Mục tiêu của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta là hướng tới sự phát triển toàn diện cả về: đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và lao động. Hoạt động giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thông là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới các hoạt động giáo dục khác. Việc tập thường xuyên, liên tục sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ và tăng cường sức khoẻ tạo cơ xương phát triển, tạo dáng đi khoẻ mạnh, tim khoẻ lên, lồng ngực nở ra, sự vận chuyển máu đi nuôi cơ thể tốt hơn, thải ra được những chất có hại cho sức khỏe, nhờ vậy khí huyết được lưu thông, người tập ăn ngon, ngủ tốt, học tập đạt kết quả cao hơn. Một trong những nhiệm vụ của nhà nước là đảm bảo việc giáo dục một thế hệ trẻ khỏe mạnh, phát triển cân đối về thể chất cũng như tinh thần. Vậy muốn sức khoẻ được tăng lên cần phải tập luyện thường xuyên đặc biệt cần chú trọng đến việc rèn luyện các tố chất: nhanh, mạnh, bền, mềm dẻo, khéo léo.
Thông qua rèn luyện thể lực cũng cần nâng cao thể trạng giúp các em có được trạng thái tập luyện tốt nhất. Ngoài mục đích nâng cao sức khỏe nó còn là một hoạt động vui chơi, giải trí, phương tiện giao tiếp về văn hóa, nghệ thuật, có tác dụng giúp cho con người phát triển toàn diện hơn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bên cạnh đó giúp cho học sinh có tinh thần dũng cảm, ý trí vươn lên, nhanh nhẹn, sáng tạo và nhận thức nhanh trong học tập.
8 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm rèn luyện phát triển các tố chất thể lực nâng cao thể trạng cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m vụ trên:
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
- Phương pháp phỏng vấn :
Thăm dò ý kiến từ giáo viên - Huấn luyện viên thể dục thể thao để từ đó lựa chọn ra những bài tập trò chơi vận động phù hợp với lứa tuổi, sở thích của các em để các em có thể chơi hết sức trong khi chơi và tập luyện.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm :
Nhằm kiểm tra đánh giá sự tăng trưởng về thể lực của học sinh.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm :
Nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các bài tập, trò chơi vận động giúp học sinh tăng dần thể lực.
- Phương pháp nghiên cứu tổng thể:
Giáo viên có cái nhìn tổng thể về thể lực của học sinh, từ đó có thể đánh giá học sinh một cách cụ thể hơn.
Phương pháp tập luyện phải được lựa chọn cho phù hợp với lứa tuổi, từng nhóm tập và từng nội dung bài dạy. Sau một, hai tuần chọn một số em ở nhóm trung bình thực hiện tốt đưa sang tập ở nhóm khá giỏi, cứ như thế phải thường xuyên chú ý phân loại nhằm kích thích học sinh.
Trong quá trình tập luyện các nội dung này sẽ giúp tăng được tần số bước chân, các em trở nên nhanh hơn, mạnh hơn nhờ vậy các em được cải thiện đáng kể về thể chất cũng như trạng thái khi tập luyện.
c. Các nhóm bài tập phát triển thể lực:
- Nhóm bài tập phát triển sức mạnh.
Trong các buổi tập luyện, thi đấu đều phải khởi động cho kỹ rồi học kết hợp chơi các trò chơi. Sức mạnh được thể hiện ở các động tác xuất phát, bật nhảy, khả năng di chuyển nhanh. Sức mạnh trong các trò chơi đều là sức mạnh tốc độ. Năng lực làm việc biểu hiện lớn nhất trong một thời gian ngắn nhất mang tính bột phát cho nên trong giảng dạy sức mạnh tốc độ phải sử dụng đúng các phương pháp để phát triển khả năng vận động với cường độ cao. Tập luyện và thi đấu rất cần các bài tập để phát triển sức mạnh và sức mạnh tốc độ thông qua các trò chơi sau:
Trò chơi: Bật cóc tiếp sức, lò cò tiếp sức, Nhảy ô tiếp sức
+ Mục đích: Phát triển sức mạnh, sức mạnh tốc độ của cơ chân.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cờ làm đích và kẻ, vẽ sân trước khi chơi.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của giáo viên em số 1 chạy nhanh về trước vòng qua cờ, chạy về vạch xuất phát, đưa tay chạm tay em số 2, sau đó đi về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 chạy nhanh như số 1,sau đó đưa tay chạm tay em số 3. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước ít phạm quy hàng đó thắng.
Đội hình tập luyện: Từ đội hình khởi động Giáo viên cho quay rồi dồn hàng sau đó chia thành 4 đội, mỗi đội đều có số người bằng nhau ( nam thi với nam, nữ với nữ).
