Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy Tiếng Việt theo quan điểm thực hành - Dương Phúc Định

-Để học sinh hiểu và xác định đúng nội dung và kiến thức và vận dụng được lý thuyết vào thực hành thì vai trò người hướng dẫn không kém phần quan trọng. Tiết học có sôi động hay không, có đạt tới mục tiêu cần đạt hay không phần lớn tùy thuộc vào người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu.

-Người dẫn dắt một tiết học thành công là người nắm bắt được đối tượng học sinh. Biết vận dụng phương pháp thích hợp, xử lý những tình huống xảy ra trong tiết học khéo léo nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục bằng những phương án dự phòng các tình huống có thể xảy ra.

-Dạy theo quan điểm thực hành công việc của giáo viên không chỉ đơn thuần là xác định nội dung kiến thức mà là vạch kế hoạch và phương pháp tác động vào đối tượng học sinh để tự các em xác định đơn vị kiến thức và vận dụng vào thực hành. Cách dạy học này đòi hỏi giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy, vấn đáp, thảo luận

 

doc3 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Dạy Tiếng Việt theo quan điểm thực hành - Dương Phúc Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU: -Tiếng việt là môn học giúp học sinh nghe, nói, viết chuẩn về ngữ âm và ngữ pháp. -Thực tế học sinh sử dụng tiếng việt và thực hành tiếng việt trong tất cả các môn nhất là môn Văn có chiều hướng giảm sút trầm trọng biểu hiện ở một số điểm cơ bản sau: +Viết từ sai chính tả một cách trầm trọng. +Viết câu sai cấu trúc ngữ pháp. + Dùng từ không rõ nghĩa và dùng từ một cách tùy tiện. B. NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: -Trước thực trạng trên dạy học môn tiếng việt cần được quan tâm và xem xét nhiều hơn về phương pháp và quan điểm trong dạy học và học tập trong môn tiếng việt. -Để xem xét kiểm tra đánh giá được khả năng vận dụng tiếng việt và tích lũy được vốn từ vựng cho học sinh: Việc dạy học tiếng việt theo quan điểm thực hành sẽ mạng lại hiệu quả cao nhất. -Dạy tiếng việt theo quan điểm thực hành không phải là bỏ qua việc giảng dạy lý thuyết mà từ cơ sở lý thuyết giáo viên làm nhiệm vụ định hướng và hướng dẫn học sinh xác định kiến thức cơ bản và vận dụng và thực hành bằng các ví dụ và bài tập cụ thể. -Để hướng dẫn học sinh xác định được nội dung kiến thức cơ bản của bài học giáo viên cần phaỉ vận dụng một phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh tránh tình trạng áp đặt học sinh vào những khuôn sáo có sẵn. Làm như thế không khác nào bắt các em ngồi vào bàn bày cổ trước buộc các em phải dùng hết thức ăn và như thế sẽ dẫn đến bội thực tri thức các em sẽ nhàm chán không thích học. Đó là cách dạy học tác động tri thức một chiều, học sinh phải tiếp nhận kiến thức mà thầy cô đã tìm và đinh sẳn. Cách học này làm mất đi tính tự giác và khả năng tự học của học sinh. - Trong yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các môn học mà bộ giáo dục đã đề ra thì việc dạy học môn tiếng việt theo quan điểm thực hành sẽ rất phù hợp.’ II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: -Việc dạy học theo cách này với môn tiếng việt ta thấy có lợi thế hơn so với các môn khác vì tiếng việt là vốn từ cơ bản của học sinh từ bé các em được cha mẹ và mọi người cung cấp cho một nhóm từ nhất định. Trên cơ sở đó các em thích tìm tòi để tìm hiểu thêm nhiều hơn là phải học lại cái cũ va nhờ đó các em cũng cảm thấy tự tin hơn với kiến thức của mình. -Để học sinh hiểu và xác định đúng nội dung và kiến thức và vận dụng được lý thuyết vào thực hành thì vai trò người hướng dẫn không kém phần quan trọng. Tiết học có sôi động hay không, có đạt tới mục tiêu cần đạt hay không phần lớn tùy thuộc vào người dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tìm hiểu. -Người dẫn dắt một tiết học thành công là người nắm bắt được đối tượng học sinh. Biết vận dụng phương pháp thích hợp, xử