Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu - Kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LỜI NÓI ĐẦU.
Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi là mục
tiêu hết sức quan trọng đang đặt ra đối với tất cả các nhà trường. Bởi đó là
nhân tố điển hình để có thể lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, áp dụng vào thời
đại công nghệ thông tin đang phát triển như “ vũ bão”. Việc bồi dưỡng học
sinh giỏi quả là vấn đề nan giải đối với biết bao thế hệ “trồng người”. Để có
được những học sinh giỏi đã khó thì vấn đề phụ đạo cho được những học
sinh yếu kém lại càng khó hơn. Đặc biệt trong những năm gần đây, đang tích
cực hưởng ứng liên tiếp các cuộc vận động do Bộ giáo dục và đào tạo triển
khai.
Chúng ta phải thừa nhận rằng số lượng học sinh yếu - kém còn nhiều hơn
số lượng học sinh khá giỏi, mà đây lại là những “ khối óc” khó “ nạp” năng
lượng kiến thức để vận hành vào bộ nhớ của mình. Khi đã không lĩnh hội
được kiến thức thì làm bất kỳ việc gì cũng khó thành công. Đúng như lời Bác
Hồ đã từng nói: “ Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Như vậy, đứng trước yêu cầu cấp bách của thời đại, của sự nghiệp giáo dục
đã và đang đặt ra cho các nhà trường trách nhiệm hết sức nặng nề. Một trong
những trách nhiệm ấy chính là phải đổi mới “Một số biện pháp phụ đạo học
sinh yếu - kém nhằm nâng cao chất lượng đại trà môn Ngữ văn 9” mà bản
thân tôi được phân công giảng dạy.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng.
a. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu luôn quan tâm đến quá trình giảng dạy, học tập của giáo
viên và học sinh. Đặc biệt luôn theo dõi sát sao đến các đối tượng học sinh
yếu kém, đề ra kế hoạch kịp thời để giáo viên phụ trách bộ môn có biện pháp
thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học sinh.
1
- Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện xây
dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học.
- Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh đã phần nào giúp đỡ nhà trường trong
việc “ thông tin hai chiều”, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên yên tâm công
tác.
- Bản thân tôi, luôn có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, mến trẻ; luôn học hỏi
để nâng cao trình độ tay nghề; luôn tìm tòi để đổi mới phương pháp dạy học
theo đúng chuyên đề thay sách. Đặc biệt là thường xuyên quan tâm tới những
học sinh yếu kém để tạo điều kiện tốt nhất cho các em lĩnh hội kiến thức.
- Một số học sinh Nga Trường đã có ý thức học tập cao, luôn cố gắng vươn
lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để đạt kết quả tốt.
b. Khó khăn:
- Nga Trường thuộc vùng đồng chiêm, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn, 90% dân số là nông nghiệp thuần túy, điều kiện sinh hoạt còn thấp
kém, nhiều phụ huynh phải đi làm ăn xa không có thời gian để chăm lo cho
con cái học hành cho nên nhiều em học sinh bị lôi kéo vào “vòng quay” của
xã hội hiện nay như: tham gia vào các trò chơi điện tử, thích chơi hơn học;
nhiều học sinh viết chữ quá xấu; một số học sinh đọc chưa thông, viết chưa
thạo
- Do tỷ lệ học sinh hộ nghèo chiếm 2/3 tổng số học sinh toàn trường, cho
nên không ít học sinh phải giành nhiều thời gian vào việc giúp đỡ gia đình
hơn thời gian giành cho học tập.
- Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh học sinh lại chưa quan tâm đến việc học
hành của con em mình mà coi vấn đề học tập là trách nhiệm giáo dục của nhà
trường, gia đình chỉ chủ yếu lo về vật chất để cung cấp cho con em mà thôi.
Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng không ít tới quá trình dạy - học của cả
thầy và trò, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh yếu kém
ở các môn học nói chung và bộ môn Ngữ Văn nói riêng càng vô cùng khó
khăn.
2
2. Kết quả của thực trạng trên ( qua quá trình điều tra, khảo sát, kiểm
tra, đánh giá đầu năm học 2010 - 2011) được thể hiện cụ thể.
Giỏi Khá TB Yếu Kém
Lớp SS
SL % SL % SL % SL % SL %
9A 27 0 0 3 11,1 14 51,9 8 29,6 2 7,4
9B 30 0 0 2 6,7 17 56,6 9 30,0 2 6,7
Tổng 57 0 0 5 8,8 31 54,4 17 29,8 4 7,0
Nhìn vào bảng trên, ta cũng thấy tỷ lệ học sinh yếu - kém còn chiếm một số
lượng rất lớn. Đó là điều băn khoăn không chỉ với giáo viên được phân công
phụ trách, mà còn là vấn đề trăn trở của cả nhà trường và gia đình học sinh.
