Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng vẽ màu sáp

Năm học 2008 – 2009 là năm thứ ba toàn nghành giáo dục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung: Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, không vi phạm đạo đức nhà giáo và tình trạng học sinh ngồi nhằm lớp của Bộ Giáo dục – Đào tạo phát động.

Là năm toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Chính vì thế là giáo viên giảng dạy môn mĩ thuật ở trường Tiểu Học Nghĩa Trung bản thân tôi luôn trăn trở và suy nghĩ về chất lượng học tập của học sinh hiện nay là không cao. Bởi vì có rất nhiều nguyên nhân:

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 5392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kỹ năng vẽ màu sáp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u quả khác hẳn và thấy được sự thay đổi nhanh chóng trong giây lát. Khi sử dụng cây màu sáp học sinh phải biết được chất liệu màu này có đảm bảo hay không? Cần phải tuân theo các kỹ năng sau đây: - Đầu cây màu sáp phải có độ nhọn - Cầm cây màu sáp phải nghiêng khoảng 30 độ. - Tô màu phải tuân theo một nguyên tắc chung: Từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. - Tô ít nhất phải từ 1 đến 2 lần chồng lên nhau rồi sau đó dùng một miếng giấy nhỏ khoảng 10 x 10 cm ép sát vào bài vẽ rồi chà đi chà lại trên chất liệu màu đã vẽ thì bài vẽ rất đẹp và đủ lượng màu trong tranh. Vì thế, người học phải biết cách dùng màu sáp như trên. Qua đó giúp học sinh thoát khỏi tư tưởng luôn nhàm chán môn học vì năng lực không được phát triển, kết quả học cảm thấy không tiến bộ. Bài trang trí khẩu hiệu của học sinh đúng nguyên tắc Kỹ năng vẽ màu sáp của học sinh đúng nguyên tắc IV. Giới hạn đề tài Nghiên cứu đề tài “Kỹ năng vẽ màu sáp” để đưa ra giải pháp giúp học sinh biết cách dùng “màu sáp” để vận dụng vào các bài vẽ của các phân môn. Qua đó, giúp học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của chất liệu màu. Từ đó học sinh học hứng thú, tích cực thêm về môn học. V. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh trường tiểu học nghĩa trung PHẦN 2 I. Phương pháp nghiên cứu Về môn mĩ thuật nói chung, các môn học khác nói riêng có tác động tích cực đến sự lĩnh hội trí thức của học sinh ở các môn học khác (thực tế là các môn học khác đều dùng ngôn ngữ mỹ thuật như đường nét, hình vẽ, màu sắc để thể hiện qua tranh vẽ có liên quan đến kiến thức). Ngôn ngữ mỹ thuật rất đẹp cô động và súc tích nên học sinh nhận thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn và hứng thú hơn. Bởi vì tiếp thu kiến thức bằng cái đẹp bao giờ cũng mang lại hiệu quả hơn. Chính vì thế, bản thân tôi thường đặt ra nhiệm vụ là phải làm sao để mỗi giờ mỹ thuật phải được các em vui thích chờ đón, chờ đón được nghe, được vẽ và sự thích thú đó sẽ tạo nên không khí phấn khởi cho các em học sinh, kiến thức cơ bản là quan trọng là cần thiết, nên tôi thường suy nghĩ phải truyền đạt như thế nào để bài dạy không đơn điệu, tẻ nhạt, chất lượng học ngày càng “thực” và “cao hơn”. Chính vì thế khi nghiên cứu về các bài vẽ màu của học sinh thì tôi cảm nhận được rất kỹ qua đường nét, màu sắc của từng bài. Bài vẽ tốt, bài vẽ khá, bài vẽ đạt yêu cầu hoặc chưa đạt yêu cầu rất dễ nhận ra. Do đó