Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” (giai đoạn giậm nhảy và bay trên không) trong giảng dạy cho học sinh THPT

1/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Đảng và nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khoẻ nhân dân nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã xác định: “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng cường tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Tăng cường thể lực của thanh niên Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học.”

GDTC là một loại hình giáo dục nên nó là một quá trình giáo dục có tổ chức, có kế hoạch để truyền thụ những tri thức, kỹ năng kỹ xảo từ thế hệ này cho thế hệ khác. Điều đó có nghĩa là GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác là quá trình sư phạm với đặc điểm của nó (vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động phù hợp với học sinh),

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng các bài tập bổ trợ chuyên môn của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” (giai đoạn giậm nhảy và bay trên không) trong giảng dạy cho học sinh THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 1 ta có thể thấy cả nam và nữ đạt thành tích nhảy xa tương đối thấp , đặc biệt số học sinh phạm sai lầm kĩ thuật còn tương đối nhiều, trong đó sai lầm ở giai đoạn trên không là nhiều nhất; đối với nam tỷ lệ mắc sai lầm là 66,67%, nữ 75%. Trong phạm vi một trường THPT còn nhiều khó khăn, cách xa các trung tâm kinh tế - chính trị của Huyện. Cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn thể dục chưa đáp ứng được nhu cầu. Chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu những sai lầm của học sinh khi thực hiện giai đoạn giậm nhảy và trên không của kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”. Qua kết quả quan sát về những sai lầm 2 giai đoạn giậm nhảy và bay trên không, chúng tôi nhận thấy học sinh thường mắc các sai lầm sau. ªSai lầm ở giai đoạn giậm nhảy: - Kỹ thuật từ đà chuyển sang giậm nhảy không liên tục, bị dừng. Góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc quá nhỏ. Giậm nhảy không mạnh, không duỗi hết chân . Lúc giậm thường ở lâu trong tư thế chống. ªSai lầm ở giai đoạn bay trên không: Không có động tác “bước bộ” trên không sau khi giậm nhảy. Tư thế của hai tay không đúng. Đá cẳng chân về phía trước khi bay trên không. Để có thể lựa chọn được các bài tâp bổ trợ chuyên môn một cách phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới những sai lầm trên. Chúng tôi đã phỏng vấn các giáo viên, huấn luyện viên điền kinh trong và ngoài trường về những nguyên nhân dẫn tới các sai lầm khi thực hiện kỹ thuật giậm nhảy và bay trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân”. ª Xác định nguyên nhân dẫn tới những sai lầm: Kỹ thuật từ đà chuyển sang giậm nhảy không liên tục, bị dừng vì chạy đà gò bó không tăng dần tốc độ, các bước chạy không ổn định làm mất độ chính xác của đà dẫn đến sợ bị phạm quy nên điều chỉnh bước cuối cùng. Góc độ giậm nhảy quá lớn hoặc quá nhỏ do bước cuối cùng sai lệch lúc này do gập nhiều ở khớp hông, mắt nhìn xuống chân hay vị trí giậm nhảy. Giậm nhảy không mạnh, không duỗi hết chân nguyên nhân của sai lầm là chưa có đủ thể lực như sức nhanh, sức mạnh. Lúc giậm thường ở lâu trong tư thế chống do chú tâm vào động tác “ưỡn thân”. Không có động tác bước bộ sau khi kết thúc giậm nhảy. người tập chưa nắm được nguyên lý kỹ thuật giai đoạn bay trên không, sau khi giậm nhảy vội đá chân lăng ra phía sau. Tư thế của hai tay không đúng học sinh thường vung đồng thời hai tay ra sau. Đá cẳng chân lăng về phía trước trong khi bay do người tập chưa nắm vững được nguuyên lý của động tác. cảm giác về không gian, thời gian mức độ dùng sức chưa tốt. Những sai lầm trên chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn những bài tập để khắc phục sai