“Văn học là nhân học”.Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người.
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khácvà ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đạt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biên soạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học.
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản và tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đề quen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.
Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân, cộng đồng đều quan tâm như môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng quyền trẻ em. Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăng tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn.
22 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học văn bản nhật dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi dự giờ:
Văn bản: ca huế trên sông hương (Ngữ văn 7- tập 2)
A. Mục tiêu cần đạt:
HS hiểu từ văn bản Ca Huế trên sông Hương:
- Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về lần điệu, tinh tế trong biểu diễn và thưởng thức một nét đẹp của văn hoá cố đô Huế cần được giữ gìn và phát triển.
- Từ đó mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá Huế và âm nhạc dân gian các vùng miền, bồi đắp tình yêu đối với xứ Huế và các giá trị văn hoá dân tộc.
- Văn bản nhật dụng có thể sử dụng phương thức thuyết minh, kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nắm chắc ý nghĩa nhật dụng của văn bản để có định hướng đúng khi khai thác nội dung bài học.
- Sưu tầm tư liệu: Đĩa CD gồm các bài hát dân ca Huế và dân ca các vùng miền khác, tranh ảnh về xứ Huế, về cảnh thưởng thức ca Huế.
2. Học sinh:
- Chia đoạn và trả lời trước câu hỏi trong SGK
- Tự sưu tầm các bài hát dân ca Huế, dân ca ba miền, tập hát để tham gia trò chơi.
C. Phương pháp:
- Đàm thoại, phân tích, thảo luận.
D. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định tổ chức: (1’): Kiểm tra sĩ số.
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)GV đặt câu hỏi kiểm tra bài: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài: Qua những áng văn chương, chúng ta đã được thưởng thức biết bao vẻ đẹp của nhiều vùng đất nước. ở miền Bắc tiêu biểu là Hà Nội, có cốm vòng thơm dẻo, có mùa xuân dịu dàng... ở miền Nam, tiêu biểu có Sài Gòn- cảnh ngọc ngà, lòng người nhân hậu. Còn ở miền Trung, vùng đất ở giữa thân hình Tổ quốc Việt Nam, cố đô Huế thì sao? Nhiều nghệ sĩ xưa nay từng gọi Huế là vùng đất mộng và thơ. Một trong những chất mộng và thơ ấy của Huế là những bài ca dao - dân ca, là những cuộc biểu diễn và thưởng thức ca nhạc Huế trên sông Hương vào những đêm trăng trong gió mát. Đấy là một nét đẹp văn hoá của xứ Huế. Học bài bút kí Ca Huế trên sông Hương của Hà ánh Minh, chúng ta sẽ được tham dự, thưởng thức một sinh hoạt đậm màu sắc văn hoá độc đáo của miền đất miền Trung ruột thịt ấy.
Hoạt động của thầy
*HĐ1: Hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu chung văn bản:
?/Nêu xuất xứ của văn bản
GV: Hướng dẫn đọc
-Chậm, truyền cảm
?/.Chú thích trong SGK cho em hiểu gì về ca Huế?
? .Ngoài ra, em còn biết gì về xứ Huế?
?/Ca Huế trên sông Hương là một văn bản nhật dụng. Vì sao có thể khẳng định như vậy?
? Nhận xét về phương thức biểu đạt?
?/Văn bản này thuộc thể loại gì?
*HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản
?/Xứ Huế vốn nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng của dân ca Huế. Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế?
Trong văn bản này những đặc điểm nào về hình thức và nội dung của ca Huế được giới thiệu?
?/Em có nhận xét gì về lời văn trong phần văn bản này?
?/Qua đó tác giả đã chứng minh được những nét nổi bật nào của dân ca Huế?
GV : Cho HS nghe một làn điệu dân ca Huế quen thuộc diễn tả lòng khao khát nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn.
?/Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào khác trên đất nước ta cũng thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng thiết tha của tâm hồn ?
?/Hãy hát một làn điệu dân ca mà em thích?
?/Những đặc sắc của ca Huế được giới thiệu từ những phương diện nào?
