Phương pháp rèn chữ viết và chính tả lớp 4 + 5

Chúng ta biết rằng, Tiếng việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Nhưng trong cuộc sống cua mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng chỉ giao tiếp bằng ngôn ngữ nói mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh điều kiện nhất định, mà còn phải giao tiếp bằng ngôn ngữ viết. Chẳng hạn như trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu.v.v Chính vì thế ngay từ đầu bậc Tiểu học, bộ môn Tiếng Việt trong đó phân môn chính tả được quan tâm và đặt lên hang đầu. Để làm được điều này trước hết ta phải hiểu thuật ngữ “ chính tả ” theo nghĩa gối là “ phép viết đúng hoặc lối viết hợp chuẩn ” Cụ thể chính tả là một hệ thống có quy tắc về cách viết thống nhất cho các từ của một ngôn ngữ. Nói cách khác chính tả là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân.

docx20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2167 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp rèn chữ viết và chính tả lớp 4 + 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u. Trong thời gian này giáo viên phải tập luyện nhiều nhất cho các em nhận biết và viết các con chữ; điểm đặt bút, qui trình viết, chiều cao, độ rộng, điểm dừng bút. + Từ tuần 6 trở về sau học sinh nhìn chữ mẫu của giáo viên trên bảng để ghi chữ mẫu vào vở . Giáo viên chỉ chú ‎ sửa sai, nhắc nhở những em thường viết chưa đẹp, chưa đúng. Những em được nhắc nhở sẽ viết lại cho đẹp hơn. + Bên cạnh đó giáo viên hướng dẫn cách để các em vừa đọc thông viết thạo; khi viết mỗi chữ (vần), tiếng (từ) nào cũng phải đọc xem mình viết chữ (vần), tiếng (từ) gì? Hình dung (nhớ lại xem chữ (vần), tiếng (từ) viết như thế nào? Đặt bút ở đường kẻ nào? Qui trình viết, chiều cao, độ rộng, vị trí của dấu phụ, dấu thanh đặt ở đâu? ...Khi viết nên đọc xem mình sẽ viết tiếng (từ) gì?.Đánh vần nhẫm tiếng, từ cần viết, đánh vần như thế nào thì viết như thế đó, viết trái sang phải, tiếng nào trước viết trước, khoảng cách giữ tiếng, từ..... Viết xong bài phải đọc lại tất cả ít nhất 3 lần. + Giáo viên kiểm tra ôn lại các vần đã học; giáo viên đọc học sinh viết lại các vần đã học trong tuần. Hoặc những vần có cùng âm cuối....(Kiểm tra vào ngày thứ tư, thứ 6, những ngày này có 4 tiết). - Ở học kì II, giáo viên cho học sinh viết bằng viết mực (nên sử dụng mực nước) nhìn sách chép lại các câu ứng dụng (học vần), tập đọc trước khi đến lớp. Viết xong đọc lại 3 lần để soát lỗi chính tả và củng cố kỹ năng đọc. Để khuyến khích các em luyện viết viết giáo viên cần chấm điểm cho mỗi bài viết của các em. Sửa cụ thể trên bài của các em. Chữ của cô khi sửa phải chuẩn, đúng và đẹp. Động viên nhắc nhở, khuyến khích những em viết chưa đẹp chưa đúng. Qua đó hình thành cho học sinh kỹ năng đọc, viết, tính cẩn thận, tính kỉ luật , thẩm mỹ của các em khi viết chữ. Phụ huynh là người đôn đốc, kiểm tra cho các em trước khi đến lớp. Sẳn lòng trao đổi với phụ huynh khi phụ huynh cần. * Giáo viên phối hợp với gia đình học sinh. - Giúp cha, mẹ các em xác định tầm quan trọng ở chương trình học lớp 4 +5. Nếu đã đọc thông viết thạo rồi sẽ giúp các em tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn ở các môn học khác và ở những lớp cao hơn. Ngược lại nếu đọc chậm, viết chậm thì các em sẽ không theo kịp các bạn, trở nên chán nãn, thậm chí xin ba mẹ cho nghỉ học... Phụ huynh phải xác định được tầm quan trọng ở chương trình học lớp 4 + 5. Có như vậy phụ huynh mới quan tâm, tạo điều kiện cho con rèn nét chữ đẹp, rèn đọc.... - Giáo viên sinh hoạt nội qui trường, lớp cho phụ huynh vào đầu năm học để phụ huynh kịp thời nhắc nhở, đôn đốc. Giáo viên và phụ huynh phải thống nhất các nội dung cần rèn luyện học sinh và cùng nhau thực hiện sẽ tạo thói quen học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Giáo viên