Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử ở bậc THCS - Đinh Thị Bích Nga

Như vậy lịch sử quá khứ gắn với hiện tại; kinh nghiệm, bài học quá khứ quí báu và bổ ích cho cuộc sống ngày nay và mai sau song phải biết sử dụng những hiểu biết về quá khứ cho thực tiễn sinh động, phong phú và đa dạng. Muốn bắt quá khứ trả lời và góp phần giải quyết những vấn đề hiện tại phải nhận thức rõ ngoài chức năng nhận thức lịch sử còn có chức năng giáo dục (hay chức năng làm gương sáng) của sử học cũng có vai trò rất quan trọng. Đây là chức năng mang tính xã hội, đó là việc rút ra những bài học, kinh nghiệm, phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Tổ tiên ta rất coi trọng việc noi gương sáng của quá khứ cho hiện tại. Muốn noi gương người xưa phải có tri thức lịch sử đầy đủ, chính xác. Năm 1858, khi ra chỉ dụ biên soạn Quốc sử, vua Tự Đức chỉ rõ: “Đời nào khởi nghiệp tất phải có sử đời ấy. Nước Việt ta từ đời Hồng Bàng trở về sau, đời Trần, đời Lê trở về trước, trong khoảng hơn mấy nghìn năm, chính trị hay dở, nhân vật giỏi hay không giỏi, bờ cõi trong nước vẫn nguyên như cũ hay đổi khác, chế độ chấn chỉnh hay đổ nát, sử cũ chép lại vẫn còn thiếu sót nhiều. Đến như hình thức văn từ và nghĩa lý, thể lệ trong sách sai lầm cũng không phải ít Việc học quốc sử chưa ra mệnh lệnh bắt phải gia công, cho nên học trò đọc sách hoặc làm văn chỉ biết có sử Trung Quốc, ít người đoái hoài đến sử nước nhà. Việc đời cổ đã lờ mờ, lấy gì làm kinh nghiệm cho đời sau? Đạo học sở dĩ chưa được sáng tỏ nguyên nhân chẳng vì sử cũ chưa được đầy đủ đó sao?”. Từ chức năng giáo dục, nêu gương này, sử học có tác dụng rất lớn trong giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phẩm chất cho các thế hệ sau.

