Sáng kiến kinh nghiệm: Kể chuyện vào bài… biện pháp gây hứng thú cho học sinh - Nguyễn Văn Sinh

Ngữ văn trong nhà trường phổ thông thường được xác định là một môn học công cụ. Nếu căn cứ vào quy chế xếp loại học lực HS, Ngữ văn còn được xem là môn chính (cùng với môn Toán). Quy định là thế, hiểu với nhau là thế, nhưng cái vai trò “chính” của bộ môn – trong thực thế dạy-học hiện nay- chưa mấy được thể hiện và phát huy một cách tương xứng.

 Thầy cô giáo (từ đây được hiểu là giáo viên THPT) hiện đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn có thể chia làm 3 thế hệ: trước năm 1990, từ 1990 đến năm 2005 và từ 2005 đến nay. Tất cả đều được đào tạo từ các trường ĐHSP công lập với nhiều hệ khác nhau. Sự thống nhất về quan điểm đối với Ngữ văn và việc giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông được thể hiện rất rõ ở tầm vĩ mô. Nhưng ở góc độ vi mô, ba thế hệ giáo viên song song tồn tại ba dòng kiến thức, ba cách tiếp cận tác phẩm và có thề nói là cả ba cách truyền thụ khác nhau. Những buổi tập huấn chung, mang tính “cưỡi ngưa xem hoa” về phương pháp chỉ dừng ở mức độ định hướng, còn thực dạy thì mỗi người một vẻ.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Kể chuyện vào bài… biện pháp gây hứng thú cho học sinh - Nguyễn Văn Sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trưởng đoàn đàm phán, phía Mĩ cử đại diện là ngoại trưởng, tiến sĩ Kit-sin-giơ. Kit-sin-giơ người to cao còn Bác Thọ thì vóc người nhỏ nhắn. Một lần cùng đi vào Hội trường, Kit-sin-giơ nói: - Dù sao thì ngài vẫn thấp hơn tôi một cái đầu! (hàm ý chê bác Thọ ít học hơn ông ta). Xong buổi họp, khi vào buồng nghỉ ở khách sạn, lúc cả hai đã nằm nghỉ lưng trên giường, Bác Thọ nói với Kit-sin-giơ: - Thực ra, ngài chỉ dài hơn tôi một cái đầu mà thôi! (Ý nói Kit-sin-giơ chỉ to xác mà thôi chứ trí tuệ thì chưa chắc ai hơn ai). Cả hai nhân vật nổi tiếng trên đều sử dụng một phương pháp lập luận rất phổ biến trong đời sống ngôn ngữ của con người-đó là lập luận so sánh với nhiều tầng ngữ nghĩa hết sức thâm thúy. Vậy bản chất của thao tác lập luận này ra sao? Thầy sẽ hướng dẫn các em tìm hiểu trong tiết học làm văn hôm nay.” + Chuyện “Tin vịt” : dành vào bài tiết : “Bản tin”- Lớp 11(cơ bản). Lời vào bài: “Xưa có người đi câu gặp may, câu được cả chục con vịt trời. Về đến nhà, chòm xóm đến chia vui và hỏi thăm kinh nghiệm. Anh ta liền kể một mạch: - Có gì đâu! Các bác biết không, tôi câu cả chục con vịt mà chỉ tốn đúng một miếng mồi thôi đấy! Mọi người trố mắt ngạc nhiên. Anh ta kể tiếp: - Thế này nhé, tôi dùng một cục thịt mỡ tròn tròn móc vào lưỡi câu. Con vịt thứ nhất đớp mồi và ngay lập tức trơn tuột ra sau hậu môn. Con vịt thứ hai lại đớp rồi tuột, đớptuộtCứ thế, cả mười con xâu gọn vào dây câu của tôi. Biết là gặp kẻ khoác lác, mọi người lảng ra về. Từ đó, người ta gọi những thông tin kiểu như thế là “Tin vịt”! Ngày nay, một bản tin trên báo chí cần phải chính xác, khách quan. Người đọc không thể chấp nhận loại “Tin vịt” như trên. Tiết học làm văn hôm nay sẽ giúp các em nắm được đặc trưng cũng như cách viết một bản tin theo đúng yêu cầu của một văn bản báo chí.” c) Đối với phân môn Tiếng Việt: Kể hai chuyện: + Chuyện “Lời dặn trên nhãn chai rượu thuốc”: dành vào bài cho tiết tự chọn “Một số lỗi thường gặp-Lỗi về ngữ pháp”-Lớp 10(cơ bản) Lời vào bài: * GV nêu tình huống: Trên nhãn của một chai rượu thuốc có ghi lời dặn của nhà sản xuất như sau: “Khi ăn cơm không được uống thứ rượu này”(không dùng dấu câu). Nếu em là người mua chai rượu trên, em chọn cách uống nào? * HS sẽ trả lời(1, 2 hoặc 3 cách uống) như sau: - “Khi ăn cơm, không được uống thứ rượu này”(uống trước hoặc sau khi ăn) - “Khi ăn cơm không, được uống thứ rượu này”(uống khi chỉ ăn cơm không-không có thức ăn hoặc không độn ngô, khoai) - “Khi ăn cơm không được, uống thứ rượu này”.