?/Tác giả có những nhận xét gì về sự hình thành của dân ca Huế? Qua đó tính chất nổi bật nào của ca Huế được xác nhận?
- GV: Theo dõi trong văn bản và cho biết
?/ Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế? Từ đó nét đẹp nào của Huế được nhấn mạnh?
?/ Nét độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế được giới thiệu như thế nào? Từ đó cho thấy ca Huế nổi bật với vẻ đẹp nào?
?/ Khi viết lời cuối văn bản : “Không gian như lắng đọng.Thời gian như ngừng lại.Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm kín đáo,sâu thẳm”,tác giả muốn bạn đọc cùng cảm nhận tác động huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương?
?/Tại sao tác giả cho rằng nghe ca Huế là một thú vui tao nhã ,đầy quyến rũ?
*HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết:
?/Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế miền Trung có gì giống và khác so với dân ca quan họ ở miền Bắc?
?/ Từ tác động của ca Huế,em nghĩ gì về sức mạnh của dân ca nói chung đối với tâm hồn con người.
?/ Tác giả đãviết về ca Huế với tình cảm như thế nào?
? Nghệ thuật tiêu biểu nào được sử dụng trong văn bản này?
?/ Sau khi học xong văn bản này em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế?
?/Điều đó đã gợi tình cảm nào trong em
*HĐ4: Hướng dẫn HS luyện tập
GV hướng dẫn luyện tập: Viết một đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của đêm trăng xứ Huế theo cảm nhận của em.
Hoạt động của trò
-HS:....
- Đọc
- Tự trả lời theo SGK
- Nổi tiếng với các lăng tẩm dưới triều Nguyễn, các món ăn, nhiều danh lam thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Vì nó đề cập đến vấn đề gần gũi trong cuộc sống hôm nay. Ca Huế là một nét đẹp văn hoá mang bản sắc dân tộc
- Kết hợp nhiều phương thức: nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Bút kí
- Dân ca mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của con người ở mỗi vùng đất. Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
- Rất nhiều điệu hò, điệu lí thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ, hoài vọng tha hiết của tâm hồn Huế .
- Phép liệt kê kết hợp với lời giải thích ,bình luận đã giới thiệu được sự phong phú về làn diệu, sâu sắc thấm thía về nội dung mang những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
- Nghe
- Phiếu học tập cho nhóm.
- Đại diện nhóm hát dân ca.
- HS thể hiện
- Ca Huế nổi bật trên các phương diện:nguồn gốc hình thành,cách trình diễn, cách thưởng thức và tác động
- Về nguồn gốc hình thành ca Huế: kết hợp hai tính chất dân gian và cung đình, nhất là nhạc cung đình tao nhã.
-Về cách biểu diễn: thanh lịch và tinh tế, có tính dân tộc cao.
- Về thưởng thức: dân dã và sang trọng giữa một thiên nhiên và lòng người xao động.
- Tác động :quyến rũ và làm say đắm tâm hồn con người về vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
-HS:...
- Thảo luận nhóm trong 5 phút, đại diện nhóm trình bày.
-Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của đất nước, dân tộc ta.
- NT: Miêu tả sinh động, phép liệt kê .
- Nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình.
- Qua âm nhạc, con người Huế càng thêm thanh lịch, duyên dáng.
- Mong được đến Huế và được thưởng thức ca Huế trên sông Hương.
-Viết ra giấy
Nội dung cần đạt
I.Đọc – tìm hiểu chung văn bản:
1.Đọc- tìm hiểu chú thích
2. Thể loại:
- Thuộc văn bản nhật dụng.
- Thể loại: bút kí
II. Đọc – hiểu văn bản:.
1/ Huế-cái nôi dân ca.
- Điệu hò: hò giã gạo, ru em, đưa linh...
- Điệu lí: lí hoài nam, lí hoài xuân...
=>Thể hiện nỗi khát khao, mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
- Phép liệt kê kết hợp giải thích, bình luận=>giới thiệu sự phong phú về làn điệu, sâu sắc về nội dung mang nét đặc trưng về miền đất và tâm tâm hồn Huế.
