Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thiết bị để nâng cao chất lượng dạy và học Vật lý lớp 6, 7 THCS - Lê Đức Hiệp

Để nâng cao chất lượng dạy và học ngoài việc thay đổi nội dung sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học thì vai trò của thiết bị có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt đối với đặc trưng bộ môn Vật Lý. Ngay từ những năm mới đổi sách, thiết bị dạy học cấp phát muộn, thiết bị cũ không đáp ứng nội dung thay sách do vậy việc dạy học bộ môn Vật Lý trở nên khô khan và khó diễn đạt, khó phân tích dẫn đến hiệu quả dạy và học chưa cao. Ngay sau khi được trang cấp đồng bộ, các thiết bị mới đẹp về mặt hình thức, đảm bảo về mặt chất lượng, triển khai tập huấn sử dụng thiết bị cho giáo viên đã góp phần thúc đẩy việc dạy và học đi vào nề nếp hơn, việc sử dụng thiết bị đã giải quyết được thí nghiệm minh họa cho cách truyền đạt nội dung kiến thức, giúp diễn đạt và phân tích dễ dàng hơn. Học sinh chủ động thâm nhập thông tin, chủ động làm thí nghiệm và từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét, bài học cho bản thân. Vì vậy tầm quan trọng của thiết bị không thể thiếu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

doc17 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng thiết bị để nâng cao chất lượng dạy và học Vật lý lớp 6, 7 THCS - Lê Đức Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iáo viên yêu cầu học sinh thu thập thông tin và quan sát hình 3.1. Hỏi HS: “?Hãy kể tên các dụng cụ cần làm thí nghiệm trên hình 3.1?”, “? Yêu cầu cần đạt được của thí nghiệm này là gì?”, “?Khi đặt miếng bìa giữa nguồn sáng và màn chắn em quan sát được hiện tượng gì?”, sau đó yêu cầu học sinh làm thí nghiệm và rút ra nhận xét. + Thí ghiệm hình 3.2 giáo viên đưa ra 02 phương án: - Học sinh tự làm thí nghiệm với nguồn sáng là cây nến (giành cho học sinh khá giỏi nhiều). - Giáo viên làm thí nghiệm với nguồn sáng là bóng đèn 220V (nếu học sinh trung bình và yếu nhiều). Giáo viên giới thiệu cho học sinh thay thế đèn Pin bằng bóng đèn điện 220V. Hỏi HS: “?Bật sáng đèn điện hãy quan sát trên màn chắn và dự đoán hiện tượng xảy ra?”, giáo viên làm thí nghiệm, yêu cầu cả lớp tập trung quan sát. -> Từ quan sát thí nghiệm -> rút nhận xét “Bóng nửa tối”. Thật vậy để có được tiết dạy thành công, giáo viên cần phải thiết kế bài soạn tốt, chuẩn bị các thiết bị dạy học chu đáo, kiểm tra làm thử trước khi lên lớp, chuẩn bị phương án và biện pháp đối với những tình huống xấu. . . tác động mọi đối tượng học sinh, giúp học sinh xác định rõ mục đích của thí nghiệm, những việc làm của mình nhằm đạt được yêu cầu đề ra của tiết học. Suy nghĩ về phương pháp thiết kế từng công đoạn nó gắn liền với khả năng tư duy suy nghĩ của học sinh luôn kích thích tạo ra tình huống gợi mở, khơi dậy trong học sinh tính tò mò làm cho các em tự nghiên cứu tìm hiểu và tiến hành thí nghiệm để rút ra nhận xét, kết luận giải đáp những thắc mắc -> Giáo viên biết định hướng cụ thể các hoạt động của học sinh, lúc nào thì hoạt động theo nhóm, theo bàn hay cá nhân và thời gian trong bao lâu. Để tổ chức điều hành tốt các hoạt động dạy và học của giáo viên phải nghiên cứu kỹ thiết kế bài soạn phải tìm hiểu kỹ các đồ dùng dạy học, dự đoán những khả năng có thể xảy ra và có biện pháp phù hợp với những tình huống đó. Trong các bài thí nghiệm giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm, theo bàn hoặc riêng lẻ cá nhân bằng các hình thức thảo luận hay ghi phiếu, bảng phụ, yêu cầu thảo luận sôi nổi và đồng đều dưới sự giám sát của giáo viên. Sau khi thảo luận giáo viên có thể gọi bất kỳ em nào trong nhóm trả lời, lấy ý kiến nhận xét của các nhóm khác đi đến kết quả đúng để hoàn chỉnh kết luận. Ví dụ: Bài 3: Đo thể tích chất lỏng Vật lý 6 + Hình 3.2: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân + Hình 3.3; hình 3.4; hình 3.5: yêu cầu học sinh hoạt động theo nhóm, thảo luận thống nhất kết quả. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tư thế đứng của cả 3 bình chia độ hình 3.3, cách đặt mắt ở hình 3.4, vị trí mũi tên ở hình 3.5, trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm thống nhất và đọc kết quả. + Chọn từ trong khung điền vào chỗ trống C9 -> treo bảng phụ gọi học sinh lên điền từ yêu cầu cả lớp ghi phiếu, gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. -> Thu phiếu kiểm tra và đánh giá. Từ đó học sinh biết rút ra kết luận và tiếp thu tích lũy kiến thức cho bản thân. * Thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ, chữ viết phải chính xác nghiêm túc mà chân tình cởi mở dễ gần để học sinh có điều kiện thực hiện các mối quan hệ ngược. Học sinh có mạnh dạn đưa ra câu hỏi thắc mắc trong quá trình thí nghiệm hoặc đưa ra phương án thí nghiệm khác để khắc sâu kết luận. Học sinh có thể dự đoán đúng hoặc sai, từ đó giáo viên tạo tình huống có vấn đề để kích thích học sinh tìm tòi suy nghĩ nghiên cứu thí nghiệm và đưa ra giải pháp đúng. * Giáo viên cho học sinh rút ra kết luận qua thí nghiệm và rút ra bài học. Ví dụ: Bài sự nở vì nhiệt của chất rắn (Vật lý 6) + Thí nghiệm về xuất hiện lực do chất rắn nở ra vì nhiệt: Học sinh tiếp thu thông tin nghiên cứu thí nghiệm - giáo viên hướng dẫn và làm mẫu -> học sinh quan sát và nhận xét. + Thí nghiệm với các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. *Phương án 1: Học sinh nghiên cứu thí nghiệm -> Tự làm thí nghiệm-> rút ra nhận xét ( nhiều học sinh khá). * Phương án 2: học sinh nghiên cứu thí nghiệm -> Giáo viên hướng dẫn cách làm thí nghiệm -> Học sinh làm thí nghiệm -> Rút ra nhận xét. (Nhiều học sinh trung bình). Sau các thí nghiệm học sinh rút ra kết luận bài học tiếp thu và tích lũy kiến thức vừa có để vận dụng vào thực tế. Ví dụ 4: Đo thể tích thể rắn không thấm nước (Vật lý 6) + Phần II: Vận dụng mục 4 (hình 44) - Trước khi làm thí nghiệm chú ý điều gì -> Trình tự các bước làm thí nghiệm. -Giao nhiệm vụ cho học sinh về nhà làm thí nghiệm này (Thay bình chứa bằng cái ca có GHĐ và ĐCNH phù hợp). - Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng các công thức toán học ở hình 4 -5 (giành cho học sinh khá giỏi). Bên cạnh nhiệm vụ giao cho học sinh về nhà làm, giáo viên cần phải giành thời gian cho việc vận dụng kiến thức vào thực tế và hướng dẫn học sinh học và làm bài tập ở nhà. IV.NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU. Thực tế những năm trước thực hiện phương pháp dạy học truyền thụ “Thầy đọc-Trò chép” hay chỉ là giải thích thuyết trình “lý thuyết nhiều hơn thực hành” dẫn đến hiệu quả chất lượng không cao. Nay đã thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy: “Lấy học sinh làm trung tâm - Thực hành là chủ yếu”. Từ thực hành thí nghiệm nêu lên nhận xét kết luận và rút ra bài học. Vì vậy qua thời gian thực hiện đổi mới phương pháp dạy học đã áp dụng các giải pháp nêu trên thu được kết quả qua đợt khảo sát chất lượng học kỳ I năm 2009 - 2010 như sau: TT Lớp/TS Điển TB Điểm khá giỏi Điểm 0-2 SL % SL % SL % 1 71/44 38 86 21 48 0 0 2 72/42 36 86 20 48 0 0 3 73/43 37 86 22 51 0 0 4 74/42 36 86 20 48 0 0 Tổng/171 147 86 83 49 0 0 Kết quả trên cho thấy chất lượng dạy và học bộ môn Vật Lý khối 6,7 nói riêng đã được nâng cao rõ rệt. Qua đó chứng tỏ việc sử dụng thiết bị tốt sẽ nâng cao chất lượng dạy và học đối với bộ môn Vật Lý. Bởi vì các em đã đạt được các kỹ năng: +Sử dụng thành thạo các phương tiện thiết bị, thao tác thực hiện nhanh gọn và chính xác. Từ kết quả thí nghiệm các em đã biết phân tích tỏng hợp và rút ra kết quả. +Học sinh nắm vững phương pháp học bộ môn, chủ động làm thí nghiệm, tạo hứng thú học tập, say mê làm thí nghiệm cũng như đề xuất các phương án thí nghiệm khác, thu hút các đối tượng học sinh yếu kém cùng hăng hái tham gia vào các hoạt động, dẫn đến học sinh nắm được yêu cầu của thí nghiệm và làm tốt thí nghiệm, nên kết quả thu được là học sinh hiểu được bài, nắm chắc kiến thức và vận dụng vào các bài toán cũng như giải thích các hiện tượng trong cuộc sống thường