Ngoài ra, có thể giới thiệu thêm cho các em các nội dung tập để cho đôi chân chắc khỏe: Bật nhảy lên, xuống cầu thang hằng ngày.
- Nhóm bài tập phát triển sức nhanh.
Sức nhanh là một tố chất cơ bản trong thể lực chung. Đòi hỏi khi vận động phải có phản ứng nhanh. Một số môn thể thao không có chu kỳ nên quá trình phản ứng của nó là phụ thuộc vào sức nhanh động tác. Quan trọng nhất đó là sức nhanh di chuyển để thực hiện kỹ thuật động tác. Vì vậy, các bài tập được đưa vào để phát triển sức nhanh là:
Trò chơi: Chạy tiếp sức, Tiếp sức chuyển vật, Lò cò tiếp sức...
+ Mục đích: Phát triển sức mạnh, sức nhanh mạnh và nhanh tốc độ.
+ Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị cờ làm đích và kẻ, vẽ sân trước khi chơi.
+ Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của giáo viên em số 1 chạy nhanh về trước vòng qua cờ, chạy về vạch xuấy phát, đưa tay chạm tay em số 2, sau đó đi về tập hợp ở cuối hàng. Số 2 chạy nhanh như số 1,sau đó đưa tay chạm tay em số 3. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, hàng nào xong trước ít phạm quy hàng đó thắng.
Giáo viên nên cho học sinh học thêm các bài tập di chuyển ngang trên sân. Di chuyển bên trái, bên phải.
- Nhóm các bài tập phát triển sức bền:
Hoạt động tập luyện hay thi đấu đòi hỏi người tập phải thường xuyên di chuyển nhanh, phán đoán nhanh và họ phải thường xuyên di chuyển. Muốn di chuyển tốt trong một thời gian nhất định do giáo viên đề ra thi cần phải co được sức bền. Khi đã huy động tốt sức ta sẽ có thêm được sức bền mạnh và sức bền nhanh. Để phát triển sức bền chúng ta cần tập cho học sinh tập những bài tập sau:
Bài tập : Các bài tập di chuyển cùng hướng và ngược hướng.
+ Mục đích: Phát triển sức bền, sự bền bỉ, kiên nhẫn nhằm tăng khả năng sức bền trong quá trình di chuyển.
+ Cách thực hiện: Tập đồng loạt ở đội hình 4 hàng ngang giãn cách.
Khi có hiệu lệnh học sinh bắt đầu di chuyển cùng hướng và khi nghe tiếng còi tiếp theo thì di chuyển ngược hướng. Thời gian 1-2 phút. Nam, nữ tập riêng. Sẽ tăng dần thời gian, lượng vận động của từng nhóm theo sức khỏe. Thời gian nghỉ giữa các tổ là 1 phút sau đó lại tiếp tục. Sau khi chạy xong tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe của từng nhóm để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp hơn ở các buổi tập sau. Ngoài ra giáo viên nên đưa thêm các trò chơi dân gian vào các tiết học để học sinh chơi nhằn rèn luyện nâng cao thể trạng.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua một năm nghiên cứu áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy các em đã hiểu được vai trò, tác dụng của việc phát triển nâng cao thể lực của bản thân thông qua tập luyện, nâng cao thành tích. Từ đó người thầy cũng nhiệt tình hơn trong công tác chuyên môn, giảng dạy chương trình chính khoá cũng như huấn luyện tham gia thi các giải thi đấu do các cấp mở đạt kết quả cao. Với lòng say mê nghề nghiệp, tôi thường xuyên tham gia dự giờ, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, không ngừng học tập. Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi ở từng khối lớp. Đặc biệt là chế độ tập luyện phải phù hợp từng độ tuổi, từng nhóm sức khỏe,. Nhờ đó mà sau một học kỳ nghiên cứu và trải nghiệm thông qua các nhóm bài tập rèn luyện sức nhanh, mạnh, bền kết quả thu được cụ thể như sau:.
Lớp
Sĩ số
Khá - Giỏi
Trung bình
Yếu
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
8A1
35
26
74,29
09
25,71
0
8A2
35
23
66,71
12
34,29
0
8A3
35
25
71,43
10
28,57
0
Kết quả đánh giá này so với thực trạng đầu năm của trường đã có sự tiến bộ rõ rệt, giảm hẳn các tường hợp trấn thương, Tỷ lệ khá- giỏi cao và không còn học sinh yếu, đáp ứng yêu cầu của chương trình thể dục mới. . Điều này cho thấy việc đưa phương pháp rèn luyện thể lực vào dạy trong giờ thể dục là thật cần thiết nhằm tăng sức cường thể lực chung cũng như thể lực chuyên môn.
