Khi hướng dẫn trò chơi giáo viên không hướng dẫn một cách chi tiết, thường giao cho cán sự lớp tổ chức, giáo viên không quan sát xem học sinh có tích cực tự giác hay không. Nội dung chạy bền xuyên suốt cả quá trình học nên cần nâng dần lượng vận động một cách hợp lý. Trong quá trình dạy học chạy bền giáo viên thường cho học sinh chạy khi nào thấy mồ hôi ra nhiều thì mới cho dừng lại, nhiều em có sức khỏe yếu thường thấy hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Bên cạch đó một số giáo viên không chú trọng công tác chuyên môn dẫn đến chất lượng dạy học Thể dục đặc biệt là nội dung chạy bền ngày càng đi xuống, chưa áp dụng phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên còn lúng túng trong khâu tổ chức tập luyện, chưa khuyến khích được học sinh trong các giờ học, mà đặc điểm tân lý của lứa tuổi này là thích được khen.
14 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh Khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động hoặc những bài tập được soạn dưới dạng trò chơi để dạy cho học sinh. Luật lệ chơi, nhiều tình tiết của trò chơi được các em rất ưa thích. Ví dụ trò chơi “ Mèo đuổi chuột và chồn đuổi gà” thực chất là một bài tập về chạy được soạn dưới dạng hai con vật chạy đuổi nhau, hay trò chơi “Chạy tiếp sức chuyển vật” cũng là những bài tập về chạy nhưng được soạn dưới hình thức trò chơi có luật lệ. Nếu chỉ tập chạy không, học sinh sẽ không có sự cố gắng cao nhưng khi được học dưới hình thức trò chơi thì em nào cũng tích cực, năng động lên nhiều. Ngoài ra khi tham gia học sinh thường bộc lộ những ưu và nhược điểm cũng như khả năng của mổi cá nhân về mức độ tính thật thà, tính trung thực, tính kỹ luật, tính đồng đội, khả năng sự tháo vát nhanh nhẹn, sự sáng tạo. Đó là những điều rất cần thiết đối với các thầy cô giáo trong giáo dục nói chung và giáo viên Thể dục nói riêng. Phương pháp trò chơi khai thác được tính tích cực, sự sáng tạo, mức độ tự giác tham gia vào công việc của mỗi thành viên rất cao, do đó dạy và học rất có hiệu quả.
Sau đây tôi xin nêu ra quy trình tổ chức trò chơi.
Bước 1: Giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu bài dạy để lựa chọn trò chơi.
Bước 2: Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi.
Bước 3: Phân chia đội chơi và cho học sinh chơi thử.
Bước 4: Tổ chức cho học sinh chơi, công bố kết quả sau mỗi hiệp chơi.
Bước 5: Nhận xét và kết luận đội thắng cuộc.
Các trò chơi được tôi đưa vào các tiết dạy cụ thể như sau:
Tiết 6: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Mèo đuổi chuột"
Tiết 7: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Người thừa thứ 3"
Tiết 8: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Chạy tiếp sức chuyển vật"
Tiết 14: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Ù"
Tiết 23: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Gánh nước"
Tiết 24: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Tàu hỏa chạy"
Tiết 27: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Rồng rắn"
Tiết 31: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Bóng chuyền 6"
Tiết 39: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Truyền tin thắng trận" Sở dĩ tôi chọn trò này vì nó tương tự trò chạy tiếp sức chuyển vật chỉ thay đổi đôi chút nhằm tạo sự mới mẻ, lôi cuốn học sinh hơn.
Tiết 41: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Đuổi bắt thám báo" trò chơi này tương tự trò mèo đuổi chuột.
Tiết 43: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Hai người ba chân"
Tiết 45: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Cứu thương"
Tiết 57: Chạy bền ( trò chơi do GV chọn) " Chồn đuổi gà"
Các trò chơi này được tôi tìm tòi lựa chọn nhằm tạo ra các tình huống mới mẻ mà không mất đi mục đích cơ bản là phát triển sức bền cho học sinh lớp 6
Nh÷ng kÕt qu¶ bíc ®Çu:
So s¸nh kÕt qu¶ kiểm tra ở tiết 59 với kết quả n¨m häc tríc t«i nhËn thÊy r»ng: Khi vËn dông linh hoạt các trò chơi vận động vào các tiết học chạy bền, chÊt lîng d¹y häc nội dung chạy bền bộ m«n ThÓ dôc ë trêng THCS Thạch Ngàn ®îc n©ng cao rõ rệt, häc sinh ®am mª, cã høng thó häc chạy bền h¬n.