ngày. C. KẾT LUẬN Qua nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mà đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học, thông qua thực hiện đề tài tôi rút ra những bài học sư phạm như sau: * Yếu tố thành công của nâng cao chất lượng dạy học là sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học. * Giáo viên đứng lớp cần phải thường xuyên được tập huấn sử dụng thiết bị. * Chuẩn bị kỷ thiết kế giáo án và dự đoán những khả năng có thể xảy ra. * Sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học và làm thử thí nghiệm trước khi lên lớp. *Sưu tầm chuẩn bị các thiết bị thay thế từ các bộ môn khác nhằm phục vụ cho bộ môn Vật Lý. * Luôn tổ chức các hội thi sử dụng đồ dùng dạy học và khích lệ giáo viên sáng tạo làm đồ dùng dạy học có hiệu quả. * Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi hàng năm để giáo viên có điều kiện học hỏi đồng nghiệp, trau dồi kiến thức. * Giáo viên luôn dự giờ, thảo luận, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt cụm - liên trường. * Luôn có thái độ, cử chỉ, ngôn ngữ, chữ viết phải chính xác nghiêm túc mà chân tình cởi mở, dễ gần để học sinh mạnh dạn đưa ra những thắc mắc của mình. Với tâm huyết của một giáo viên dạy học bộ môn Vật Lý tôi được phép nêu lên những băn khoăn khi thực hiện đề tài này như sau: + Mặc dù thực tế chất lượng đã được năng cao, song vẫn chưa đồng đều giữa các lớp, các khối và giữa các đối tượng học sinh bởi vì: - Tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ còn hạn chế. - Chưa chú trọng quan tâm đến từng đối tượng( đặc biệt là đối tượng yếu kém). - Cán bộ thiết bị còn hạn chế về chuyên môn. - Đồ dùng dạy học chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, một số thiết bị thiếu tính chính xác. - Một số thiết bị hư hỏng chưa được mua sắm bổ sung. * Khi thực hiện đề tài, tôi được phép nêu lên những khuyến nghị sau: +Thường xuyên tập huấn sử dụng thiết bị cho giáo viên và cán bộ thiết bị. +Tu sữa, làm mới, bổ sung mua sắm các thiết bị còn thiếu. + Cần xây dựng đầy đủ các phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia: Phòng học bộ môn Vật lý, phòng Hóa học, phòng Sinh học, phòng học ngoại ngữ, phòng học Âm hhạc, phòng học Mỹ thuật. + Các phòng thực hành đảm bảo: - Đầy đủ bàn ghế đúng chuẩn quốc gia. - Tủ kính hai mặt đựng thiết bị dạy học. - Câu khẩu hiệu: Sáng tạo, chính xác, khoa học, - Chân dung các nhà khoa học nổi tiếng: ác Si mét, Ghêooc Ximôn Ôm, MăcXoen, Jun - LenXơ - Hệ thống điện sáng, quạt mát, nước sạch. Với thực tế của trường THCS Kiến Giang như hiện nay còn khó khăn như nêu trên, Nhưng chắc chắn với sự nổ lực của BGH nhà trường, sự say mê nhiệt tình trong nghề nghiệp và sự quan tâm tạo điều kiện của nghành. Năm học tới chúng tôi có đầy đủ các phòng học bộ môn và đáp ứng được các điều kiện khó khăn như nêu trên, chắc chắn chất lượng dạy và học có nhiều khả quan hơn. Trên đây là những giải pháp của bản thân qua kinh nghiệm giảng dạy trên lớp rút ra nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Vật lý lớp 6,7 nói riêng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung. Kính mong sự góp ý, bổ sung, thảo luận của các đồng nghiệp để chúng ta cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của nghành đặt ra. Xin chân thành cảm ơn! Kiến Giang, ngày 20 tháng 02 năm 2010 Ý kiến của HĐKH phòng GDĐT Lệ Thuỷ Người viết Lê Đức Hiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO -Các văn bản của Đảng và chính phủ. -Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh -Cuộc vận động hai không với 4 nội dung -Trường học thân thiện- học sinh tích cực: 5 nội dung -Hướng dẫn các kỹ năng sư phạm -Tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin -Sách đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Vật Lý -Sách thiết kế bài giảng Vật Lý 6,7 -Sách giáo viên lớp 6,7 -Sách giáo khoa lớp 6,7 -Sách nâng cao.

File đính kèm:

  • docSử_dụng_thiết_bị_để_nâng_cao_chất_lượng_dạy_và_học_Vật_Lý_lớp_6,7_THCS.doc
Giáo án liên quan