sinh hoạt cách để phụ huynh theo dõi, cách để phụ huynh kiểm tra, đôn đốc con mình như; khi trẻ đi học về; hỏi hôm nay con học âm gì? (vần gì?) vần đó có trong tiếng gì?, từ gì?; đọc bài cho ba, mẹ nghe; viết vần, viết từ đã học (viết bài tập đọc) vào vở để cô chấm điểm. Được sự quan tâm, giúp đỡ, hợp tác của phụ huynh thì các em sẽ nhanh chóng xác định nhiệm vụ học tập của mình. Tạo cho các em có tinh thần cầu tiến, biết hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết làm cho cha mẹ, thầy cô vui lòng. Đặc biệt là các em sẽ đọc thông viết thạo, hình thành tính kỹ luật, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen viết đúng, viết đẹp khi các em đặt bút viết. 7. Kết hợp kiểm tra uốn nắn học sinh ở bài viết các môn học khác, củng cố kiến thức kĩ năng sử dụng từ ngữ. Phát động thi đua viết chữ đẹp, giữ vở sạch. - Đây là những việc làm góp phần dăng kí vào việc nâng cao chất lượng viết chính tả của học sinh Tiểu học. Các bài học khác phải đạt được yêu cầu viết đúng chính tả và có hình cụ thể. Những sai phạm không bỏ qua ( ngay cả ở môn Toán và đặc biệt là môn Tập làm văn hay các bài kiểm tra khác) việc chấm, chữa lỗi trong các môn học khác cũng phải lưu ý đến yêu cầu viết đúng chính tả. - Phát động phong trào: “ Viết chữ đep, giữ vở sach ”quy định các “ mẫu ” để tạo một nền nếp, phong cách chung cho cả lớp, có động viên khuyến khích kịp thời học sinh viết chữ đẹp, giữ vở sạch IV. Kết quả thực hiện. Trong đợt học tập vừa qua đã đi sâu và việc “ rèn chữ viết và chính tả cho học sinh ” để nhằm nâng cao chất lượng chữ viết nói chung của học sinh lớp tôi ”. Kết quả đó đã được nâng dần lên từ kết quả khảo sát chữ viết dầu đợt của lớp. Chữ viết đẹp và khá chỉ có 60% đến cuối đợt chất lượng đó lên tới 87,5%, trung bình 12,5% không còn học sinh viết chữ yếu. Đây là kết qủa đáng kể của lớp. Vì đó là cả một thời gian cố gắng, nỗ nực của cả thầy và trò chúng tôi trong năm học vừa qua. Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, đã định hướng cho bản thân tôi tìm hiểu và áp dụng “ Phương pháp rèn chữ viết và chính tả lớp 4 + 5 ” Rút kinh nghiệm từ những năm học trước năm học này tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của mình vào thực tế giảng dạy tôi nhận thấy lớp tôi tiến bộ rất rõ rệt. Khắc phục được đa số các lỗi các em thường mắc phải như; đặt bút, dừng bút sai vị trí, nét khuyết trên, nét khuyết dưới, độ cao, chiều rộng chưa đúng... Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy học sinh lớp có những chuyển biến rõ rệt về chữ viết. Viết nắn nót, cẩn thận đã thành thói quen của học sinh. Các em luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn giữ sạch đẹp. Phong trào “vở sạch – chữ đẹp” của lớp luôn được nâng lên. Chữ viết của các em viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Đọc viết ngày càng thành thạo hơn. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn. V. Bài học kinh nghiệm, ý kiến đề xuất và kiến nghị. 1. Bài học kinh nghiệm : Trên đây là một số biện pháp đã rút kinh nghiệm của tôi trong thời gian vừa qua về phương pháp rèn chữ viết và chính tả lớp 4, 5 mà bản thân tôi đã áp dụng đối với lớp thực tập trực tiếp giảng dạy. Do đó tôi có rất nhiều bài học đáng quý đó là : Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh thì ngoài long yêu nghề, mến trẻ cuả người giáo viên cần. Phải rèn luyện trí nhớ cho học sinh, giúp các em thấu hiểu khắc ghi vào trí óc, lặp đi lặp lại nhiều lần thì việc viết đúng chính tả mới trở thành thói quen tự nhiên như Glisterbery nói “ Những điều chúng ta thấu hiểu sâu sắc bao nhiêu thì chắc chắn sẽ ghi sâu trong tâm trí bấy nhiêu ” đặc biệt thầy cô phải phát âm chuẩn, viết chữ đẹp ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Nói khác hơn nguyên tắc rèn luyện chính tả đi đôi với rèn luyện chính