vất vả của người mẹ.
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_dien_cam_cho.doc