lầm mà các sinh viên mắc phải. ª Nghiên cứu xác định các yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn. Để xác định những yêu cầu khi lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn khi học kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” giai đoạn giậm nhảy và bay trên không chúng tôi tiến hành 2 bước: + Bước 1: - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải trực tiếp giúp cho người học nắm được các khâu riêng lẻ cũng như hoàn chỉnh của kỹ thuật - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải mở rộng được kỹ năng kỹ xảo cho người tập. - Các bài tập bổ trợ chuyên môn phải giúp khắc phục các yếu tố làm ảnh hưởng tới việc nắm bắt kỹ thuật và nâng cao thành tích như tố chất thể lực, tâm lý - Cần đa dạng hoá các hình thức tập luyện triệt để, lợi dụng các phương tiện tập luyện để giúp cho quá trình chuyển đổi và liên kết kỹ năng tốt hơn. Các bài tập hợp lý và vừa sức và được nâng dần độ khó, đặc biệt chú ý đến khâu an toàn để tránh xảy ra chấn thương. + Bước 2: Dựa vào các yêu cầu đối với các bài tập bổ trợ chuyên môn được lựa chọn, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu chuyên môn của nhà xuất bản Giáo dục; nhà xuất bản TDTT; các kết quả khảo sát công tác huấn luyện và giảng dạy ở một số trường học. Sau khi lựa chọn bài tập và tiến hành phỏng vấn các giáo viên và huấn luyện viên có chuyên môn trong lĩnh vực điền kinh. Chúng tôi đưa ra 21 bài tập bổ trợ chuyên môn sau đây để đưa vào thực nghiệm. ªnhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật Bài tập 1: Mô phỏng cách đặt chân lên ván giận nhảy. Học sinh xếp thành hai hàng ngang đứng dọc theo đường chạy. Các em ở hàng đầu để chân lăng phía trước, chân giậm phía sau, mũi chân chạm đất. Các em hàng sau giữ hai tay em hàng trước. Học sinh hàng trước giữ thân thẳng, gối chân trước (chân lăng) hơi trùng xuống sau đó đồng thời với việc đạp chân lăng, các em đưa nhanh chân giậm ra trước và đặt trên “ván” bằng cả bàn. Các em hàng sau giữ tay em đứng trước giúp em này giữ tư thế của thân đúng. Bài tập 2: Mô phỏng cách đặt chân lên vị trí giậm nhảy, phối hợp với lăng chân và đánh tay. Bài tập này cũng tương tự như bài tập 1 nhưng thêm động tác của chân lăng và tay. Lúc đặt chân vào vị trí giậm nhảy, chân lăng bắt đầu chuyển đùi về trước – lên trên, cẳng chân thu lại, gót sát mông. Tuy vậy, không được đưa chân quá sớm về trước. Đồng thời với việc lăng chân, hai tay được nâng ra trước, lên trên, tay bên chân giậm được nâng cao hơn để giữ thăng bằng. Bài tập 3: Giậm nhảy bật lên bám hai tay, tỳ chân lăng lên thang thể dục. Bài tập 4: Giậm nhảy lên “cừu” thể dục. Độ cao của “cừu” được nâng dần, sau đó”cừu” được đặt xa vị trí giậm để buộc lúc giậm nhảy học sinh lăng chân không chỉ lên trên mà còn ra trước nhằm rơi xuống cừu bằng chân lăng trong tư thế “bước bộ”. Bài tập 5: Vượt qua vật chướng ngại. Bài tập này được thực hiện với 3 - 5 bước đà. Bước cuối cùng thực hiện giậm nhảy qua rào và rơi xuống cát. Trong bài tập này vật chướng ngại (rào) buộc học sinh phải giậm và lăng chân mạnh, chân giậm sau khi duỗi thẳng phải thu lại khi qua rào, sau đó nâng chân lăng để rơi xuống đất bằng hai chân. Bài tập 6: Chạy đà giậm nhảy vượt qua hai ghế thể dục đặt cách nhau trên có phủ đệm được thực hiện với 5 - 7 bước đà. Bài tập 7: Giận nhảy trên “bục” cao. Học sinh chạy đà 5 - 7 bước giậm nhảy trên mặt ghế thể dục có phủ đệm. Bài tập này nhằm giúp học sinh kiểm tra sự chính xác của các động tác trên không. Bài tập 8: Thực hiện chạy đà 7 – 9 bước nhảy qua vật chướng ngại được đặt gần vị trí rơi. ªNhóm bài tập phối hợp - Bài tập 1: Chạy 5 - 7 bước đà thực hiện toàn bộ kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân”. - Bài tập 2: Chạy 9 - 11 bước đà thực hiện toàn bộ kỹ thuật kiểu “ưỡn thân”. - Bài tập 3: Chạy toàn đà thực hiện toàn bộ kỹ thuật kiểu “ưỡn thân”. ªNhóm