Đặc biệt là theo kế hoạch đã đề ra đến tháng 11/2010 nhà trường sẽ đón nhận
danh hiệu: “Trường THCS Nga Trường đạt chuẩn Quốc gia” giai đoạn I. Vì
vậy, việc phụ đạo những học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng đại trà cho
phù hợp với yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia là một vấn đề vô cùng cấp
thiết đối với bản thân tôi nói riêng và tất cả các đồng chí giáo viên trong nhà
trường nói chung.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
Từ thực trạng trên, để giúp đỡ học sinh yếu - kém lĩnh hội kiến thức, tôi đã
mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của bản thân nhằm nâng cao chất lượng học
tập của các em trong năm học 2010 - 2011 với một số giải pháp sau:
1. Xác định nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu, kém còn cao.
2. Phân loại đối tượng học sinh yếu, kém.
3. Lập kế hoạch cụ thể trong quá trình theo dõi học sinh yếu - kém.
4. Tiến hành việc phụ đạo học sinh yếu, kém( đây là giải pháp quan
trọng nhất).
5. Theo dõi sự tiến bộ của các em qua từng đợt thi đua.
6. Thường xuyên phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong
việc “Thông tin hai chiều”.
3
II. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Xác định rõ nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ học sinh yếu, kém còn cao.
SốHS yếu kém
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến yếu - kém SL %
(KS đầu năm)
Học sinh lười học môn Ngữ Văn. 15 71,4
Học sinh viết chữ xấu. 13 61,9
Học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo
3 14,3
( khuyết tật hòa nhập, thiểu năng trí tuệ)
21 /57
Học sinh do thiếu sự quan tâm sát sao của
5 23,8
gia đình.
Học sinh quá ham mê các trò chơi điện tử,
8 30,1
thường xuyên bỏ học.
( có những học sinh ở nguyên nhân này nhưng cũng rơi vào các nguyên
nhân khác).
Từ việc điều tra đó tôi đã nắm được các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ
học sinh yếu, kém còn cao để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng học
sinh này.
2. Phân loại đối tượng học sinh yếu, kém.
Khác với những năm học trước, tôi đã phân loại đối tượng học sinh yếu
kém ngay từ đầu năm học 2010 - 2011 chứ không phụ đạo chung cho tất cả
các đối tượng yếu kém, để thuận tiện trong quá trình dạy phụ đạo, cụ thể:
- Đối với những em lười học, ham chơi, thiếu sự quan tâm của gia đình, học
1 buổi / tuần.
- Đối với học sinh viết chữ xấu, đọc chưa thông, viết chưa thạo thì học
2 buổi/tuần.
Sau quá trình theo dõi nếu các em tiến bộ thì sẽ tiến hành dạy chung thành
một đối tượng( 2 buổi/ tuần).
Điều đáng nói tới ở đây là khi dạy phụ đạo phải coi đó là trách nhiệm to
lớn, không được bất kỳ lý do gì mà nản chí, bởi ta đang góp sức để làm cân
4
bằng xã hội, giúp cho các em trở thành những học sinh có vốn kiến thức ổn
định trong cuộc sống sau này
3. Lập kế hoạch cụ thể trong quá trình theo dõi học sinh yếu - kém
- Để nắm bắt đầy đủ và chính xác việc học tập của các em cũng như theo
dõi kết quả học tập qua từng tháng, tôi đã có sổ theo dõi nề nếp đi học phụ
đạo và sổ theo dõi chất lượng học tập của học sinh yếu kém, mẫu cụ thể được
thực hiện như sau:
SỔ THEO DÕI NỀ NẾP ĐI HỌC PHỤ ĐẠO
THÁNG........NĂM.......
( Dùng ký hiệu đánh dấu học sinh đi học hoặc vắng).
Thứ Thứ Thứ
TT Họ và tên Lớp Ghi chú
Ngày... Ngày... Ngày...
SỔ THEO DÕI CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA TỪNG THÁNG
( Ghi số điểm đạt được theo bài kiểm tra từng tháng).
Tháng Tháng Tháng
TT Họ và tên Lớp Ghi chú
Số điểm Số điểm Số điểm
4. Tiến hành việc phụ đạo học sinh yếu-kém.
* Soạn giảng những kiến thức cơ bản nhất trong khi dạy phụ đạo.