Giảng dạy và huấn luyện tốt môn học này chúng ta cần chú ý nâng cao tư tưởng, tính khoa học trong giảng dạy, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đây là vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường. khi tập luyện phải tập trung giải quyết khâu cơ bản đảm bảo tính chính xác, tránh nóng vội theo thành tích dẫn đến định hình sai, khó sửa chữa, thực hiện đầy đủ các phần khởi động và hồi tĩnh vì cường độ vận động của các chương rất cần đến thể lực, đòi hỏi có khả năng huy động sức nhanh - mạnh - bền ở mức tối đa trong thời gian định trước. phải đảm bảo an toàn để phòng chống chấn thương trong suốt thời gian giảng dạy và tập luyện.
Thông qua hoạt động tập luyện của các em diễn ra chủ động tích cực, mạnh dạn hơn. Từ đó tôi đã phát hiện và động viên các em tham gia ôn và thi đấu điền kinh các cấp đạt nhiều kết quả cao cụ thể như sau:
* Cấp tỉnh đạt: 1 giải nhất môn chạy ngắn nữ.
* Cấp huyện đạt: xếp thứ nhì toàn đoàn.
1 giải nhất môn chạy ngắn nữ.
1 giải nhất môn nhảy xa nữ.
1 giải nhất môn ném bóng nam.
1 giải nhì ném bóng nữ.
1 giải ba môn ném bóng nhảy xa nam, nhảy xa nữ.
- Học sinh đều tham gia tốt các nội dung bài tập mà viên đã đề ra.
- Trong luyện tập, tạo được sự hưng phấn - phong độ, gợi được tính tích cực và tự giác của học sinh .
- Tạo được sân chơi hòa thuận, thân thiện và cảm giác thích thú khi đến với bộ môn thể dục nhằm cải thiện sức khỏe.
KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Môn Thể dục hay bất kỳ bộ môn nào, người giáo viên cũng cần phải có nghệ thuật trong giảng giải, phân tích để cuốn hút các em mỗi khi tham gia học tập, tập luyện. Phải quan tâm, theo dõi điều chỉnh, hệ thống hóa kiến thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng, phân phối chương trình. Đối với những tiết học sinh hứng thú thì nên tăng lượng vận động kích thích kịp thời cho các em và ngược lại. Rèn luyện thể lực là vấn đề cần thiết hiện nay nên được nhân rộng trong các nhà trường. Tập luyện để có sức khỏe chính vì vậy nó rất thực tế, gần gũi với học sinh.
3./KẾT LUẬN
Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, tôi cho rằng muốn rèn luyện tốt thể lực trong một giờ học có 2-3 nội dung, cần chú ý tới các yếu tố sau:
- Giáo viên phải có năng lực chuyên môn, biết vận dụng phối hợp các phương pháp, phương tiện dạy học và khắc phục điều kiện sân bãi phải linh hoạt sáng tạo ở các bài tập vận động.
- Phải thường xuyên nghiên cứu và tổ chức các trò chơi vận động phù hợp với yêu cầu từng bài và đặc điểm sức khỏe giới tính của từng học sinh. Đồng thời cập nhật kịp thời thành tích các môn thể thao ở địa phương và cấp huyện, cấp tỉnh... thường xuyên để các em có ý thức hơn.
- Phải kết hợp linh hoạt giữa đánh giá kiểm tra của thầy với tự đánh giá của trò. Qua đó uốn nắn, động viên, nhắc nhở sửa chữa cho phù hợp và hiệu quả với từng cá nhân học sinh. Không nên tiếc lời khen đối với các em.
- Luôn quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện nội dung chạy ngắn cần được đầu tư nâng cấp sửa chữa sao cho các tiết thể dục được sinh động. Đây chính là cơ sở hình thành cảm giác động tác đúng và đánh giá đúng thành tích của học sinh. Nhìn chung hiệu quả của công tác giáo dục thể chất trong nhà trường THCS hiện nay đòi hỏi nhiều yếu tố. Vì thế mỗi người giáo viên trong từng giờ học phải trăn trở suy nghĩ tìm ra cách tổ chức hoạt động thích ứng giúp học sinh tiếp cận và lĩnh hội các bài tập, động tác nhanh nhẹn và hiệu quả. Giáo viên phải có nghệ thuật, khéo léo để nâng cao nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách và phẩm chất đạo đức giúp các em hứng thú, tích cực, chủ động luyện tập. Qua đó hoàn thành mục tiêu xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện: đức- trí- thể- mỹ đáp ứng thời đại mới.
Tân Hưng Tây ngày 10 tháng 03 năm 2011.
Người soạn
Nguyễn Hoài Nam
File đính kèm:
- SKKN(4).doc