Cụ thể thể hiện qua bảng so sánh sau:
Năm học 2009 – 2010 (112 em)
Năm học 2010 – 2011( 103 em)
Số em
Tỷ lệ %
Số em
Tỷ lệ %
9 - 10 điểm
12
10,7 %
20
19,4 %
7 - 8 điểm
57
50,9 %
73
70,9 %
5 - 6 điểm
34
30,4 %
8
7,8 %
Dưới 5 điểm
9
8,0 %
2
1,9 %
Qua bảng thống kê cũng như qu¸ tr×nh d¹y ThÓ dôc ë trêng THCS Thạch Ngàn và qua trao ®æi vµ th¶o luËn víi gi¸o viªn bé m«n và các em học sinh trong nhµ trêng vµ ®· ®i ®Õn thèng nhÊt việc áp dụng đề tài này là rất phù hợp và mang lại hiệu quả.
C. KẾT LUẬN
Với việc sử dụng trò chơi vận động vào phục vụ giảng dạy nội dung chạy bền trong chương trình môn Thể dục 6 nhằm mục đích phát triển sức bền cho các em đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Bản thân nhận thấy học sinh có sự tiến bộ đáng kể. Thông qua nội dung kiểm tra chạy bền ở tiết 59 có thể thấy răng các em luôn đạt điểm 7 trở lên, hơn nữa qua thăm dò các em học sinh có thể thấy rằng các em không còn cảm giác sợ học chạy bền nữa, các em có hứng thú học môn thể dục hơn, các em có ý thức cao, tiết học vui tươi, sinh động. Trong giờ học thể dục đã có nhiều em tích cực tham gia, khi tổ chức trò chơi các em đoàn kết hơn, quyết tâm hơn để dành chiến thắng cho đội mình, các em hồ hởi động viên nhau, cổ vũ, hò reo làm cho tiết học vui tươi hơn hẳn. Điều đó chứng tỏ quá trình đi sâu nghiên cứu đề tài này là hợp lý và phù hợp với lứa tuổi các em lớp 6. Với mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học thì việc sử dụng trò chơi vận động mang đầy đủ các đặc điểm, tính chất giúp các em phát huy hết khả năng vận động trong học chạy bền. Chúng ta có thể sử dụng trò chơi vào các tiết học chạy bền.
Qua giảng dạy bộ môn và đi sâu nghiên cứu đề tài ''lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền'' tôi xin nêu lên những kinh nghiệm sau:
+ Để đề tài này thật sự có hiệu quả và đi sâu vào các trường học thì các giáo viên cần phải tìm tòi thêm các trò chơi mới lạ phù hợp với cơ sở vật chất của trường mình và cần phải chuẩn bị phương tiện phục vụ trò chơi chu đáo có như vậy mới hấp dẫn lôi cuốn các em học sinh tham gia chơi. Không nên chơi đi chơi lại một trò chơi hoặc đưa các trò chơi không hấp dẫn mà cần chú trọng tìm tòi trò chơi mới lạ hấp dẫn.
+ Muốn giảng dạy có hiệu quả, chất lượng giảng dạy Thể dục cơ bản cho học sinh THCS nói riêng ở các nội dung khác nhau và các đối tượng khác nói chung, giáo viên phải không ngừng đầu tư trí tuệ, công sức vào việc đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong tự học, tự tìm tòi.
+ Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, đối tượng giảng dạy, phương pháp bộ môn.
+ Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng mọi yêu cầu đòi hỏi của việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Cần dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các tài liệu chuyên ngành để rút kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ sư phạm.
+ Thường xuyên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
+ Thực sự yêu thích bộ môn dạy học của mình, nghiêm túc và gần gủi với học sinh.
+ Để đạt được kết quả cao trong nội dung trò chơi phát triển sức bền người giáo viên cần tìm tòi, sưu tầm nhiều trò chơi mới là hấp dẫn lôi cuốn học sinh.