- Chúng ta phải công nhận rằng, trong cùng một tiết dạy chính khóa có
nhiều đối tượng học sinh mà thời gian có hạn, giáo viên có dừng laị giảng kỹ
ở một số vấn đề khó, đối với học sinh khá giỏi thì các em nắm bắt được dung
lượng kiến thức nhưng đối với học sinh yếu kém thì điều này càng gây nên sự
nhàm chán đối với các em, bởi kiến thức đơn giản các em cũng chưa lĩnh hội
được thì nói gì đến kiến thức khó. Vì vậy, trong tiết học phụ đạo giáo viên cần
soạn - giảng kỹ những kiến thức trọng tâm của bài học để các em nắm bắt và
sau đó cho các em vận dụng để lấy ví dụ ngoài thực tế rồi tiếp tục nâng dần
5
lên một bước cao hơn, chẳng hạn ở học kỳ I lớp 9: Giáo viên yêu cầu học sinh
cho biết “ Có mấy phương châm hội thoại mà chúng ta đã được học? Đó là
những PCHT nào?”... Sau đó gọi một số em khác nêu khái niệm từng loại
PCHT. Nếu một em không trả lời được thì sẽ gọi ba đến bốn em, nếu trong số
đó không em nào trả lời được thì giáo viên sẽ gợi ý tránh hiện tượng cho học
sinh giở sách ra để đọc lại( vì đó chỉ là học vẹt). Từ khái niệm các em sẽ vận
dụng để đặt ví dụ, đặt câu hoặc ngược lại, giáo viên có thể đưa ra ví dụ trước
rồi yêu cầu các em rút ra khái niệm. Sau khi học sinh biết vận dụng các yêu
cầu trên, giáo viên sẽ ra bài tập để các em tự tư duy. Nếu bài hơi khó, giáo
viên sẽ giúp các em nắm nội dung và phạm vi yêu cầu của bài tập đó.
- Trong một buổi dạy phụ đạo, cần đi vào một mảng kiến thức hoặc một bài
cụ thể( tránh tản mạn nhiều vấn đề) để các em không bị rối kiến thức vì đối
tượng học sinh này khi thấy nhiều vấn đề sẽ dễ gây chán nản.
* Chú ý việc luyện đọc, viết cho các em.
- Ai cũng phải thừa nhận rằng: đối với học sinh bậc THCS mà đọc chưa
thông, viết chưa thạo là một thách thức vô cùng lớn đối với những giáo viên
trực tiếp giảng dạy. Bởi nền móng nhận biết đầu tiên các em không có thì làm
sao có thể tiếp thu được những vấn đề có tính phức tạp trong quá trình học
tập. Nhưng điều bất cập là trong các tiết học, giáo viên lại không thể gọi các
em “ ê a” đánh vần, bởi thời gian có hạn. Cho nên việc làm vô cùng cần thiết
của mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên dạy môn Ngữ văn phải làm sao để
giảm đến mức tối thiểu nhất số lượng học sinh này bằng cách:
Thành lập “ Đôi bạn cùng tiến, nhóm bạn học chăm”, cử một số em học
sinh viết chữ đẹp mà phải nhiệt tình để giúp đỡ bạn( chủ yếu tôi cử những em
có lực học trung bình) cùng với giáo viên bộ môn, kèm cặp những học sinh
đọc chưa thông, viết chưa thạo. Lý do tôi chọn những học sinh này vì những
học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo thường hay tự ti khi tiếp xúc với
những bạn học khá giỏi. Đồng thời, tôi tập hợp riêng những em học sinh này
yêu cầu luyện đọc - luyện viết( 2 buổi/ tuần), có sự hướng dẫn của giáo viên.
6
- Bên cạnh mội số học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo nói trên thì số
lượng học sinh viết chữ xấu lại chiếm tỷ lệ khá cao. Mặc dù trong khi học,
nhiều em tiếp thu bài khá nhanh, hiểu được kiến thức mà giáo viên truyền tải.
Nhưng khi vận dụng vào làm bài thì kết quả không đạt yêu cầu ( vì chữ viết
quá xấu). Chính vì vậy, chúng tôi vô cùng trăn trở đã họp tổ chuyên môn, đề
xuất với Ban giám hiệu nhà trường tìm biện pháp khắc phục. Ngoài việc dạy
đại trà, phụ đạo theo lịch phân công, tôi còn thường xuyên chấm vở luyện viết
và động viên các em trong những bài kiểm tra, nếu trình bày sạch sẽ - tiến bộ
là được khuyến khích hơn so với mặt bằng chung ( từ 0,5 đến 1 điểm).