âm, phân biệt ngữ pháp, thói quen trở thành quy ước trong cách viết. 2. Ý kiến đề xuất và kiến nghị - Đối với bộ giáo dục đào tạo và vụ giáo dục Tiểu học cần có biện pháp chuẩn hóa giáo viên Tiểu học để nâng cao trình độ phục vụ cho việc giảng dạy. - Thường xuyên nghiên cứu và chỉ đạo thực nghiệm về phương pháp giảng dạy để phát huy tính tích cực, độc lập sang tạo của học sinh. - Đề nghị sở giáo dục đào tạo và các trường sư phạm tiếp tục thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng nâng cao đối với đội ngũ giáo viên Tiểu học. Thường xuyên mở các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy ở địa phương. - Đối với nhà trường : Thường xuyên tổ chức so kết việc thực hiện kế hoạch giảng dạy theo đơn vị khối lớp để kịp thời nhận định đánh giá hiệu quả dạy học ở môn học này. Phát động phong trào “ viết chữ đẹp, giữ vở sạch ” trong toàn trường nhằm động viên khích lệ học sinh có ý thức trong việc viết chữ. - Đối với giáo viên: Phải nhận thức đúng về việc dạy chính tả sao cho đạt hiệu quả, giải quyết được những tồn tại của học sinh chấm dứt tình trạng “ kéo lê ” tình trạng yếu kém từ lớp dưới lên. - Tăng cường tham khảo nghiên cứu về cái “ mẹo chính tả ” để hoàn taòn chủ động khi dạy học sinh nếu có điều kiện. - Không ngừng suy nghĩ tìm tòi các biện pháp sang tạo linh hoạt và chủ động trong kế hoạch giảng dạy đã đề ra với mục tiêu là nâng cao chất lượng học tập văn học cho học sinh lớp 4, 5 và học sinh Tiểu học nói chung. - Cần có lớp học 2 buổi trên ngày để nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng chữ viết. -Nâng cao chất lượng vở tập viết: giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe. -Vở tập viết nên in trên giấy vở ô li để học sinh viết chuẩn hơn (hiện nay vở tập viết chỉ có dòng kẻ ngang) -Hiện nay có “vở ô li có mẫu chữ” rất phù hợp với yêu cầu rèn chữ viết cho học sinh nên đưa vào chương trình rèn chữ viết cho học sinh. - Nên có qui định thời gian để học sinh sử dụng viết mực đồng loạt Trên đây là một vài suy nghĩ, một số kinh nghiệm của tôi để nâng cao chất lượng rèn chữ viết cho học sinh lớp 4 + 5. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong phong trào “vở sạch – chữ đẹp” tôi rất mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp C. KẾT LUẬN Trong thời gian giang dạy và đi sâu nghiên cứu “ Phương pháp rèn chữ viết và chính tả cho học sinh lớp 4,5 ”. Tôi nhận thấy việc chú trọng đi sâu vào rèn chữ viết cho học sinh là một việc làm rất quan trong và cần thiết trong quá trình nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Để làm được việc này trước hết ngườ giáo viên phải có kiến thức về ngôn ngữ học và ngữ âm học và tâm lý học… Thúc đẩy tính tích cực tự giác học tập của học sinh bằng hệ thống bài tập đa dạng gây hứng thú thi đua trong học tập. Với đề tài này tôi rất mong được góp một phần nhỏ bé kiến thức học hỏi nâng cao chất lượng dạy môn chính tả nói riêng và chất lượng học nói chung. Qua bản đề tài này tôi thấy việc trồng người là rất quan trọng không phải ngày một ngày hai mà là cả sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Chính vì vậy mà tôi một lần nữa rất mong sự đóng góp nhiệt tình của các thầy cô để đề tài này được thưc hiện rộng rãi có hiệu quả cao hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Yên Phú, ngày 15 tháng 3 năm 2014 Người viết Hoàng Xuân Trường XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG TIỂU HỌC YÊN HÒA Tổng điểm:………………………Xếp loại:……...……………………………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Cúc XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT HUYỆN YÊN MỸ Tổng điểm:………………………Xếp loại:……...……………………………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH- TRƯỞNG PHÒNG Hoàng Văn Đức

File đính kèm:

  • docxphuong phap ren chu viet va chinh ta(1).docx
Giáo án liên quan