bài tập bổ trợ thể lực - Bài tập 1: Bật nhảy một chân qua rào cản. - Bài tập 2: Nhảy từ trên bục cao xuống hố cát chạm đất bằng chân giậm và tiếp tục nhảy về trước. - Bài tập 3: Bật cóc 30-40m. - Bài tập 4: Ngồi bật nhảy đổi chân. - Bài tập 5: Bật lò cò đổi chân từ 50-79m - Bài tập 6. Chạy đạp thẳng chân sau 60-80m. - Bài tập 7: Bật cao thu gối trên hố cát - Bài tập 8: Chạy tăng tốc độ 50-60m. - Bài tập 9: Chạy tốc độ cao 20-30m. - Bài tập 10: Nằm sấp trên đệm chắp tay sau gáy co gập bụng. ªĐể có thể đánh giá hiêụ quả các bài tập bổ trợ chuyên môn được lựa chọn, chúng tôi tiến hành tổ chức thực nghiệm. Đối tượng gồm 20 học sinh lớp 12 A1 năm học 2009-2010 Trường THPT Võ Giữ (trong đó có 12 em nam và 8 em nữ). Bước vào thực nghiệm chúng tôi chia thành 2 nhóm. Nhóm thực nghiệm (nhóm A) và nhóm đối chứng (nhóm B). Số lượng nam và nữ của hai nhóm thực nghiệm là tương đồng nhau, có trình độ thể lực, kỹ thuật, số buổi tập, thời gian tập là như nhau. Ở nhóm đối chứng tập luyện theo giáo án bình thường còn ở nhóm thực nghiệm được thực hiện theo giáo án của chúng tôi xây dựng, mỗi tuần 2 tiết, mỗi tiết 15 phút (theo phân phối chương trình có nhiều nội dung trong một tiết học) và tập luyện trong vòng 7 tuần. Thực nghiệm được tiến hành trong 7 tuần, sau đó chúng tôi tiến hành kiểm tra kết thúc môn học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh. Chúng tôi thu được kết quả như ở bảng (TK2) Bảng thống kê 2: Số lượng học sinh thực hiện cơ bản đúng 4 giai đoạn kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” kết quả học tập Đánh giá kết quả Thành tích(m) Chạy đà Giậm nhảy Bay trên không Rơi chạm cát Nhóm TN Nhóm BT Nhóm TN Nhóm BT Nhóm TN Nhóm BT Nhóm TN Nhóm BT Nam (n=12) 4,30 + 8/12 5/12 10/12 6/12 10/12 6/12 10/12 6/12 Nữ (n=8) 3,10 + 5/8 3/8 6/8 4/8 6/8 4/8 6/8 4/8 Qua kết quả ta có thể dễ dàng nhận thấy, sau 7 tuần thực nghiệm các chỉ số đánh giá hiệu quả các bài tập bổ trợ chuyên môn ở 2 nhóm đều có sự khác biệt. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm thể hiện ở 2 chỉ số trình độ kỹ thuật giậm nhảy và bay trên không. Thành tích của chính nhảy xa kiểu “ưỡn thân”, điều này đã khẳng định các bài tập bổ trợ chuên môn của chúng tôi đã có hiệu quả đối với việc nâng cao kỹ thuật và thành tích nhảy xa cho học sinh. Độ tin cậy p< 0,05. 3/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Từ những kết quả được trình bày trên cho phép chúng tôi đưa ra những kết luận sau: 3.1. Kết luận: + Đối với học sinh tỉ lệ mắc sai lầm chủ yếu trong khi thực hiện kỹ thuật giậm nhảy và bay trên không trong nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và các nguyên nhân chính dẫn đến sai sót, như chúng tôi đã nêu trên. + Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 21 bài tập có số phiếu đánh giá mức độ ưu tiên cao đó là các bài tập: - Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật gồm 8 bài tập. - Nhóm bài tập bổ trợ thể lực chuyên môn gồm 10 bài tập. - Nhóm bài tập phối hợp gồm 3 bài tập. Sau thời gian 7 tuần thực nghiệm với 21 bài tập bổ trợ chuyên môn đã đem lại hiệu quả rõ rệt với việc nâng cao trình độ kỹ thuật giai đoạn giậm nhảy và bay trên không, đây là giai đoạn quan trọng để hoàn thành mục tiêu giảng dạy môn học nhảy xa kiểu “ưỡn thân” cho học sinh, từ đó giúp người tập nâng cao được thành tích nhảy xa. 3.2. Kiến nghị Để nâng cao hiệu quả giảng dạy kỹ thuật nhảy xa kiểu “ưỡn thân” và khắc phục những hạn chế trong giai đoạn giậm nhảy và bay trên không cho học sinh trường THPT Võ Giữ, Giáo viên trường THPT có thể ứng dụng các bài tập thể lực chuyên môn cũng như các bài tập bổ trợ kỹ thuật đã được chúng tôi nghiên cứu đề xuất trong bài./. + Ghi chú: Tài liệu tham khảo. Sách giáo viên thể dục nhà xuất bản Giáo dục Điền kinh trong trường phổ thông Các tạp chí KHTDTT

File đính kèm:

  • docSKKN the duc THPT.doc
Giáo án liên quan