Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố và phát triển một kiểu câu- Kiểu câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu

 Tiếng việt gắn liền với văn học, người học không chỉ nắm chắc các khái niệm và phải biết vận dụng vào việc dùng từ đặt câu, xây dựng văn bản tiến tới nói, viết đúng vươn lên nói viết hay.Trong quá trình dạy học để học sinh biết được khá rộng rãi việc sữ dụng các kiểu câu một cách có hiệu quả trong học tập và trong hoạt động giao tiếp. Người học cần xác định chắc chắn với từng kiểu câu, biết phân các kiểu câu theo mục đích nói khác nhau. Mỗi kiểu câu chứa đựng một nội dung thông báo, thể hiện một ý tương đối trọn vẹn hoặc phản ánh hiện thực, tư tưởng, thái độ, tình cảm .của các nhân vật giao tiếp (người nói,người viết). Không những thế câu còn biểu hiện những quan hệ giữa các đối tượng trong hiện thực (sự vật, hành động, trạng thái, tính chất.), quan hệ giữa các đối tượng với các quá trình, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp, quan hệ giữa người nói với hiện thực phản ánh trong câu và người nghe. Đó là những quan hệ có tính tình thái của câu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 939 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Củng cố và phát triển một kiểu câu- Kiểu câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp này không dùng để hỏi mà nó có tác dụng khẳng định hay phủ định sự việc . - Phát triển lên một dạng bài tập cho một mẫu chuyện ( nội dung ) cho trước yêu cầu học sinh trao đổi với nhau hình thức một người hỏi và người khác trả lời. - Giáo viên chọn khoảng 3 câu trong bài: Văn hay chữ tốt. Cho học sinh đặt câu hỏi để trao đổi với bạn về câu có nội dung liên quan đến từng câu. - Giáo viên ghi lên bảng câu: Về nhà, bà kể lại câu chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Học sinh trao đổi theo cặp, sau đó một số nhóm trình bày. - Học sinh1 : Về nhà, bà cụ làm gì ? Học sinh 2 : Bà cụ kể lại câu chuyện bị quan cho lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Học sinh 1 : Vì sao Cao Bá Quát ân hận? Học sinh 2 : Cao Bá Quát ân hận vì mình viết chữ quá xấu nên bà cụ bị đuổi ra khỏi cửa quan không giải được nỗi oan ức. + Quá trình luyện chữ như thế nào? Kết quả đạt được ra sao? Học sinh tiếp tục đặt các câu hỏi . a.Từ đó, ông dốc sức luyện chữ sao cho đẹp . a.1 Cao Bá Quát dốc sức làm gì? a.2 Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ? a.3 Từ khi nào, Cao Bá Quát dốc sức luyện viết chữ? b. Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. b.1 Cao Bá quát luyện chữ vào thời gian nào? b.2 Ông cầm que vạch lên cột nhà để làm gì? b.3 Để luyện chữ cho cứng cáp Cao Bá Quát đã làm gì? C. Ông nổi dang nhất nước là người văn hay chữ tốt C.1 Ai nổi danh nhất nước là người văn hay chữ tốt? C.2 Cao Bá Quát nổi danh là người như thế nào? C.3 Vì sao Cao Bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt? Hồ Diên Hiên Trường TH Tiến Thủy Củng cố và phát triển một kiểu câu- Kiểu câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu Câu hỏi phụ mang tính giáo dục: Em học tập ở Cao Bá Quát được điều gì? Như vậy, thông qua học sinh biết đặt câu hỏi dựa vào nội dung và mục đích cho trước các em sẽ năm chắc nội dung, tăng tính sáng tạo trong việc dùng từ đặt câu, khả năng diễn đạt lô gic, chặt chẻ một vấn đề. Giúp các em phát triển tốt hơn các phân môn. Nhất là phân môn tập làm văn. Tóm lại, để đạt dược các nội dung trên, giáo viên có một kế hoạch, chương trình nội dung dạy học khá cụ thể. Bắt đầu đi từ một bài tập mẫu, sau đó giáo viên rèn cho học sinh các kỹ năng bằng hệ thống các bài tập tương tự để học sinh trao đổi, thảo luận nắm được nội dung kiến thức nhằm vận dụng tốt trong việc học cũng như trong hoạt động giao tiếp hàng ngày. B. Rèn kỹ năng dùng câu hỏi và mục đích khác: 1, Các em cần ghi nhớ: Nhiều khi ta có thể dùng câu hỏi để