tôi chọn “phương pháp quan sát” làm trọng tâm cho đề tài nghiên cứu của mình. Vì quan sát rất cần cho con người khi tiếp xúc với thế giới xung quanh, nhất là cần biết, cần hiểu về nó (cụ thể là vẽ màu). Nhìn, trông và quan sát đều hướng mắt tới đối tượng nhưng ở những mức độ khác nhau. Nhìn và thấy đối tượng khi ngẫu nhiên (thấy đám cháy, nhìn bầu trời …) nhiều khi không có ý định. Còn khi ta quan sát tức là đã có ý định, có mục đích trước. Ví dụ: Quan sát bầu trời để cảm thụ vẽ đẹp của nó, để tìm ra những biến đổi sắc màu để vẽ hay rút ra một điều gì đó về đối tượng (mưa, gió, bão…) như vậy khi nói đến quan sát là nói đến mục đích quan sát “Để làm gì” và để đạt được mục đích đó cần phải biết cách quan sát tức là phải có phương pháp quan sát cho nên quan sát rất cần thiết cho bản thân tôi là là một giáo viên dạy mĩ thuật , quan sát để hiểu về đối tượng học sinh, để cảm thụ được vẻ đẹp của các bài vẽ của học sinh bằng ngôn ngữ hội họa. Đó là mục đích quan sát. II. Nội dung cụ thể: ‘Chất liệu màu sáp” giữ một vai trò rất quan trọng cho từng bài vẽ, sẽ quyết định đến kết quả học tập của môn học. Cho nên tất cả học sinh dù có năng khiếu hay không, dù giỏi hay yếu khi học môn mĩ thuật cũng phải sử dụng màu sắc. Vì màu sắc là một trong bốn bước cần và có của phân môn vẽ tranh. - Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài. - Bước 2: Thể hiện bố cục “có mảng chính, mảng phụ” - Bước 3: Vẽ hình - Bước 4: Vẽ màu Từ dẫn chứng trên cho thấy bước 4 vẽ màu là điều cần phải có không thể thiếu được khi vẽ tranh. Hoặc phân môn vẽ theo mẫu: - Bước 1: Vẽ khung hình chung - Bước 2: Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu - Bước 3: Vẽ phác hình - Bước 4: Vẽ chi tiết - Bước 5: Vẽ màu 1. Cơ sở lý luận: Chất liệu màu sáp rất tiện lợi cho học sinh khi sử dụng và rất thuận lợi khi cần đến nó vì màu sáp được bày bán rất rộng rãi, học sinh và phụ huynh dễ mua, rẻ tiền, giá trị khoảng 4 đến 5 ngàn đồng. Mỗi một học sinh trong một năm học chỉ cần sử dụng 1 bộ màu sáp là có thể đáp ứng đủ nội dung của chương trình. - Một bộ “màu sáp” có ít nhất từ 10 đến 12 màu cơ bản nên học sinh khi vẽ vô cùng thuận lợi để lựa chọn màu sắc. Vả lại không cần phải mất nhiều thời gian để pha màu như màu nước và màu bột. - Màu sáp tươi sáng, sạch sẽ dễ sử dụng. - Sử dụng màu sáp không mất nhiều thời gian để gọt như bút chì. 2.Kết quả - Nhìn vào kết quả học tập của học sinh trường Tiểu Học Nghĩa Trung trước khi không vận dụng kiến thức cơ bản khi sử dụng màu sáp thì kết quả đạt được khoảng 60% chất lượng bài vẽ được, đa số học sinh vẽ theo cảm nhận riêng của bản thân không tuân theo phương pháp, kỹ năng cơ bản nên kết quả vượt trội, bài vẽ xếp loại A+ - Có nhiều học sinh không hiểu về cách sử dụng màu nên không cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc dẫn đến kết quả không đạt yêu cầu do vẽâ màu lộn xộn, sơ sài, không có “hồn tranh”. - Nhưng khi vận dụng “Kỹ năng vẽ màu sáp” thì kết quả tiến bôï vượt bậc nhất là đối với những em có năng khiếu sẳn có, các em vận dụng và phát huy rất tốt về môn học. - Các em biết vẽ màu cẩn thận từ trái sang phải hoặc từ trái sang phải, đường nét màu sắc đều và sạch sẽ. - Giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của