Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trong trường THCS

Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm tới công tác TDTT nói chung và giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng. Coi sức khoẻ là vốn quí nhất của con người.

Để giúp cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện nhiều mặt trong đó có một mặt quan trọng và tất yếu là chăm lo về sức khoẻ và thể lực, không những là nhu cầu của bản thân con người mà là vốn quí để tạo tài sản vật chất cho xã hội.

Song song với chương trình giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường, nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống các môn khoa học tự nhiên, xã hội và khoa học kỹ thuật, việc giáo dục thể chất trong nhà trường có vài trò hết sức quan trọng giúp cho học sinh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Ngoài ra còn giúp cho các hiểu được một số kiến thức, kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khoẻ, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, thói quen tự giác tập luyện TDTT.

Xuất phát từ thực tế giảng dạy của bản thân, từ đặc điểm của việc dạy học môn thể dục ở trường THCS tôi nhận thấy một số vấn đề cần thực hiện “Đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trong trường THCS” là hết sức thiết thực, bổ ích cần phải trao đổi trong dạy học.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng tác chính mà học sinh sẽ học tiếp ngay sau đó. Ví dụ: Khi dạy nội dung: Chạy đà kết hợp với giậm nhảy của nhảy xa. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tập luyện như sau: * Khởi động làm linh hoạt các khớp xương. * Chạy nhẹ nhàng và xác định chân giậm nhảy. * Giáo viên cho học sinh chạy nhẹ nhàng, khi tới vạch giới hạn thì giậm nhảy bật qua. Sau một số lần học sinh sẽ xác định được dùng chân giậm nhảy là chân phải hay chân trái. * Tiếp theo cho học sinh chạy nhẹ nhàng ba bước giậm nhảy bật đi xa. * Sau đó cho học sinh chạy nhẹ nhàng bật nhảy lên cao về phía trước,chạm vật chuẩn trên cao. - Cách tập như bài tập trên đây đã bổ trợ cho kĩ thuật chạy đà, chạy đà giậm nhảy, giậm nhảy đi xa và giậm nhảy bật lên cao. Học sinh được tăng thời gian tập luyện kĩ thuật và kĩ năng của kĩ thuật nhảy xa. Khi học sinh được tập luyện nhiều, nghĩa là khối lượng vận động tăng, có ảnh hưởng tốt đến việc rèn luyện thể lực cho học sinh. 6.2.4. Kết hơp làm mẫu của giáo viên với việc sử dụng tranh kĩ thuật: - Việc làm mẫu của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thiếu khi lên lớp, nếu không làm mẫu chuẩn thì học sinh sẽ không nắm được kĩ thuật dẫn đến việc tập luyện sẽ không chính xác, đặc biệt là khi dạy kĩ thuật mới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân: Trình độ chuyên môn, sức khoẻ, năng khiếu thể thao của giáo viên... nên việc làm mẫu của giáo viên còn gặp nhiều hạn chế nhất định như: làm mẫu không chuẩn, không dứt khoát, không rõ kĩ thuật. Để khắc phục những hạn chế đó, giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh kĩ thuật giới thiệu và phân tích để học sinh nhận biết kĩ thuật, động tác dễ hơn. Mặt khác, học sinh vừa học vừa đối chiếu với hình vẽ để tự sửa chữa những kĩ thuật còn chưa đúng của mình. Nhưng cũng không nên lạm dụng tranh vẽ, mà phải suy nghĩ và tính toán xem sử dụng tranh kĩ thuật vào thời điểm nào, sử dụng như thế nào để phát huy được tác dụng của tranh kĩ thuật, học sinh có ấn tượng sâu và có hứng thú trong quá trình học tập. 6.2.5. Tổ chức lên lớp phải thực sự khoa học: Việc tổ chức học sinh luyện tập là khâu quan trọng và then chốt. Những tiết dạy của giáo viên chưa thành công cũng phần lớn là do khâu tổ chức luyện tập cho học sinh còn yếu. Các nhóm tổ hoạt động không thường xuyên, giáo viên phân việc chưa khoa học hoặc giáo viên không có kĩ năng bao quát, quản lí học sinh... Điều đó làm ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của