thể hiện: + Thái độ khen, chê. + Sự khẳng định, phủ định. + Yêu cầu, mong muốn... 2, Các nội dung chính- một số dạng khác của câu hỏi: - Phân biệt câu hỏi dùng làm gì? - Đặt câu hỏi để phân biệt được câu hỏi dùng với mục đích khác nhau theo từng tình huống cho trước. - Nêu được tình huống có thể dùng câu hỏi để: Tỏ thái độ khen chê; khẳng định; phủ định; thể hiện yêu cầu, mong muốn. - Phát hiện câu không tương hợp với tình huống. Trong việc sử dụng câu hỏi, có khi dùng câu hỏi nhẹ nhàng để khuyên bảo( chẳng hạn như: Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo" Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này"). Có câu hỏi nhắc nhở một cách rất chân tình như ( ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc: " Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô giáo như vậy?"). Hay là câu hỏi biểu thị thái độ thân mật qua một lời chê dịu dàng. ( Chị tôi cười: " Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à?"). Hay một câu hỏi thể hiện thái độ lịch thiệp đề nghị được giúp đỡ ( Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bên xe: " Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không"). Tương tự tình huống, trường hợp khác nhau để học sinh dễ nhận ra khi dùng câu hỏi để đạt được mục đích khác nhau thì từ ngữ khác nhau sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Có khi là một lời khen ngợi trân trọng và cảm phục, là lời khen động viên, lời khen thật lòng. Cũng có khi là một lời chê mang tính phàn nàn trách móc, một lời chê có sự động viên cầu tiến bộ...vv... Hay là một yêu cầu tế nhị kín đáo thể Hồ Diên Hiên Trường TH Tiến Thủy Củng cố và phát triển một kiểu câu- Kiểu câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu hiện tình cảm, có khi cũng là một yêu cầu có tính mệnh lệnh thiếu nhã nhặn, không phù hợp với đối tượng, mức độ, hoàn cảnh giao tiếp... Qua hệ thống bài tập, một số tình huống, giáo viên hướng dẫn học sinh năm được tác dụng của câu hỏi với nhiều mục đích khác nhau. Rèn kỹ năng sử dụng thành thạo câu hỏi trong học tập và trong cuộc sống có hiệu quả. Qua đó, học sinh biết đánh giá nhận xét việc sử dụng câu hỏi đối với người khác đã đúng hay chưa? Giúp họ nhận ra chỗ sai nhằm điều chỉnh hành vi lời nói của mình. Do vậy, điều đặt ra ở đây, biết phép lịch sự khi đặt câu hỏi với người khác(biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác). Biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp: Biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm. - Như vậy, học sinh cần nắm được: * Những câu hỏi nào thể hiện thái độ lễ phép, lịch sự và ngược lại. * Biết đặt câu hỏi lịch sự, phù hợp với đối tượng giao tiếp. * Biết để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào? Ví dụ về những câu hỏi mà chúng ta không nên hỏi: + Cậu không có áo mới hay sao mà toàn mặc áo cũ vậy? + Thưa bác, sao bác hay sang nhà cháu mượn nồi thế ạ? + Mới ốm dậy, sao cậu ăn được nhiều cơm thế? + Nhà cậu chưa đủ tiền mua chiếc ti vi đời mới này phải không? * Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh biết sử dụng câu hỏi thể hiện phép lịch sự bằng hệ thống bài tập, tình huống để học sinh tự trao đổi nhận xét rút ra được ý nghĩa, tác dụng của việc sử dụng câu hỏi. Từ đó giáo dục các em hiểu qua cách hỏi - đáp ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật. Người ta có thể đánh giá tính cách. Do vậy, khi nói các em luôn có ý thức giữ phép lịch sự đối với đối tượng mà mình đang nói. Làm như vậy chúng ta không chỉ thể hiện tôn trọng người khác mà còn tôn trọng bản thân mình. IV. Kết quả đạt được: Qua thực tế giảng dạy, so với những năm học trước, giáo viên chỉ cung cấp kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa, chưa mở rộng phát triển nâng cao nâng lên tầm cao hơn nhằm thỏa mãn nhu cầu học đối với học sinh. Do vậy khả năng sử dụng câu, đặc biệt là sử dụng câu hỏi trong