+ Cần phát huy tác dụng của các “hạt nhân” trong mỗi lớp học, giúp cho các em có thói quen luyện tập theo nhóm – đội chơi.
+ Tạo ra không khí vui tươi trong giờ học, làm thay đổi trạng thái lao động, đồng thời giáo dục cho các em tính tổ chức kỹ luật cao, tác phong nhanh nhẹn hoạt bát, tinh thần tập thể. Từ đó giúp các em yêu trường, ham học, lôi cuốn các em hăng say nỗ lực hơn trong các môn học văn hóa khác và phát triển toàn diện tố chất thể lực.
+ Đối với nhà trường cần tạo mọi điều kiện để đảm bảo trang thiết bị, sân bãi, môi trường, bóng mát. Đây cũng là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình rèn luyện thể chất học sinh trong nhà trường. Tham mưu tốt với hiệu trưởng, để tạo cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho việc dạy học môn Thể dục nói chung và trò chơi phát triển sức bền nói riêng.
Thể dục là một bộ môn đặc thù, nó vừa rèn luyện thể lực tăng cường sức khỏe vừa trau dồi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhằm tạo những lớp người mới phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vì thế trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần vận dụng một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Thể dục. Qua đó giáo dục các em có tính sáng tạo, chủ động, tự giác và ý chí luôn rèn luyện thân thể khỏe mạnh.
Trong giảng dạy người thầy, người cô phải là người yêu nghề, mếm trẻ. Phải có năng lực sáng tạo luôn có ý thức đổi mới các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, tạo một giờ học hứng thú, thuận lợi có lượng vận động thích hợp, hiệu quả.
Những suy nghĩ trên đây của bản thân tôi chỉ là một khía cạnh và ở mức độ nhất định với mong muốn đóng góp thêm tiếng nói của mình vào việc lựa chọn một số trò chơi vận động phù hợp với học sinh khối 6 nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền để các giáo viên khác tham khảo và áp dụng.
Kính mong các đồng nghiệp, các cấp quản lí giáo dục tham khảo, góp ý để cùng nhau xây dựng, lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp nhằm tạo hứng thú trong học nội dung chạy bền để giảng dạy nội dung chạy bền ngày một tố hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO :
Trong qua trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các tài liệu thamkhảo sau.
1, Bác Hồ với Thể thao Việt Nam
- Tác giả: PTS Lê Bửu
- Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Hà Nội
2, Lý luận và phương pháp Thể dục Thể thao
- Tác giả: Nguyễn Toán - Đăng Danh Tốn
- Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Hà Nội
3, Tâm lý học lứa tuổi
- Tác giả: Lê Ngọc Lan- Lê Văn Hồn - Nguyễn Văn Hùng
- Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
4, Sách giáo viên thể Dục 6
- Tác giả: Trần Đồng Lâm – Vũ Học Hải – Vũ Bích Huệ
- Nhà xuất bản giáo dục
5, Trò chơi thi đua ngoài trời ( tập 2)
- Tác giả: Trần Phiên – Đài Trang – Duy Vũ
- Nhà xuất bản trẻ
6, Sách giáo viên thể Dục 9
- Tác giả: Trần Đồng Lâm – Vũ Học Hải – Vũ Bích Huệ
Nguyễn Hữu Bính - Đặng Ngọc Quang
- Nhà xuất bản giáo dục
7, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 – 2007) Môn Thể dục (quyển 1 và quyển 2)
- Tác giả: Đinh Mạnh Cường - Phạm Vĩnh Thông – Vũ Thị Thư
- Nhà xuất bản giáo dục
8, Báo Thể thao việt Nam
9, Các tài liệu trên mạng Internet.
IIX MỤC LỤC
Trang
I . Lý do chọn đề tài.............................................................................. 1
II. Mục đích nghiên cứu.............................................................. 2
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:........................................................... 3
IV. Phương pháp nghiên cứu....................................................... 3
V. Tổ chức nghiên cứu:................................................................ 3
VI. Phân tích kết quả nghiên cứu:............................................... 4-11
VII. Tài liệu tham khảo :........................................................................ 12
File đính kèm:
- SKKN tro choi van dong.doc