bài dạy, và như vậy kĩ năng vận động không thành, thể lực cũng không đạt. Do vậy, ngay từ khi soạn bài, chuẩn bị cho bài lên lớp giáo viên phải tính đến khâu tổ chức luyện tập thực sự khoa học, thể hiện ở những nội dung sau: - Vị trí luyện tập để học sinh quan sát được tranh kĩ thuật hay người làm mẫu, đứng cách nhau bao nhiêu để không ảnh hưởng đến nhóm, tổ khác. - Đội hình tập luyện: Xếp chữ U, hàng ngang, vòng tròn là tuỳ theo từng nội dung của từng bài, từng hoạt động. - Học sinh tập luyện theo nhóm lớn, nhóm nhỏ, đồng loạt hay luân phiên, động viên tất cả các em tham gia tập luyện, những em có năng khiếu tốt giúp đỡ những em tiếp thu chậm, nhút nhát. Có những nội dung chỉ phù hợp với nhóm nhỏ, nhưng có những hoạt động tổ chức cả lớp lại đạt hiệu quả, có hoạt động tổ chức theo vòng tròn hay nhóm thì mới đạt hiệu quả cao. - Việc sử dụng đồ dùng thiết bị cũng cần cân nhắc kĩ, sử dụng thiết bị, đồ dùng nào, số lượng bao nhiêu, sử dụng vào thời điểm nào là thích hợp. Nếu tiết dạy mà chuẩn bị tốt những điều nêu trên đảm bảo sẽ thu được kết quả cao, tiết dạy có chất lượng, học sinh nắm chắc kiến thức và kĩ năng. Ví dụ: Lớp 6 TiÕt 49 BËt nh¶y-Ch¹y nhanh I.Môc tiªu: 1.KiÕn thøc: -BËt nh¶y: Biết cách thực hiện chạy đà tự do nhảy xa, trò chơi. -Ch¹y nhanh: Biết cách thực hiện xuất phát cao chạy nhanh 20-50m, trß ch¬i . 2. Kü n¨ng: -BËt nh¶y: Thực hiện cơ bản đúng chạy đà tự do nhảy xa, trò chơi. -Ch¹y nhanh: Thực hiện cơ bản đúng xuất phát cao chạy nhanh 20-50m, trß ch¬i. 3.Th¸i ®é: -Häc sinh nghiªm tóc tËp luyÖn, tù gi¸c, ®¶m b¶o an toµn . II.§Þa ®iÓm -ph­¬ng tiÖn: 1.§Þa ®iÓm: S©n tr­êng THCS sè 2 Gia Phó, Hè c¸t. 2.§å dïng gi¸o viªn: Cßi, v¸n giËm. xẻng. III.Néi dung - ph­¬ng ph¸p: Néi dung §Þnh l­îng Ph­¬ng ph¸p -tæ chøc A.PHẦN MỞ ĐẦU . 1. Nhận lớp: GV nhận lớp và phổ biến mục tiêu yêu cầu bài học. 2.Khởi động: - Chạy nhẹ nhàng một vòng sân. - Xoay khớp cổ chân kết hợp khớp cổ tay,khớp vai,khớp hông,khớp gối. - Ép dọc – ép ngang -Tập các động tác bổ trợ: + Ch¹y b­íc nhá. + Ch¹y ®¸ cao gãt. + Ch¹y n©ng cao ®ïi. + Đứng tại chỗ đánh tay. 3.KiÓm tra bµi cò : Chạy đà tự do nhảy xa. B.PHẦN CƠ BẢN. 1.BËt nh¶y : - Chạy đà tự do nhảy xa. -Trò chơi: “ Nhảy lò cò tiếp sức”. *HÖ thèng phần bật nhảy: - Chạy đà tự do nhảy xa. 2.Ch¹y nhanh. -Xuất phát cao – chạy nhanh 20-50m - Trò chơi: “Chạy tiếp sức” *HÖ thèng ch¹y nhanh: C.PHẦN KẾT THÚC: 1.Hồi tĩnh: HS tập trung và thực hiện động tác thả lỏng nhẹ nhàng. 2.Dặn dò: Giao BTVN (TËp bËt nh¶y – ch¹y nhanh) GV nhận xét giờ học. Kết thúc giờ học. 8-10p 150m 2Lx8n 2Lx8n 1-2LÇn 1-2LÇn 1-2LÇn 1-2LÇn 1-2L 28-30 p (14-15p) 3-4L 1-2L 1L (14-15p) 2-3L 2L 4-5p xxxxxx Đéi h×nh nhËn líp xxxxxx xxxxxx GV -Häc sinh ch¹ynhÑ nhµng vßng trªn s©n . -Đéi h×nh khëi ®éng x x x x x x x x x x x x x x x x x x CS GV yêu cầu HS khởi động kỹ các khớp. Gäi 1-2HS lªn kiÓm tra, GV nhËn xÐt cho ®iÓm. GV nêu yêu cầu và cho HS tập. GV bao qu¸t nhắc nhở söa sai. x x x x x x x x x x x x x x x -GV yêu cầu HS chơi tích cực. Đội hình chơi như phần chạy nhanh. Gäi 1-2 HS lªn thùc hiÖn, HS kh¸c quan s¸t nhËn xÐt, GV nhËn xÐt hÖ thèng . §éi h×nh ch¬i và tập luyện: x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x GV bao qu¸t nh¾c nhë HS tích cực tập luyện. GV nhËn xÐt hÖ thèng chung nội dung học. Häc sinh xÕp 3 hµng ngang th¶ láng nhÑ nhµng. xxxxxx Đéi h×nh kÕt thóc xxxxxx xxxxxx GV 6.2.6. Tổ chức trò chơi. Thường xuyên tổ chức các trò chơi để gây hứng thú học tập. Giáo viên nghiên cứu kĩ các hoạt động và chuyển một số hoạt động thành trò chơi để thay đổi không khí học tập. 7. Sử dụng tốt đồ dùng thiết bị và tận dụng điều kiện sân bãi của trường để dạy học: - Muốn sử dụng tốt đồ dùng, thiết bị trong môn thể dục, một điều cũng rất quan trọng là cần biết trong bộ đồ dùng có những đồ dùng nào sử dụng cho môn thể dục. Cần xem xét một lượt và ghi lại tên của