tranh qua màu vẽ, thấy được sự tiến bộ của bản thân qua từng bài học. Do đó các em ngày càng đam mê và hứng thú đối với môn học. Các em thích học, chờ đợi đến tiết học, đây chính là những yếu tố mà tôi cần nhất cho môn học. - Chất lượng ngày càng được nâng cao tỷ lệ đạt được khá cao khoảng 70 đến 80% học sinh hiểu và hoàn thành bài vẽ ngay tai lớp. Nói tóm lại khi áp dụng “Kỹ năng vẽ màu sáp” giúp học sinh có một tầm nhìn sâu hơn về môn học. Giúp cho học sinh tự tìm hiểu,tự cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày NHẬT KÍ BẰNG TRANH VẼ Bài tham khảo của em Hoàng Thị Thuý Đào HS Lớp 5/4 Tập vẽ dáng người của học sinh Tạo dáng và trang trí lọ hoa Tranh vẽ tĩnh vật lọ hoa và quả (vẽ màu) Tranh vẽ giờ ra chơi của học sinh Tranh vẽ đề tài thể thao của học sinh PHẦN 3 I. Kết luận chung- Kiến nghị 1. kết luận chung Đề tài “Kỹ năng vẽ màu sáp” được bản thân tôi nghiên cứu và vận dụng vào trường tiểu học nghĩa trung tôi cảm thấy rất hiệu quảvề cả hình thức và nội dung. Qua đây tôi muốn nhân rộng đề tài này khắp toàn huyện bù đăng để tất cả giáo viên dạy môn mỹ thuật tham khảo và áp dụng cho trường mình để thúc đẩy kết quả học tập của học sinh ngày càng được nâng cao và có chất lượng. 2.kiến nghị Để thực hiện thành công sáng kiến này trước hết người giáo viên phải có năng lực,sáng tạo và có tâm huyết yêu nghề -Trong các tiết dạy phải chuẩn bị đầy đủû về đồ dùng dạy học nhất là tranh ảnh đồ dùng trực quan -Đối với học sinh phải chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng học tập (bút chì,tẩy,màu sáp,giấy A4,kẹp giấy vẽ) các bài vẽ phải hoàn chỉnh phải đóng thành tập -Đối với nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho phòng học chức năng,tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc thi vẽ tranh -Đối với phòng giáo dục tạo điều kiện mở các lớp tập huấn bồi dưỡng thêm về chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chuyên trách môn mĩ thuật và cung cấp thêm các trang thiết bị cho môn học như: tran, ảnh, trang thiết bị nghe nhìn. Qua bài viết sáng kiến kinh nghiệm tôi xin chân thành cảm ơn phòng Giáo dục – Đào tạo đã có kế hoạch tổ chức cho giáo viên trong toàn huyện tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm của mình. Đây là một cơ hội để giáo viên chúng tôi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Động viên các giáo viên trong trường yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề phát huy tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Hằng năm đào tạo ra nhiều học sinh giỏi cho trường, cho huyện. Cuối cùng tôi rất mong các quý thầy cô cùng các cấp lãnh đạo đóng góp ý kiến quan tâm hơn nữa để sự nghiệp giáo dục “Dạy học” ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong xã hội ngày nay, và có vị trí quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục của đất nước, của ngành giáo dục đề ra. Chào cảm ơn! Nghĩa trung, ngày 10 tháng 03 năm 2009 Người viết Lê mạnh hà Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TH NGHĨA TRUNG Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN BÙ ĐĂNG Ý KIẾN HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH BÌNH PHƯỚC

File đính kèm:

  • docSKKN MI THUAT TIEU HOC.doc
Giáo án liên quan