lý những tình huống xảy ra trong tiết học khéo léo nhằm đạt hiệu quả cao trong giáo dục bằng những phương án dự phòng các tình huống có thể xảy ra. -Dạy theo quan điểm thực hành công việc của giáo viên không chỉ đơn thuần là xác định nội dung kiến thức mà là vạch kế hoạch và phương pháp tác động vào đối tượng học sinh để tự các em xác định đơn vị kiến thức và vận dụng vào thực hành. Cách dạy học này đòi hỏi giáo viên phải vận dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy, vấn đáp, thảo luận -Để tạo sự chú ý của học sinh, giáo viên có thể sử dụng cách quy nạp hay đòn bẩy để dẫn dắt các em đi vào tìm hiểu vấn đề sau đó hệ thống câu hỏi tung ra theo từng thời điểm thích hợp, từ câu hỏi nêu vấn đề , câu hởi gợi mở, đến câu hỏi suy luận, xen vào đó giáo viên cần phải biết phát hiện kịp lúc, nắm lấy cơ hội hướng học sinh vào không khí tranh luận bảo vệ ý kiến đúng có cơ sở và chính xác. Cách làm này giáo viên đã tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện được kỹ năng lập luận. Chọn lựa vốn từ trong thời gian ngắn và khả năng diễn đạt trước đám đông giáo viên dành nhiều cơ hội cho học sinh phát biểu xác định kiến thức, xem xét, bổ sung dưới sự gợi ý, gợi mở của giáo viên. Mỗi dạng câu hỏi giáo viên cũng phải biết vận dụng phù hợp với loại đối tượng học sinh chẳng hạn như câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề để xác định giành cho học sinh yếu, trung bình. Còn dạng câu hỏi suy luận giành cho học sinh khá trở lên Điều này sẽ tạo ra sự phấn khởi và hứng thú cho học sinh. Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh tìm và xác định kiến thức, việc hướng dẫn các em vận dụng kiến thức vào thực hành cũng không kém phần quan trọng, giáo viên nên giành một khoảng thời gian nhất định cho học sinh lấy ví dụ minh họa và làm bài tập thực hành. Điều này sẽ giúp giáo viên kiểm tra mức độ và khả năng tiếp nhận kiến thức ở học sinh. Cho điểm sau khi làm bài tập thực hành đúng hay lấy ví dụ đúng cũng là một cách kích thích tạo hứng thú cho học sinh, các em sẽ rất phấn khởi với công việc mà mình đã đạt được. Với cách dạy học này thì học sinh nhìn bảng ghi hoặc thầy cô đọc cho học sinh ghi không còn phù hợp nữa vì vậy sẽ mất rất nhiều thời gian làm lại trên lớp như ghi lại trên bảng, đọc lại cho học sinh ghi cách dạy học thực hành học sinh phải lấy sách giáo khoa làm tài liệu và cơ sở chính để học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. C. KẾT LUẬN: -Để tiết học trên lớp thành công thì việc học sinh xem chuẩn bị bài mới trước ở nhà là điều quan trọng không thể bỏ qua được. Vì học sinh có xem bài trước ở nhà, đặt ra cho mình nhiệm vụ là phải hiêu, biết và nắm được điều gì trong bài học thì khi lên lớp giáo viên hướng dẫn mới có hiệu quả. Và không phải học sinh nào cũng có khả năng tự tìm hiểu bài ở nhà được vì với mỗi bài mới các em khó mà khẳng định được mình sẽ tìm hiểu và nắm bắt được điều gì trong bài, tìm hiểu từ đâu, nắm băt được cái gì, vận dụng ra sao. -Để giúp các em xác định được phương hướng và cách khai thác tìm hiểu nội dung bài học mới thì trong phần dặn dò trên lớp học giáo viên đề ra nhiệm vụ cụ thể cho học sinh đối với bài học mới các em phải làm gì trước. Bằng hệ thống câu hỏi giáo viên định hướng cho học sinh cách tìm hiểu bài mới ở nhà giúp cho các em nhận diện xác định kiến thức từ dễ đến khó và như thế những đơn vị kiến thức nhỏ, đơn giản các em có thể tự hiểu biết đựơc còn những kiến thức phức tạp cần có sự trợ giúp của thầy cô. - Vừa học ở nhà, vừa học trên lớp sẽ giúp được học sinh tự đánh giá được khả năng của bản thân. Các em phải thể hiện hết vai trò và khả năng của mình trước bạn bè và thầy cô để xác định và vận dụng kiến thức, điều này giúp học sinh tự tin trong mỗi bài học mới./. Vĩnh Mỹ B, ngày tháng năm 2007 Người viết Dương Phúc Định

File đính kèm:

  • docSKKN day tieng viet theo quan diem thuc hanh(1).doc
Giáo án liên quan