từng loại đồ dùng. 8. Công tác kiểm tra, đánh giá: Việc kiểm tra, đánh giá chiếm vị trí rất quan trọng. Nếu việc kiểm tra, đánh giá không thường xuyên sẽ dẫn đến việc học sinh chủ quan, xem nhẹ và không chú ý học tập và rèn luyện. Sau mỗi bài, mỗi chương đều có bài kiểm tra, giáo viên cần nghiên cứu kĩ những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng của bài đó, chương đó để kiểm tra cho sát kiến thức và đối tượng học sinh. Trong khi kiểm tra đánh giá, học sinh sẽ cùng giáo viên thẩm định kết quả của bạn bè. Việc chấm bài cũng rất chặt chẽ theo thang điểm chứ không làm qua loa đại khái để đánh giá thực chất học tập, rèn luyện của học sinh. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một một thời gian nghiên cứu với sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cùng các đồng nghiệp nhất là sự cố gắng của bản thân tôi tự nhận thấy đã thu được những kết quả đáng mừng như sau: - Trong các tiết dạy, học sinh đều sôi nổi, hứng thú học tập, tích cực và tự giác tham gia vào các hoạt động của tiết học, hạn chế hiện tượng học sinh rụt rè, nhút nhát ngại tham gia tập luyện. Trong giờ học các em mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn những động tác, những kĩ năng khó hoặc chưa hiểu. Khi giáo viên phân công, tất cả các em nhóm trưởng, tổ trưởng điều khiển rất tốt hoạt động của nhóm mình, thi đua với nhau để tập luyện. Các kĩ năng của học sinh trở nên thành thục và linh hoạt, các động tác thể dục đã dứt khoát, kĩ thuật khá chuẩn mực. Học sinh vui vẻ, phấn khởi, tích cực tập luyện, có cơ hội được khẳng định mình trước tập thể, nâng cao được khả năng vận động của chính mình, tạo sự ham mê học tập, yêu thích giờ học. Giờ học thực sự là nhu cầu, là niềm vui của học sinh, từ đó chất lượng cũng được nâng lên. - Qua những giờ dạy theo phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng bộ môn nói chung và các bài dạy nói riêng, so với năm trước đã được nâng lên rõ rệt. Các em có ý thức tự giác, tích cực hơn trong tập luyện, thực hiện các kĩ thuật động tác tương đối tốt, có nhiều em tích cực bồi dưỡng đạt thành tích cao trong HKPĐ cấp huyện cấp tỉnh. Kết quả: -Giờ học luôn sôi nổi tích cực hóa được học sinh -Chất lượng 100% đạt yêu cầu trở lên. -Đạt giải cấp huyện: Cá nhân: 20 giải -tập thể 05 giải. - Cấp tỉnh: 4 giải. V. KHẢ NĂNG TIẾP TỤC PHÁT HUY MỞ RỘNG NỘI DUNG. -Với những nội dung thực hiện trên về “Đổi mới phương pháp dạy học môn thể dục trong trường THCS” đã tạo ra được không khí học tập trong các tiết dạy, học sinh đều sôi nổi, hứng thú học tập, tích cực và tự giác tham gia vào các hoạt động của tiết học, hạn chế hiện tượng học sinh rụt rè, nhút nhát ngại tham gia tập luyện. -Học sinh vui vẻ, phấn khởi, tích cực tập luyện, có cơ hội được khẳng định mình trước tập thể, nâng cao được khả năng vận động của chính mình, tạo sự ham mê học tập, yêu thích giờ học. Giờ học thực sự là nhu cầu, là niềm vui của học sinh, từ đó chất lượng cũng được nâng lên. VI.KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. Để giảng dạy bộ môn thể dục đạt kết quả cao, Nhà trường, ngành và các cấp chính quyền cần tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đạt kết quả cao hơn. Là một giáo viên trong công tác giảng dạy không tránh khỏi hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường, cũng như các bạn đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cản ơn. Gia phú, ngày ngày 14 tháng 03 năm 2012 Người viết Lê Thị Thu Thúy 8. Đánh giá a) Cá nhân tự đánh giá: b) Tổ chuyên môn đánh giá: c) Thủ trưởng đơn vị đánh giá: Ngày.....tháng.....năm...... Hiệu trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Ngày.....tháng.....năm...... Tổ trưởng chuyên môn ( Ký và ghi rõ họ tên) Ngày.....tháng.....năm...... Người tự đánh giá ( Ký và ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • docmot doi moi.doc
Giáo án liên quan