(uống khi biếng ăn). (!) * Lời dặn trên đây của nhà sản xuất mắc lỗi gì trong cách diễn đạt? Tại sao một thông tin lại có đến ba cách hiểu khác nhau như thế?...có lẽ các em đã rõ. Để giúp các em tránh được những lỗi tương tự khi phát ngôn, tiết tự chọn về tiếng Việt hôm nay, thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu “Một số lỗi thường gặp-Lỗi về ngữ pháp”. + Chuyện “Mất”: dành cho vào bài tiết : “Ngữ cảnh”- Lớp 11(cơ bản). Lời vào bài: “Có một người cha rất cẩn thận, trước lúc đi vắng, dặn đứa con trai nhỏ tuổi hễ thấy ai đến kiếm ba thì đưa ngay cho người ấy mảnh giấy này. Đứa con vâng lời và nhét mảnh giấy vào túi. Vài giờ sau, lúc đang mải chơi thì có người khách lạ đến hỏi: - Bố có nhà không hả cháu? Thằng bé giật mình lục ngay túi áo, mặt biến sắc, trả lời: - Mất rồi bác ạ! (mất mảnh giấy) Đến phiên người khách biến sắc, hỏi dồn: - Ối giời ơi! Khổ chưa! Thế mất lúc nào?(tưởng bạn chết đột ngột) - Dạ mới mất!... Các em thấy, qua đoạn hội thoại trên, hai nhân vật có hiểu nhau không? Vì sao? Bài học tiếng Việt về Ngữ cảnh sau đây sẽ giúp các em thấy rõ bản chất của những vấn đề ngôn ngữ tương tự câu chuyện trên.” 3) Thực tiễn ứng dụng và hiệu quả: Những mẩu chuyện trên được biên tập từ nhiều nguồn khác nhau, đều ngắn gọn, súc tích và giáo viên phải tự biên tập để trình bày một cách phù hợp với phần vào bài của một tiết dạy.Hiệu quả càng cao khi giáo viên có giọng kể truyền cảm, lôi cuốn; ngữ điệu khi nghiêm trang, khi hóm hĩnh một cách linh hoạt. Nội dung câu chuyện có tác dụng lôi cuốn sự tập trung của học sinh gần như ngay lập tức bởi kịch tính cao. Có thể trong lớp đã có em từng nghe qua câu chuyện của thầy, nhưng không vì thế mà bớt đi sự hào hứng.Hiệu ứng im lặng xảy ra. Trong lớp chỉ còn giọng kể lúc trầm lúc bổng của thầy, cho đến khi nút kịch cuối cùng của câu chuyện được mở ra. Một tiếng “Ồ!” đồng thanh hoặc một chuỗi cười tự nhiên bật ra rồi ngay lập tức cả lớp lại yên lặng. Tiết học bắt đầu đi vào quỹ đạo tốt đẹp của nó. Bản thân người viết đã liên tục sử dụng biện pháp này trong rất nhiều tiết dạy, qua nhiều năm học và với nhiều lớp học sinh khác nhau. Tất cả đều thành công, không có ngoại lệ. Cũng xin được nói thêm, về lí thuyết, tất cả các tiết dạy, kể cả tiết trả bài viết, mọi giáo viên Ngữ văn đều có thể vào bài một cách lôi cuốn bằng cách kể chuyện, miễn là nắm được mấu chốt của vấn đề. Vấn đề mấu chốt để đảm bảo chắc chắn việc kể chuyện vào bài có hiệu quả gây hứng thú cho HS, đó là: a) Cần xác định tiêu chí cho mẩu chuyện: Nội dung câu chuyện phải liên quan mật thiết với yêu cầu của bài học; ngắn gọn, súc tích và kịch tính cao; có ý nghĩa giáo dục nhất định b) Giáo viên phải sưu tầm, tự biên tập và tự kể sao cho phù hợp, linh hoạt; c) Giọng kể phải rõ ràng, có ngữ điệu, truyền cảm và hấp dẫn (kể cả khi dạy với sự hỗ trợ của máy chiếu). C. KẾT LUẬN: 1)Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học: Chương trình Ngữ văn 10, 11 hiện nay với trọng tâm là văn học trung đại-một thời kì văn học mà rất nhiều giáo viên bộ môn cho là khó truyền thụ đối với thầy và khó lĩnh hội đối với trò. Nhưng bù lại, lịch sử trung đại có vô số chuyện kể, giai thoại về con người cũng như văn chương. Nếu đầu tư công sức để thiết kế tốt bài giảng - mà trước tiên là phần vào bài suôn sẻ, mạch lạc- tâm thế của cả thầy và trò sẽ rất thoải mái và đầy tự tin để đi nốt các phần trọng tâm của tiết dạy mà không còn cảm giác lo lắng về nhưng bài giảng thuộc thời kì văn học xa xưa này. Một số giáo viên rất ngại khi phải thao giảng tiết Làm văn bởi bản chất khô khan của nó. Thực ra, nếu thực sự nắm bắt được nghệ thuật giảng dạy, tiết làm văn cũng có thể ướt át, hấp dẫn không kém. Qua nội dung các mẩu chuyện kể, học sinh dần hình thành nếp học tập trung khi thấy thầy vào lớp-một kết quả đáng giá khi thực tế việc làm ồn trong lớp vẫn thường xuyên gây bận tâm cho các thầy cô giáo. Lẽ tất nhiên hiệu quả của đề tài này không thể là toàn bích được. Nếu chỉ vào bài suôn sẻ còn sau đó thì tẻ nhạt, lúng túng, thiếu chính xác, không đầy đủthì sao có tiết giảng thành công được! Ý nghĩa của đề tài này chỉ gói gọn-xin nhấn mạnh- chỉ gói gọn trong những phút đầu khi giáo viên vào bài mới mà thôi! Nó chỉ là một tiền đề, một món ẩm thực khai vị trong bữa đại tiệc là tiết dạy ngữ văn (nếu có thể ví được như thế). 2) Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng vận dụng: Để ứng dụng tốt đề tài này, yêu cầu giáo viên bộ môn khi thiết kế bài dạy, trước hết phải tìm được mối liên hệ giữa bài dạy với nội dung một số mẩu chuyện, giai thoại. sau đó chọn (sưu tầm hoặc tự sáng tác) một chuyện phù hợp nhất để đưa vào phần vào bài. Bước tiếp theo là biên tập câu chuyện. Không phải cứ lấy ngay một chuyện cười, ngụ ngôn dân gian rồi bê vào giáo án là được. Phải tinh lọc lời văn, cốt truyện sao cho không thừa, không thiếu thì lời vào bài mới đắc dụng. Tất cả những yêu cầu trên, bất cứ giáo viên ngữ văn nào cũng có thể làm được, chỉ cần giáo viên có thêm một giọng kể kha khá, dễ truyền cảm là “món khai vị” do giáo viên dày công chế biến sẽ được học sinh hấp thụ một cách dễ dàng và vô cùng bổ ích, nó sẽ tác động trực tiếp giúp các em tiếp tục lĩnh hội một cách nhanh chóng những “món” tiếp theo của thầy. 3) Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng: Không thể lấy một phương pháp nào đó để áp đặt cho mọi trường hợp. Tuy nhiên, nếu đây là đề tài mà các thầy cô giáo quan tâm và có thể tham khảo ứng dụng trong giảng dạy thì bản thân tác giả cũng mạnh dạn đưa ra những đề xuất sau đây: + Mỗi giáo viên dạy Ngữ văn cần có cho mình một số vốn về chuyện kể, giai thoại văn học, xã hộiNguồn vô tận mà mọi người có thể khai thác đó là trong sách vở, trên mạng In-tơ-net, trong văn học dân gian, thậm chí trong cả những câu chuyện lúc trà dư tửu hậu + Tổ Ngữ văn cần có những hội thảo nhỏ về những vần đề giảng dạy thiết thực, gần gũi và dễ thực hiện đối với mọi người. Trong đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viên cũng nên coi trọng tính nghệ thuật của người thầy, góp phần giảm dần sự xơ cứng trong quá trình dạy ngữ văn. + Nhà trường nên tổ chức định kỳ hoặc đột xuất sát hạch kỹ năng giảng dạy của giáo viên thông qua ý kiến phản hồi từ phía học sinh. Tất nhiên chỉ để cho Ban giám hiệu tham khảo và có kết luận cuối cùng đối với thực tế giảng dạy của một giáo viên, đồng thời nhắc nhở, động viên các thầy cô đứng lớp phát huy tối đa khả năng sư phạm của mình hoặc kịp thời uốn nắn những sai sót trong khi lên lớp./. ˜™&˜™ Mục lục LỜI NÓI ĐẦU TR. 01 A. ĐẶT VẤN ĐỀ: TR. 02 1) Lý do chọn đề tài: 2) Phạm vi tìm hiểu và ứng dụng của đề tài: B. NỘI DUNG: TR. 04 I. Cơ sở khoa học (lý luận) : II. Nội dung cụ thể: 1)Vai trò của những phút đầu tiên trong một tiết học- TR. 05 thời điểm vào bài mới: 2) Kể chuyện để dẫn dắt vào bài học:(Trọng tâm) TR. 06 3) Thực tiễn ứng dụng và hiệu quả: TR. 09 C. KẾT LUẬN: TR. 09 1)Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc giáo dục, dạy học: 2) Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng vận dụng: 3) Những ý kiến đề xuất để thực hiện, áp dụng: ccGbb Tài liệu tham khảo: 1) Tâm lí học tuyên truyền (Na-đi-ra-svi-li) 2) Bài báo (Hồ Ngọc Đại) 3) Tuyên truyền miệng-lý luận, tổ chức, phương pháp (Tập thể tác giả Nga) 4) Danh nhân đất Việt ( Văn Lang-Quỳnh Cư-Nguyễn Anh) 5) Truyện cười dân gian Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) 6) Tìm hiểu chương trình SGK(Đỗ Ngọc Thống) NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GIÁO DỤC

File đính kèm:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM-moi.doc
Giáo án liên quan