Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phòng chống học sinh bỏ học giữa chừng - Nguyễn Minh Sang

I/ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN HỌC SINH BỎ HỌC :

Qua thực tế 9 năm đứng lớp và 4 năm làm công tác Phổ cập, trên cơ sở trao đổi với đồng nghiệp , dự các Hội thảo về phòng chống học sinh bỏ học ở các cấp và phỏng vấn các em học sinh bỏ học ; tôi nhận thấy học sinh thường bỏ học vì các nguyên nhân sau :

1/ Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn :

 Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhiều (khoảng 90%). Do kinh tế của nhiều gia đình khó khăn nên thường kéo theo các khó khăn ảnh hưởng đến việc học của con cái như :

 Không có tiền để đóng các khoản tiền trong qui định và chi phí trang trải khác cho con em đến trường, vv

 Hoàn cảnh khó khăn cả nhà phải đi xa làm ăn như lên TP HCM, Vũng Tàu và tất nhiên nhiều trường hợp cho con nghỉ học theo cha mẹ đi xa để mưu sinh

Trong khi đó, ở nhà các em lại có thể giúp được bố mẹ rất nhiều công việc. Nhất là vào vụ mùa thu hoạch lúa (học sinh nghỉ học vào giai đoạn này rất nhiều) nên gia đình sẵn sàng cho nghỉ học để giải quyết kho khăn trước mắt.

2/ Do học lực yếu :

Một số học sinh do mất kiến thức cơ bản nên dẫn đến học yếu. Các em rất ngại đi học vì sợ thầy cô gọi lên bảng, sợ thầy cô la vì không làm được bài, xấu hổ với bạn bè, dẫn đến các em chán nản chỉ chờ có thời cơ là bỏ học.