doc20 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử ở bậc THCS - Đinh Thị Bích Nga, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội thi một lần, mỗi lớp 1 em dự thi) không mang tính đại trà và thường xuyên cho tất cả mọi đối tượng học sinh, nên tôi đã chủ động thực hiện việc tuyên truyền tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho tất cả học sinh khối 8, 9 trong nhà trường qua việc lồng ghép vào nội dung chương trình giảng dạy lịch sử dân tộc. Việc giáo viên phải sưu tầm, phân loại các câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với từng hoàn cảnh lịch sử dân tộc đã được dễ dàng thực hiện qua bộ sách gồm 14 quyển do nhà xuất bản Lao động đã được cấp đến thư viện trường hay qua các kênh thông tin khác. Ngoài ra giáo viên còn kết hợp với tổ chức Đội TNTP, để học sinh đọc những câu chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do các em sưu tâm theo yêu cầu của giáo viên Lịch sử sau mỗi tiết học qua chương trình phát thanh măng non của từng chi đội trong nhà trường. 8. Đề nghị: Kinh nghiệm lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS qua thực tiễn triển khai tại trường THCS PHÙ ĐỔNG đã thể hiện được hiệu quả thiết thực của đề tài trong việc triển khai Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên cơ sở lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương. Đề tài có thể vận dụng thực hiện lồng ghép ở bộ môn Văn và Giáo dục công dân trong nhà trường, nếu đề tài Lồng ghép cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giờ học lịch sử bậc THCS chỉ mới đáp ứng được yêu cầu với đối tượng học sinh khối lớp 8 và 9 trong nhà trường thì việc lồng ghép vào giảng dạy ở 2 bộ môn Văn và Giáo dục công dân có thể đáp ứng ở yêu cầu giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh khối 6, 7, 8, 9 nên rất mong lãnh đạo chuyên môn các cấp có thể chỉ đạo triển khai để đồng thực hiện. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và chất lượng, chắc chắn sẽ đẩy lùi suy thoái về đạo đức, tư tưởng, lối sống và tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí và mọi thói hư tật xấu khác trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, học sinh. Cuộc vận động này sẽ làm cho mỗi con người tốt đẹp thêm lên, càng củng cố lòng tin vào Đảng và nhà nước, làm cho công cuộc đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa do Hồ Chí Minh chọn lựa có thêm nhiều thành tựu mới. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã được sự đóng góp và ghi nhận của lãnh đạo trường, tổ chuyên môn nhưng bên cạnh đó không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp và lãnh đạo cấp trên. Đại Hồng, ngày 20/1/2009 Người viết ĐINH THỊ BÍCH NGA 9. Phần phụ lục: Có nhiều câu chuyện kể về đạo đức Hồ Chí Minh có thể sử dụng đưa vào bài dạy phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của bài nhưng để đảm bảo yêu cầu thời gian, yêu cầu của bài học nên giáo viên chỉ có thể lựa chọn mẫu chuyện thích hợp nhất, xin giới thiệu chùm chuyện kể cùng chủ đề trong từng bài học: -Lịch sử lớp 8: Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918 Chuyện kể: Hai bàn tay. Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động, tr 7. Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động, tr 5 Chuyện kể: Có thể cho người nghèo những thứ ấy (tr 7), Tình yêu thương người lao động (tr 8). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Có thể cho người nghèo những thứ ấy (tr 38). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Cách học ngoại ngữ của Bác Hồ (tr 7). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CHUYÊN CẦN CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Bác cho tôi bông hồng đỏ (tr 41). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CẨN THẬN CHU ĐÁO CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925 Chuyện kể: Tình yêu thương người lao động (tr 8). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 22- CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 Chuyện kể: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng (tr 30). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 23- TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Chuyện kể: Quyết giành cho được độc lập.(tr 30). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 24- CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946) Chuyện kể: Còn dân, còn nước (tr 16). Những chuyện kể về TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Những ngày được gần Bác.(tr 14). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH CHUYÊN CẦN CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 25- NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) Chuyện kể: Những người được Bác Hồ đặt tên: “Trường, Kỳ, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi”.(tr 66). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯƠC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Thơ: CẢNH RỪNG VIỆT BẮC (tr 83) Những chuyện kể về TINH THẦN LẠC QUAN, VƯỢT KHÓ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 26- BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) Chuyện kể: Bài học quyết tâm.(tr 23). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH KIÊN TRÌ, NHẪN NẠI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: “PaPa Hồ”.(tr 35). Những chuyện kể về TÌNH CẢM QUỐC TẾ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Đi dự hội nghị.(tr 30). Những chuyện kể về ĐỨC TÍNH KỶ LUẬT CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Bác Hồ yêu thương trí thức văn nghệ sĩ.(tr 30). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Chuyện kể: Câu chuyện về chiếc tàu phá thủy lôi mang biệt hiệu T5 và tấm lòng của Bác.(tr 153). Những chuyện kể về TẤM LÒNG BÁC ÁI CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 28- XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BĂC ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ VÀ CHÍNH QUYỂN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954-1965) Chuyện kể: Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.(tr 65). Những chuyện kể về TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. Lịch sử lớp 9: Bài 29- CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ CỨU NƯƠC (1965-1973) Chuyện kể: Tết Mậu Thân năm ấy.(tr 37). Những chuyện kể về TINH THẦN LẠC QUAN VƯỢT KHÓ CỦA BÁC HỒ - NXB Lao Động. 10. Tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết thứ tự theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo, nhà xuất bản, năm xuất bản. Tài liệu tham khảo phải lập bắt đầu bằng một trang mới.. -Giáo trình Phương pháp luận sử học, phần “ Chức năng nhiệm vụ của khoa học lịch sử”- Phan Ngọc Liên, Trương Hữu Quýnh. -Giáo trình Phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông – Phan Ngọc Liên, Trần Vĩnh Tường, Đặng Văn Hồ. 11. Mục lục: 1. Tên đề tài Trang 1 2. Đặt vấn đề . Trang 1 3. Cơ sở lý luận.. Trang 1 4. Cở sở thực tiễnTrang 3 5. Nội dung nghiên cứu.. Trang 5 6. Kết quả nghiên cứu Trang 12 7. Kết luận..... Trang 13 8. Đề nghị. Trang 15 9. Phụ lụcTrang 16 10. Tài liệu tham khảoTrang 18 11. Mục lụcTrang 19 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Mẫu SK1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 200... - 200.... I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường ................................................................. 1. Tên đề tài: ................................................................................................................. ....................................................................................................................................... 2. Họ và tên tác giả: ..................................................................................................... 3. Chức vụ: ......................................... Tổ: .................................................................. 4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài: a) Ưu điểm: .................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. b) Hạn chế: ................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. 5. Đánh giá, xếp loại: Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :................................. ....................................................................................................................................... thống nhất xếp loại : ..................... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT ................................................. Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT ..................... ...........................thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................ III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống nhất xếp loại: ............... Những người thẩm định: Chủ tịch HĐKH (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) ............................................................ ............................................................

File đính kèm:

  • docSKKN2009.doc