Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng viết bài thuyết minh cho học sinh lớp 8

doc18 trang | Chia sẻ: Duy Thuận | Ngày: 08/04/2025 | Lượt xem: 19 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Luyện kỹ năng viết bài thuyết minh cho học sinh lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÀI THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn THCS ở Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến. Ví dụ: Mua một cái ti vi, máy giặt, tủ lạnh... đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu được tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tính... Đến danh lam thắng cảnh ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Ra ngoài phố, ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Cẩm quyển sách, ở bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm được trích... Tất cả đều là văn bản thuyết minh. Hai chữ “thuyết minh” ở đây bao hàm cả ý nghĩa giải thích, trình bày, giới thiệu cho được rõ hơn. Khác với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính - công vụ, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Việc đưa văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi tri thức. Việc đưa văn bản thuyết 1 minh vào nhà trường là cung cấp cho học sinh một kiểu văn bản thông dụng, rèn luyện kỹ năng trình bày các tri thức có tính chất khách quan, khoa học, nâng cao năng lực tư duy và biểu đạt cho học sinh. Bài giảng của các thầy, cô giáo thuộc tất cả các bộ môn đều là bài thị phạm tốt cho văn bản thuyết minh. Chỉ cần có ý thức hướng dẫn học sinh có thể làm được. Loại văn bản này giúp cho học sinh quen với lối làm văn có tri thức, có tính khách quan, khoa học, chính xác. Trong bài viết này tôi sẽ đi sâu vào rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để đảm bảo nguyên tắc giáo dục “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn với thực tiễn” thì học sinh phải nắm vững phương pháp thuyết minh, biết vận dụng các phương thức thuyết minh một cách hợp lý ở mỗi lĩnh vực đời sống, khoa học. Giáo viên phải cho học sinh thấy đây là một loại văn bản khác hẳn với tự sự (vì không có sự việc, diễn biến), khác với miêu tả (vì không đòi hỏi miêu tả cụ thể cho người đọc “cảm thấy” mà cốt là làm cho người ta hiểu), khác với văn bản nghị luận (vì ở đây cái chính là trình bày nguyên lý, quy luật, cách thức... chứ không phải là luận điểm, suy luận, lý lẽ...), khác với văn bản hành chính - công vụ (là văn bản trình bày quyết định, nguyện vọng, thông báo của ai đối với ai); nghĩa là văn bản thuyết minh là một kiểu văn bản riêng, mà các loại văn bản ấy không thay thế được. Học sinh đã học cách giải thích trong nghị luận. Nhưng nghị luận giải thích chủ yếu là dùng luận điểm, luận cứ để làm sáng tỏ vấn đề. Ở văn bản thuyết minh lại là giải thích bằng cơ chế, quy luật của sự vật, cách thức sử dụng và bảo quản đồ vật. Đây là một kiểu giải thích bằng tri thức khoa học khác với giải thích trong nghị luận nhằm phát biểu quan điểm. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh học sinh cần nắm vững các yêu cầu quan sát phương pháp thuyết minh và tuân thủ các bước: Tìm hiểu đề bài, xây dựng bố cục và nội dung, viết bài văn. 2 1. Yêu cầu Yêu cầu đối với bài văn thuyết minh là phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Không có tri thức thì không thể làm bài văn thuyết minh được. Tri thức bắt nguồn từ việc học tập, tích luỹ hàng ngày từ sách báo, đặc biệc từ việc quan sát, tìm hiểu của học sinh. Nói kiến thức về đối tượng tức là hiểu biết đối tượng thuyết minh (sự vật, hiện tượng, phương pháp...) là cái gì, có ý nghĩa gì đối với con người, nghĩa là nắm bắt được bản chất, đặc trưng của sự vật. 2. Quan sát Muốn có tri thức về đối tượng thì trước hết phải biết quan sát. Quan sát không phải đơn giản là nhìn, xem mà còn phải xét để phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt cái chính, phụ. Đặc điểm tiêu biểu là đặc điểm có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác, ví dụ: cao, thấp; dài, ngắn; to, nhỏ; vuông, tròn; nóng, lạnh... phải biết và trở thành thói quen tra cứu từ điển, sách giáo khoa, đặc biệt là phải biết phân tích, chẳng hạn: Đối tượng có thể chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì, quan hệ giữa các bộ phận ấy với nhau ra sao. Làm được như vậy các em sẽ có tri thức để thuyết minh. 3. Phương pháp Phương pháp thuyết minh là một vấn đề then chốt của bài văn thuyết minh. Nắm được phương pháp học sinh biết sẽ phải ghi nhận thông tin nào, lựa chọn những số liệu nào để thuyết minh một sự vật, hiện tượng. Nếu hiểu cấu tạo của sự vật thì phải trình bày sự vật theo các thành phần cấu tạo đó. Nếu hiểu sự vật theo quá trình hình thành của nó thì phải trình bày theo quá trình đó từ trước đến sau. Nếu sự vật có nhiều bộ phận và phương diện thì lần lượt trình bày từng bộ phận, phương diện cho đến hết. Như thế là trình bày theo trình tự đặc trưng của bản thân sự vật. 3 Một số phương pháp thuyết minh cụ thể thường gặp mà yêu cầu học sinh phải nắm vững và vận dụng một cách linh hoạt. Đó là: * Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: Học sinh phải xác định được đối tượng thuyết minh thuộc loại sự vật, hiện tượng gì và chỉ rõ đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật, hiện tượng đó. Đây là phương pháp mà các em phải luyện tập nhiều để tránh những lỗi thường gặp như định nghĩa quá rộng, quá hẹp hay trùng lặp không làm cho người đọc nhận thức được sự vật. Ví dụ: “Ngữ văn là môn dạy học và viết văn”, hay “Bão là một hình thức vận động của không khí...” đều là những định nghĩa không phù hợp, quá hẹp hoặc quá rộng. * Phương pháp liệt kê: là kể ra các thuộc tính, biểu hiện cùng loại * Phương pháp nêu ví dụ: là phương pháp thuyết minh có sức thuyết phục được sử dụng phổ biến. Yêu cầu ví dụ được chọn phải khách quan, trình bày phải có thứ tự. * Phương pháp nêu số liệu: là một loại ví dụ dùng vào trường hợp các sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng. Ví dụ: Nói một tượng phật lớn, thì phải nói cáo bao nhiêu, vai rộng bao nhiêu, Chẳng hạn: Một tượng phật ở Nhạc Sơn - Tứ Xuyên - Trung Quốc cao 71m, rộng 24m, trên mu bàn chân tượng có thể để 20 chiếc xe con. Thế là người đọc hình dung được quy mô to lớn của tượng phật. * Phương pháp so sánh: Cũng là một phương pháp sử dụng phổ biến. Ví dụ: thuyết minh cờ vua có thể so sánh với cờ tướng: Cờ vua và cờ tướng đều dùng quan tướng đứng đầu, chia 2 phe đối mặt nhau. Tướng và vua khi đã bị “chiếu tướng” thì đều thua. Nhưng cờ vua khác cờ tướng là con “Vua” có uy lực, mạnh mẽ, khi cờ tàn nó có thể ra trận 4 giết đối phương, còn “Tướng” trong cờ tướng thì chỉ được đi loanh quanh trong cung cấm. * Phương pháp phân loại, phân tích: Đối với sự vật đa dạng, nhiều cá thể thì nên phân loại để trình bày cho rõ ràng. Một đối tượng có nhiều bộ phận, nhiều mặt thì phân ra từng bộ phận, từng mặt mà trình bày lần lượt. Sau khi nắm vững được yêu cầu, cách quan sát và phương pháp thuyết minh, học sinh phải tuân thủ các bước để làm một bài văn thuyết minh: Tìm hiểu đề bài; tìm ý, dàn ý; viết đoạn văn. III. CÁC BƯỚC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LÀM BÀI THUYẾT MINH 1. Tìm hiểu đề, tìm ý Việc tìm hiểu đề bài trong quá trình làm bài tập làm văn là việc đầu tiên và rất quan trọng để tìm ý cho bài văn, đảm bảo cho bài văn không lạc đề, đủ ý. Việc làm này có ý nghĩa quyết định đối với kết quả bài làm. Riêng đối với văn thuyết minh đọc kỹ đề và tìm ý vô cùng quan trọng. Các em phải nắm được yêu cầu của đề bài. Đề nêu gì? (Đối tượng thuyết minh), đối tượng đó có đặc điểm, hình dáng, cấu tạo... đặc biệt là phải nắm vững tính chất của đề. Bởi đề văn thuyết minh nêu các đối tượng người làm bài trình bày tri thức về chúng. Để làm bài văn thuyết minh cần tìm hiểu kỹ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó. Ví dụ 1: Khi dạy bài thuyết minh về một thứ đồ dùng. Đối tượng thuyết minh rất gần gũi với các em nhưng nếu các em không biết quan sát, không tìm hiểu, nghiên cứu về đối tượng thuyết minh thì các