hoạt động nói và viết trong giao tiếp còn hạn chế. Song qua nghiên cứu, tìm tòi thực tế cho rằng cung cấp kiến thức không chỉ dừng lại ở chỗ cơ bản mà cần phải mở rộng nâng cao, muốn vậy giáo viên phải hệ thống, khái quát thành một mạch kiến thức nhằm Hồ Diên Hiên Trường TH Tiến Thủy Củng cố và phát triển một kiểu câu- Kiểu câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh một cách có hệ thống. Nhờ vậy, sau khi học đến kiểu câu hỏi này, học sinh sử dụng đúng nghĩa của câu hỏi, biết dùng câu hỏi với nội dung và mục đích khác nhau, phát triển năng lực sử dụng trong câu hỏi giao tiếp, trong nói và viết. Học sinh biết nhận rõ các lỗi viết câu, biết cách chữa lỗi. Điều quan trọng hơn nữa, các em đã biết vận dụng kiến thức đã được học ở sách vở vào cuộc sống một cách khá nhuần nhuyễn. Các em biết lựa chọ lời nói, đặt câu hỏi với người bậc trên, thầy cô giáo , bạn bè thể hiện sự lễ phép, lịch sự thể hiện được mối quan hệ giữa bản thân các em với người mà mình đang nói. Biết thưa gửi xưng hô phù hợp với mối quan hệ giữa mình và người được hỏi, tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác. Qua kiểm tra đánh giá, số học sinh nói năng thô lỗ ,thiếu lịch sự khi hỏi ,đặt vấn đề với thầy cô, bạn bè chỉ chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ còn một số trường hợp cá biệt do thói quen sinh hoạt trong gia đình, do thiếu rèn dũa trong nói năng của người lớn mà lúc này lúc khác em vẫn còn vi phạm trong lời nói ,trong khi đặt câu hỏi để hỏi một việc gì đó . Qua việc rèn kỹ năng sữ dụng câu hỏi để trao đổi một nội dung tư chọn, các em phát huy tính tích cực ,tự giác trong học tập, phát triển năng lực học tốt các môn học nói chung . V. Bài học kinh nghiệm: Để đạt được yêu cầu, mục tiêu dạy học của việc dạy học nói chung,kiểu câu hỏi nói riêng. Giáo viên là người năm vững kiến thức trước mỗi phần , mỗi bài dạy, từng bài tập cụ thể. Hơn nữa giáo viên là người biết xây dựng được hệ thống bài tập từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp nhằm đáp ứng đủ các đối tượng dạy học. Giáo viên cần có một phương pháp sư phạm. Thường xuyên nghiên cứu học hỏi từ phía đồng nghiệp, sách vở để làm giàu vốn kiến thức cho bản thân. Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cức tự giác trong học tập của học sinh. Trước khi cho học sinh tập luyện thực hành, giáo viên đều có bài tập mẫu để học sinh xác định kiến thức cơ bản, sau đó bằng hệ thống bài tập cũng cố kỹ năng. Nắm được vấn đề này mới chuyễn sang vấn đề liên quan khác. Luôn có bài tập đủ mức độ cho nhiều đối tượng khác nhau để kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em. Mặt khác trong dạy học, giáo viên biết gắn lý thuyết với hoạt động thực tiễn cuộc sống giúp học sinh nắm kiến thức một cách nhanh chóng và hiểu bài sâu và nhớ lâu hơn. Giáo viên luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh, luôn tạo điều kiện để học sinh trao đổi với giáo viên, học sinh trao đổi với học sinh để cùng tìm biện pháp giải quyết vấn đề đi đến thống nhất cao, tạo mối thân thiện gần gũi gắn bó trong lớp học. Tránh cung cấp thông tin theo lối một chiều, sử dụng phương pháp dạy học cũ, ít thay đổi hình thức dạy học làm cho người học không tự tin, thụ động và gây ra nhàm chán. Hồ Diên Hiên Trường TH Tiến Thủy Củng cố và phát triển một kiểu câu- Kiểu câu hỏi trong phân môn Luyện từ và câu Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân vận dụng vào dạy học và đã mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên đây mới chỉ là một kinh nghiệm cá nhân, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chia sẽ của đồng nghiệp, của hội đồng giáo dục để bản thân không ngừng tiến bộ trong sự nghiệp dạy học sau này. Xin chân thành cảm ơn. Tiến Thủy, ngày 12 tháng 4 năm 2009 Người viết SKKN Hồ Diên Hiên

File đính kèm:

  • docC1 sang kien kinh nghiem.doc
Giáo án liên quan