2/ Những đặc sắc của ca Huế.
- Nguồn gốc hình thành: từ dòng nhạc dân gian và cung đình.
- Cách biểu diễn:thanh lịch ,tế nhị.
- Cách thưởng thức: dân dã ,sang trọng giữa một thiên nhiên và lòng người xao động.
=> Quyến rũ và lầm say đắm tâm hồn con người
=> Nghe ca Huế là thú vui tao nhã.
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
IV/Luyện tập
4. Củng cố:
- Thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế.
- Thi giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế-di sản văn hoá thế giới.
- Thi hát dân ca các vùng miền.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị giờ sau: Soạn bài “Quan âm Thị Kính”
E. Rút kinh nghiệm
Giờ dạy thực nghiệm được đánh giá như sau:
1. Ưu điểm:
- GV chuẩn bị đầy đủ, chu đáo về giáo án, sưu tầm tư liệu như tranh ảnh, băng đĩa. Chính đồ dùng trực quan sống động đã kích thích hứng thú học tập của học sinh, đồng thời giúp cho bài giảng của giáo viên trở nên sâu sắc, sống động.
- GV sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp với hình thức thảo luận nhóm khá hiệu quả.
- HS hiểu bài và học khá sôi nổi, hoạt động tích cực.
- HS không chỉ hiểu được nét đẹp của văn hoá Huế mà còn hiểu được âm nhạc dân gian của các vùng miền khác. Giáo dục cho học sinh thái độ trân trọng, gìn giữ nét đẹp của văn hoá dân tộc.
2. Nhược điểm:
- Bài học chưa sinh động (cần có máy chiếu để cho học sinh quan sát cảnh thưởng thức ca Huế trên Sông Hương).
=> Như vậy, qua bài thực nghiệm giảng dạy trên tôi nhận thấy rằng những giải pháp tôi đưa ra trong đề tài hoàn toàn có thể thực hiện được đối với học sinh trường THCS Thị Trấn B a Tơ. Kết quả thực nghiệm cho thấy học sinh rất hào hứng với giờ học, gắn bài học với thực tiễn rất nhanh và hiệu quả. Giờ học trở nên sôi nổi hơn, tạo tâm lý nhẹ nhàng thoải mái cho học sinh ở những tiết học sau.
C. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận:
Một giờ học văn bản nhật dụng không chỉ đơn thuần là một tiết học khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương mà còn là giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại. Sẽ không phải là khó nhưng không hề đơn giản khi mỗi giáo viên cùng lúc phải chú trọng và làm tốt cả hai mục tiêu quan trọng này trong một tiết học. Song nếu mỗi giáo viên đều tâm huyết với nghề, với con người, với mục tiêu giáo dục tích cực thì thiết nghĩ không có gì là chúng ta không thể làm được. Mỗi thầy cô cần chú tâm đến bài giảng của mình từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của tiết học, thể hiện nó bằng hệ thống câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với điều kiện trang thiết bị mà nhà trường cung cấp. Có thế, những ý tưởng nghệ thuật và quan niệm nhân sinh, bài học về thế giới quan, về lối sồng, về lý tưởng hoài bão về ước mơ mới trở lên sâu sắc , mới được các em đem soi rọi, kiểm chứng trong cuộc sống này.
II. Kiến nghị:
- Phòng thiết bị nhà trường nên bổ sung tranh ảnh, băng đĩa phục vụ tốt cho quá trình giảng dạy các văn bản Nhật dụng. Nên bố trí thời gian cho hoạt động ngoại khoá nhiều hơn, tạo điều kiện c cho các em được thể hiện mình nhiều hơn nữa.
- Để cho giờ dạy sinh động và hiệu quả hơn, mỗi đơn vị trường học cần có đầu chiếu.
Thời gian nghiên cứu không nhiều nên tôi rất mong sự nhận xét, đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài của tôi có chất lượng hơn.
Xin chân thành cảm ơn./.
File đính kèm:
- SKKM - VB nhat dung lop 7.doc