em không thể có tri thức để làm rõ đối tượng đó. Vì thế, trước khi dạy bài này tôi cho các em tìm hiểu ở nhà về các đối tượng: Các em quan sát, đọc tài liệu, hỏi những người hiểu biết về đối tượng đó. Để 5 có kiến thức sâu và phong phú về các đối tượng tôi chia nhóm để các em hoạt động: Nhóm 1: Tìm hiểu về cái phích nước Nhóm 2: Tìm hiểu về chiếc xe đạp Nhóm 3: Tìm hiểu về chiếc bút bi Nhóm 4: Tìm hiểu về chiếc bút máy Nhóm 5: Tìm hiểu về chiếc nón lá Việt Nam Nhóm 6: Tìm hiểu về chiếc áo dài Việt Nam Để tạo điều kiện cho các em tìm hiểu sâu về đối tượng, có tri thức về đối tượng thuyết minh, tôi ra cho các em hệ thống câu hỏi về từng đối tượng. Các em tìm hiểu bằng cách trả lời các câu hỏi vào sổ tích luỹ. Ví dụ: Thuyết minh về cái phích nước. Có các câu hỏi sau: - Phích có vai trò gì trong cuộc sống sinh hoạt của mỗi gia đình? - Hình dáng phích như thế nào? - Phích nước được cấu tạo mấy phần? - Do những bộ phận nào tạo thành? Và được làm bằng những chất liệu gì? - Bộ phận nào của phích là quan trọng nhất? (Ruột phích) - Ruột phích được cấu tạo như thế nào để giữ nhiệt? - Hiệu quả giữ nhiệt? - Bộ phận vỏ phích được làm bằng gì? Có tác dụng bảo quản ruột phích như thế nào? - Bộ phận miệng phích, quai phích được làm như thế nào, bằng chất liệu gì? - Cách bảo quản phích như thế nào? Ví dụ 2: Khi dạy thuyết minh về một thể loại văn học tôi yêu cầu các em học thuộc một số bài thơ đã học trong chương trình lớp 6, 7, 8. Và cũng chia nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu một thể loại thơ hoặc văn xuôi. Nhóm 1: Thuyết minh đặc điểm thơ thất ngôn bát cú 6 Nhóm 2: Thuyết minh đặc điểm thơ lục bát Nhóm 3: Thuyết minh về thơ song thất lục bát Nhóm 4: Thuyết minh về thơ thất ngôn tứ tuyệt Nhóm 5: Thuyết minh về thơ ngũ ngôn Nhóm 6: Thuyết minh về thơ tám chữ Tôi gợi ý cho các em tìm bằng một số hệ thống câu hỏi Ví dụ: Thuyết minh về đặc điểm thơ thất ngôn bát cú. - Mỗi bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ (tiếng)? - Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc không? Có thể tuỳ ý thêm bớt được không? - Bài thơ như thế nào thì chuẩn về luật? Như thế nào thì thất luật? Thế nào là chuẩn niêm? Thế nào là thất niêm? - Bài thơ được gieo vần kiểu gì? Vần chân hay vần lưng? - Cách ngắt nhịp phổ biến của mỗi dòng thơ? Ví dụ 3: Khi tìm ý cho dạng bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) tôi cũng đưa ra hệ thống câu hỏi để giúp các em tìm ý cho bài văn và cũng chia mỗi nhóm 1 đề để các em có kiến thức phong phú. Nhóm 1: Giới thiệu cách làm và chơi diều Nhóm 2: Thuyết minh trò chơi kéo co Nhóm 3: Thuyết minh trò chơi ô ăn quan Nhóm 4: Thuyết minh trò chơi rồng rắn lên mây. Chẳng hạn: Giới thiệu cách làm và chơi thả diều tôi đưa ra một hệ thống câu hỏi sau: - Nguyên liệu làm được một cái diều gồm những gì? - Trước đây ông cha ta thường làm diều bằng những nguyên liệu gì? Hiện nay chất liệu gồm những gì? - Có những loại diều nào? - Cách làm như thế nào? Cái gì làm trước, cái gì làm sau? 7 - Màu sắc, hình dáng chiếc diều? - Yêu cầu thành phẩm như thế nào? - Cách chơi thả diều ra sao? Số lượng người chơi, sân chơi? - Ý nghĩa của việc chơi thả diều? Ví dụ 4: Khi tìm ý cho dạng bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc một si tích lịch sử? Tôi cũng giúp các em tìm ý bằng một hệ thống câu hỏi và yêu cầu đến tận nơi danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ấy để tham quan, ngoài ra giới thiệu cho các em tìm đọc một số tài liệu về các danh thắng và di tích lịch sử. Để các em học tập lẫn nhau và có kiến thức phong phú, tôi cũng chia nhóm để các em tìm hiểu, mỗi nhóm tìm hiểu một đề. Nhóm 1: Thuyết minh về khu danh lam thắng cảnh Sầm Sơn Nhóm 2: Thuyết minh về khu di tích lịch sử Đền Nhà Lê Nhóm 3: Thuyết minh về khu di tích Lam Kinh Nhóm 4: Thuyết minh về khu di tích cầu Hàm Rồng Ví dụ câu hỏi tìm ý của đề như sau: - Khu danh lam thắng cảnh Sầm Sơn thuộc địa phận nào của tỉnh Thanh Hoá? Từ Thành phố Thanh Hoá đi về phía đông khoảng bao nhiêu