Để công việc này đạt kết quả, tôi đã thực hiện như sau:
+ Yêu cầu các em viết từng bài theo quy định { không được thích là viết
luôn một mạch (vài bài) để hôm sau lại nghỉ, nghiêm cấm việc mượn người
khác viết hộ}, sau đó đúng thời gian quy định giáo viên thu, chấm để theo dõi
sự tiến bộ của học sinh.
+ Trong khi chấm, giáo viên lưu ý chữa lỗi cho các em và nhắc nhở trực
tiếp bằng lời phê ở những bài chưa đạt yêu cầu; còn những bài có tiến bộ,
giáo viên lại nhận xét bằng những lời động viên, khích lệ. Có như vậy các em
mới thấy được những hạn chế để sửa chữa, cũng như thấy được sự tiến bộ của
mình để phát huy cho các bài tiếp theo.
* Ứng dụng CNTT vào những bài dạy phù hợp.
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay là điều rất cần thiết. Sử dụng
CNTT sẽ giúp học sinh có hứng thú hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, làm chủ kiến
thức của mình từ việc quan sát qua hình ảnh để nắm nội dung bài học. Điều
này, không chỉ tạo không khí sôi nổi đối với học sinh khá giỏi mà kể cả
những học sinh yếu kém cũng rất ham mê. Tuy nhiên không phải bất kỳ bài
nào cũng ứng dụng CNTT mà chỉ đối với những tiết dạy phù hợp với phương
pháp này, chẳng hạn: khi dạy các tiết bài : “ Đồng chí”( Chính Hữu), “ Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”( Phạm Tiến Duật), “ Đoàn thuyền đánh cá”
7
( Huy Cận), “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ( Nguyễn Khoa
Điềm), “ Lặng lẽ Sa Pa”( Nguyễn Thành Long), “ Bến quê”( Nguyễn Minh
Châu) Các em rất chăm chú quan sát những hình ảnh được chiếu trên màn
hình ( Cảnh núi rừng Việt Bắc, cảnh ra khơi đánh cá của người dân vùng biển
Hòn Gòn - Quảng Ninh, Cảnh người mẹ dân tộc Tà - ôi địu con tham gia
kháng chiến chống Mỹ ở phía Tây Thừa Thiên Huế, cảnh Sa Pa thơ mộng và
những con người ngày đêm miệt mài với công việc, cảnh bãi bồi sông Hồng
nơi chưa một lần Nhĩ đặt chân tới và rất nhiều những hình ảnh khác hỗ trợ
cho các tiết dạy thêm hấp dẫn. Trong những tiết bài như thế cần chú ý nhiều
đến đối tượng học sinh yếu, kém - Hình thức phụ đạo ngay trong giờ học
chính khóa, vì có một số học sinh dù đọc chưa thông, viết chưa thạo nhưng
khi quan sát qua hình ảnh minh họa, các em có thể nắm được nội dung bài
học. Giáo viên gọi các em trả lời để quen dần với cách học tự lập, không lệ
thuộc vào ngôn ngữ có sẵn hoặc từ bạn nhắc Có thể trong nội dung câu trả
lời của các em chưa được thông suốt, trôi chảy thì giáo viên sẽ gợi mở để các
em trả lời liền mạch. Đó cũng là một “nghệ thuật” phụ đạo trong quá trình
giáo dục đối tượng học sinh này. Khi trả lời được yêu cầu của giáo viên trước
tập thể lớp sẽ tạo khí thế học tập và làm cho các em yêu thích môn học hơn,
tự tin vào chính bản thân mình hơn.
- Ví dụ một số hình ảnh minh họa khi ta dạy bài “ Những ngôi sao xa xôi”
( Lê Minh Khuê). Trước tiên, học sinh được quan sát chân dung tác giả,
trang bìa một số tác phẩm tiêu biểu của bà Sau đó các em được quan sát
hình ảnh con đường Trường Sơn huyền thoại đã đi vào lịch sử oai hùng của
dân tộc ta như một mốc son chói lọi trong những năm tháng chống giặc
ngoại xâm thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những hình ảnh mà các
em được quan sát đã phản ánh rất rõ cuộc sống, chiến đấu vô cùng gian khổ
và ác liệt của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường
Sơn mà các em lại nhớ rất kỹ về nội dung của bài học này.
8
Một số hình ảnh về Trường Sơn - Năm 1971
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai
Sự tàn phá ác liệt của máy bay Mỹ
9
Con đường bị đánh
lở loét, màu đất đỏ,
trắng lẫn lộn. Hai
bên dường không có
lá xanh. Chỉ có
những thân cây bị
tước khô cháy
Có ở đâu như thế này không ?
Tất cả vì miền Nam thân yêu
10
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phu_dao_hoc_sinh_yeu.doc