3/ Do các em không thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học

 Các em thấy việc học là khổ sở, lúc nào cũng phải lo làm bài tập, học bài không có thời gian giải trí thoải mái. Mặt khác các em thấy một số anh chị học hết lớp 12, thậm chí là đại học nhưng vẫn không có việc làm và phải làm nông hoặc làm công nhân nên cho rằng việc học không có ý nghĩa, không cần thiết, không cần phải học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phòng chống học sinh bỏ học giữa chừng - Nguyễn Minh Sang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àm thế nào để giảm được tỉ lệ học sinh bỏ học sinh bỏ học”. Vận dụng kinh nghiệm của bản thân và sự đóng góp của đồng nghiệp, tôi đã mạnh dạn áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng ở Trường Thcs An Trường B PHẦN II : NỘI DUNG THỰC HIỆN I/ TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN HỌC SINH BỎ HỌC : Qua thực tế 9 năm đứng lớp và 4 năm làm công tác Phổ cập, trên cơ sở trao đổi với đồng nghiệp , dự các Hội thảo về phòng chống học sinh bỏ học ở các cấp và phỏng vấn các em học sinh bỏ học ; tôi nhận thấy học sinh thường bỏ học vì các nguyên nhân sau : 1/ Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn : Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học nhiều (khoảng 90%). Do kinh tế của nhiều gia đình khó khăn nên thường kéo theo các khó khăn ảnh hưởng đến việc học của con cái như : Không có tiền để đóng các khoản tiền trong qui định và chi phí trang trải khác cho con em đến trường, vv Hoàn cảnh khó khăn cả nhà phải đi xa làm ăn như lên TP HCM, Vũng Tàu và tất nhiên nhiều trường hợp cho con nghỉ học theo cha mẹ đi xa để mưu sinh Trong khi đó, ở nhà các em lại có thể giúp được bố mẹ rất nhiều công việc. Nhất là vào vụ mùa thu hoạch lúa (học sinh nghỉ học vào giai đoạn này rất nhiều) nên gia đình sẵn sàng cho nghỉ học để giải quyết kho khăn trước mắt. 2/ Do học lực yếu : Một số học sinh do mất kiến thức cơ bản nên dẫn đến học yếu. Các em rất ngại đi học vì sợ thầy cô gọi lên bảng, sợ thầy cô la vì không làm được bài, xấu hổ với bạn bè, dẫn đến các em chán nản chỉ chờ có thời cơ là bỏ học. 3/ Do các em không thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học Các em thấy việc học là khổ sở, lúc nào cũng phải lo làm bài tập, học bài không có thời gian giải trí thoải mái. Mặt khác các em thấy một số anh chị học hết lớp 12, thậm chí là đại học nhưng vẫn không có việc làm và phải làm nông hoặc làm công nhân nên cho rằng việc học không có ý nghĩa, không cần thiết, không cần phải học. 4/ Thiếu sự quan tâm của PHHS : Do hoàn cảnh làm xa,gia đình làm ăn thất bại, cha mẹ học sinh đã ly hôn . nhiều phụ huynh không quan tâm đến việc học của con cái. Không quản lí được việc học của con cái. Dẫn đến các em thường xuyên không học bài và làm bài tập nên chán đến lớp, thường nói dối thầy cô và gia đình để trốn học đi lêu lổng. Khi phát hiện ra, thay vì phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục thì gia đình lại cưong quyết cho các em nghỉ học. Thậm chí có phụ huynh giao phó việc học của con cái cho nhà trường, giao phó cho con: muốn học thì học muốn bỏ thì bỏ, gia đình không quan tâm. 5/ Do sự tác động của các tụ điểm: game online, chơi điện tử, : Có một số học sinh ham chơi thường rủ nhau trốn học đi chơi game online, chơi bi-da... Các em thường sử dụng tiền tiêu dùng để chơi. Khi hết tiền thì rủ nhau đi ăn cắp vặt để có tiền chơi tiếp. Sự việc vở lở ra nhiều phụ huynh thất vọng và không cho con đi học nữa. PHẦN III : PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG HỌC SINH BỎ HỌC GIỮA CHỪNG Từ việc phân tích các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học, vận dụng kinh nghiệm của bản thân và học hỏi đồng nghiệp, tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học như sau (năm học 2009-2010 ) 1/ Nắm lí lịch học sinh, trao đổi với GVCN năm trước, xác định những học sinh có nguy cơ bỏ học cao : Đây là biện pháp quan trọng mà bất cứ người giáo viên chủ nhiệm nào cũng nên thực hiện. Ngay từ đầu năm học, khi nhận lớp, giáo viên cần điều tra lí lịch của học sinh ;tìm hiểu, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm trước để xác định những học sinh có nguy cơ bỏ học cao. Trên cơ sở đó xác định cụ thể nguyên nhân có thể dẫn đến nguy cơ học sinh đó bỏ học để đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời. a/ Đối với nguyên nhân “Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn” Gặp phụ huynh học sinh trao đổi động viên gia đình cố gắng cho con em đi học. Tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí của Hội khuyến học xã, nhà trường Phát động trong lớp học giúp đỡ bạn sách vở, đồ dùng học tập. Nếu học sinh không có xe đi học có thể gây quỹ , vận động các mạnh thường quân ủng hộ tặng xe đạp mới hay cũ để tạo phương tiện cho các em học tốt b/ Đối với nguyên nhân “Do học yếu” : Mở các buổi phụ đạo học sinh yếu (không thu tiền), giúp các em lấy lại căn bản. Trong giờ học thường xuyên chú ý và giúp đỡ kịp thời những vấn đề mà các em chưa hiểu, những bài tập mà các em chưa làm được với thái độ nhẹ nhàng, khuyến khích. Giáo viên luôn động viên, khen ngợi từng mặt tiến bộ của các em. Tuyệt đối không được la mắng, phê bình các em trước lớp. Giáo viên luôn tạo hứng thú học tập cho các em bằng nhiều hình thức khác nhau. Xây doing trường học thân thiện hoc sinh tich cực Để làm sân chơi bổ ích cho các em đồng thời lôi cuốn các em yêu thích các môn học hơn c/ Đối với nguyên nhân “Do các em không thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học Giáo viên luôn lấy những tấm gương trong sách, báo, truyện nhờ chăm chỉ học tập mà thành tài và ngược lại. Lấy những tấm gương trong thực tế ở địa phương nhờ học tập nghiêm túc mà có công ăn việc làm ổn định để đối chiếu với những người không chịu học có cuộc sống khó khăn, thậm chí là phải đi làm thuê. Từ đó giáo dục cho các em hiểu được ý nghĩa, sự cần thiết của việc học. Luôn gần gũi tâm sự, động viên các em trong học tập. d/ Đối với nguyên nhân “Thiếu sự quan tâm của phụ huynh học sinh” : Gặp gỡ phụ huynh học sinh giúp phụ huynh thấy ý nghĩa, vai trò của việc học. Giúp họ hiểu tương lai con cái là nằm ở việc học, muốn con học tốt thì trước hết cần sự quan tâm của gia đình. Tăng cường thông tin liên lạc hai chiều phụ huynh học sinh để nắm thông tin một cách kịp thời. Chẳng hạn không thấy học sinh đi học cần liên hệ ngay với gia đình để kiểm tra xem có lí do chính đáng không hay trốn học; phát hiện học sinh trốn học hay đi chơi điện tử cần báo ngay cho gia đình. e/ Đối với nguyên nhân “Do sự tác động của các tụ điểm: phòng game online, chơi past,”: Kiến nghị với UBND xã , nhà trường, Hội cha mẹ học sinh tác đông đến cơ quan có thẩm quyền : Qui định các tụ điểm này không được cho học sinh chơi vào giờ học. Hoặc đóng cổng trường nghiêm ngặt trong giờ học Tổng phụ trách Đội phải theo dõi xử lý mạnh để nêu gương các đối tượng cúp cua chơi game . 2/ Phối hợp với nhà trường : Phải luôn tranh thủ sự quan tâm của nhà trường. Kiến nghị, đề xuất với nhà trường miễn giảm các khoản đóng góp cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đề xuất với nhà trường những biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học đi học lại, để tranh thủ sự đồng tình và ý kiến cho chỉ đạo của nhà trường. 3/ Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh : Đề xuất với Hội cha mẹ học sinh ngay từ đầu năm có hướng giúp đỡ về vật chất đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Phối hợp cùng Hội cha mẹ học sinh đến tận nhà vận động học sinh đi học. Thông qua Hội cha mẹ học sinh, thông tin hai chiều kịp thời với PHHS để cùng nhau bàn hướng giải quyết giúp học sinh bỏ học đi học lại. 4/ Phối hợp với địa phương : Nhà trường cần phối hợp với các Ban nhành của xã, địa phương. Bởi họ có điều kiện thuận lợi, Họ có thể giúp đỡ chúng ta trong việc nắm rõ lí lịch học sinh, vận động học sinh ra lớp và tiếng nói của họ đối với những gia đình có con em bỏ học rất có hiệu quả 5/ Phối hợp 3 môi trường: gia đình-nhà trường – xã hội một cách hiệu quả - Cần xây dựng được mối liên hệ mật thiết giữa gia đình-nhà trường – xã hội để phối kết hợp vận động học sinh ra lớp kịp thời có hiệu quả . Nếu học sinh có dấu hiệu lười học bỏ học 2-3 ngày không lý do thì GVCN, Cán bộ phổ cập đến ngay nhà em để tìm hiểu nguyên nhân để có hướng giải quyết - Nếu tạo dựng được mối liên hệ này sẽ giúp gia đình biết thêm về thông tin con cái, để có biện pháp uốn nắn kịp thời. PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : Sau một thời gian thực hiện một số biện pháp theo sáng kiến kinh nghiệm, kết quả đạt được rất khả quan : Nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà trường, thầy cô giáo, Hội cha mẹ học sinh, Ban chỉ đạo phổ cập và các ban ngành đoàn thể , chính quyền địa phương xã Những học sinh có nguy cơ bỏ học đều được chú ý theo dõi và xử lí kịp thời theo các biện pháp đã được nêu trong sáng kiến kinh nghiệm. Những học sinh có nguy cơ bỏ học nói riêng, học sinh cả lớp nói chung đều đi học khá đều đặn (nề nếp chuyên cần được duy trì) và các em chăm học hơn. Trong năm học 2009 –2010 tỉ lệ học sinh bỏ học đã giảm. Cụ thể: Ngăn chặn được nguy cơ bỏ học của em Thanh Tín lớp 6.2, Em Phạm Văn Bé Hai (có nguyên nhân bỏ học: do ham chơi ). Vận động được học sinh bỏ học em Trần Văn Cường , Nguyễn Văn Thương đi học lại (có nguyên nhân bỏ học: Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn ). Tình hình sĩ số như sau: Năm học Đầu năm HK I HK II CN TS % TS % TS % 2008-2009 448 440 1.8 434 3.1 434/448 3.1 2009-2010 430 424/430 1.4 2/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, Tôi rút ra được bài học kinh nghiệm như sau: Tất cả Giáo viên, cán bộ Phổ cập phải luôn nắm vững hoàn cảnh gia đình cũng như nắm vững đặc điểm của từng học sinh. Phải có kế hoạch vận động kịp thời , Để từ đó, giáo viên nắm được các nguy cơ bỏ học của từng học sinh và đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp với từng trường hợp cụ thể. Mỗi giáo viên phải gần gũi, tạo được mối quan hệ thân thiện với học sinh, lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của các em. Đưa ra những lời khuyên bổ ích giúp các em giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống. Có như vậy, việc phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh bỏ học của giáo viên mới gặp nhiều điều kiện thuận lợi, tiếng nói của giáo viên mới có sự tác động mạnh mẽ đến các em. Giáo viên phải đảm bảo được mối quan he tốt, sự phối hợp nhịp nhàng với các lực lượng :Nhà trường, Hội cha mẹ học sinh, địa phương. Điều cuối cùng, tôi cho là quan trọng nhất đó chính là lương tâm của nhà giáo. Nó đòi hỏi mỗi giáo viên phải tận tâm, phải có đức tính hi sinh với phương châm tất cả vì học sinh thân yêu. An Trường A, ngày 15 tháng 09 năm 2009 Người viết Nguyễn Minh Sang PHÊ DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG .

File đính kèm:

  • docSKKN Mot mot so bien phap khac phuc HS bo hoc hay.doc
Giáo án liên quan