km? - Khu danh thắng có diện tích khoảng bao nhiêu km2? - Đặc điểm về cảnh quan thiên nhiên? - Bờ biển? Bãi cát? Nước biển? Các công trình kiến trúc? - Đền Độc Cước có từ bao giờ? Kiến trúc như thế nào? Ý nghĩa tâm linh? - Hòn Trống Mái nằm ở đâu? Đặc điểm như thế nào? Ý nghĩa? - Chùa Cô Tiên nằm trên dãy núi Trường Lệ cách Đền Độc Cước bao nhiêu km? Nguồn gốc của chùa? Chùa được kiến trúc như thế nào? Ý nghĩa tâm linh ra sao? Các đề khác cũng có một hệ thống câu hỏi tương tự như vậy để tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm đủ ý. 8 2. Lập dàn ý: Là công việc cần thiết trong quá trình làm một bài văn. Dàn ý là hệ thống các ý được sắp xếp mạch lạc, hợp lý, khoa học, nhằm giải quyết những yêu cầu mà đề bài đặt ra. Các ý đó được thể hiện dưới dạng các hình thức tiêu đề ngắn gọn. Dàn ý có thể ví như cái khung, cái sườn của bài văn. Vì thế, làm dàn ý là khâu vô cùng quan trọng trước khi làm bài văn. Muốn có kỹ năng này phải kết hợp sự hiểu biết về đặc điểm dàn ý và sự rèn luyện thành thạo các thao tác dàn ý. Các thao tác rèn luyện để hình thành kỹ năng làm dàn ý bài văn thuyết minh có thể có các thao tác sau: - Thao tác xác định nội dung, tính chất của đề - Thao tác lựa chọn tri thức, các tư liệu cần thiết để làm dàn ý - Thao tác hệ thống hoá để sắp xếp các ý đã có theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ, khoa học. - Thao tác trình bày từng bộ phận, từng mặt của đối tượng Thao tác trên gắn liền với hoạt động tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Vì thế, rèn luyện các thao tác trên cũng chính là rèn luyện các thao tác tư duy và khả năng sử dụng ngôn ngữ. Để có kỹ năng làm dàn ý, điều quan trọng là phải luyện tập thực hành các thao tác đó nhiều lần từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, khắc phục dần sự lúng túng ban đầu để dần dần đạt sự thuần phục. Bí quyết dẫn đến sự thuần thục là kiên trì, bền bỉ, say mê luyện tập. Làm dàn ý cho các kiểu bài nói chung và dàn ý cho bài văn thuyết minh nói riêng thường có 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Quan trọng nhất là phần thân bài. Nghĩa là chia thành ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Tuỳ từng dạng bài mà có cách sắp xếp ý khác nhau và lựa chọn các phương pháp thuyết minh cho phù hợp. 9 Chẳng hạn, ở dạng bài thuyết minh về một thứ đồ dùng ta có thể lựa chọn và sắp xếp các ý theo đặc điểm, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản, ý nghĩa của đồ dùng đối với cuộc sống con người. Dạng bài thuyết minh về một thể loại văn học ta lại lựa chọn và sắp xếp các ý theo một trình tự khái quát đặc điểm về thể loại sau đó đến từng đặc điểm cụ thể rồi khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của thể loại trong nền văn học. Khi làm dàn ý cho dạng bài thuyết minh về một phương pháp (cách làm) ta lựa chọn và sắp xếp các ý theo trình tự: Nguyên liệu - cách làm - yêu cầu thành phẩm. Còn đối với dạng bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử thì việc làm dàn ý, cách sắp xếp các ý thường theo không gian, từ xa đến gần, những đặc điểm nổi bật của từng cảnh quan, kiến trúc... Ví dụ 1: Thuyết minh về một chiếc bút bi. Ta có thể xây dựng dàn ý như sau: a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc bút bi (có thể sử dụng phương pháp nêu định nghĩa) b. Thân bài: (Dùng phương pháp phân loại, phân tích) - Đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc hoa văn của chiếc bút bi - Cấu tạo bút gồm hai phần: Vỏ bút và ruột bút - Vỏ bút được làm bằng chất liệu gì? Gồm bộ phận? Công dụng của từng bộ phận? - Ruột bút được cấu tạo như thế nào? Làm bằng chất liệu gì? Có những bộ phận nào? Chức năng công dụng của từng bộ phận? - Để sử dụng và bảo quản bút bi được tốt người ta đã dùng bộ phận gì? Cách dùng? - Cách bảo quản bút như thế nào? c. Kết luận: Ý nghĩa của chiếc bút bi trong đời sống mọi người đặc biệt trong tầng lớp sinh viên, học sinh 10

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_luyen_ky_nang_viet_bai_thuyet_minh_cho.doc