I/ Mở đầu:
1/ Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, con người được sinh ra & phát triển, luôn luôn không ngừng nhận thức thế giới xung quanh. Song không phải chỉ có nhận thức thế giới xung quanh mà con người còn phải tự giác tích cực vận dụng, sáng tạo đúc rút những kinh nghiệm để cải tạo thế giới xung quanh, đồng thời cải tạo cả bản thân mình để tồn tại & phát triển lên trình độ cao hơn, con người phải phấn đấu không mệt mỏi qua các thế hệ, xuyên suốt quá trình phát triển của xã hội. Vì vậy những thế hệ trước phải truyền lại những kinh nghiệm đã tích luỹ được, khái quát hoá & hệ thống hoá được qua các hoạt động trong thực tiễn cho thế hệ trẻ để họ có thể kế thừa, phát triển & tiếp tục đưa xã hội không ngừng vận động đi lên, làm cho chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao.
Nhưng muốn cho con người hoàn thiện hơn thì phải được giáo dục đầy đủ: Về trình độ văn hoá về phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Chính vì vậy ‘‘ TÀI - ĐỨC ’’ là hai mặt đi song song với nhau. Muốn thực hiện tốt được điều này với vai trò, trách nhiệm của một giáo viên như tôi, góp một phần nhỏ vào việc đào tạo thế hệ trẻ - những mầm xanh hôm nay mà đặc biệt là lứa tuổi học sinh đầu cấp tiểu học, lứa tuổi thần tiên đang chập chững bước đi trên con đường còn đầy mới mẻ . Tôi phải có trách nhiệm giúp cho các em có được những hiểu biết ban đầu về một số hành vi, chuẩn mực đạo đức của học sinh theo chiều hướng tốt nhất vì lớp một là nền tảng của cấp học, là cơ sở ban đầu để các em có được một phẩm chất đạo đức tốt & tiếp tục phát triển ở các lớp trên. Giúp các em có được mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô, cha mẹ, gia đình, nhà trường & cộng đồng. Do đó giáo dục tốt đạo đức cho học sinh lớp một là góp phần giúp cho học sinh đánh giá được về hành vi của bản thân & hình thành kỹ năng nhận xét hành vi trong quan hệ cuộc sống của các em được tốt hơn nên tôi chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là:
‘‘ CÁCH RÈN ĐẠO ĐỨC Ở HỌC SINH LỚP MỘT ’’
6 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Các rèn đạo đức ở học sinh Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dạy đạo đức cho HS mà chỉ dạy kiến thức không thôi thì những HS đó dù học được cũng chỉ có tài mà không có đức, như lời Hồ chủ tịch đã nói :
‘‘ Có tài mà không có đức là người vô dụng
Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ’’
Nếu ban đầu không dạy đạo đức cho các em HS lớp một thì một thời gian ngắn sau những hành vi, cử chỉ xấu sẽ hình thành trong đầu các em, các em sẽ quậy phá, nói tục chửi thề, vô lễ, vô kỷ luật. Vì vậy việc dạy đạo đức cho HS lớp một là việc làm đầu tiên, kéo dài xuyên suốt trong năm học, qua các tiết học, từng hành vi, cử chỉ nhỏ nhất của các em đều được GV uốn nắn theo chiều hướng tốt nhất.
II/ Nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Đây là sáng kiến kinh nghiệm đầu tiên của tôi, là những gì mà tôi đã tích luỹ được qua 24 năm dạy học, tôi viết ra đây để mọi người tham khảo & cho ý kiến, để tôi đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm cho nghề dạy học của mình.
Các khái niệm liên quan đến đề tài:
Rèn đạo đức cho HS lớp một là hướng dẫn HS theo 14 chuẩn mực hành vi phù hợp với lứa tuổi HS trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng & môi trường tự nhiên.
Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học, có quyền tự hào đã trở thành HS lớp một. Biết yêu quý bạn bè thầy cô, trường lớp.
HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng.
HS biết giữ gìn sách vở & đồ dùng học tập của mình.
HS biết yêu quý gia đình của mình, yêu thương, kính trọng lễ phép với ông bà, cha mẹ, quý trọng những bạn biết lễ phép vâng lời ông bà cha mẹ.
HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính lá quốc kỳ & yêu quý Tổ quốc Việt Nam.
HS thực hiện việc đi học đều & đúng giờ.
HS có ý thức giữ trật tự, kỷ luật khi ra vào lớp & khi ngồi học.
Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ em. Vì vậy các em cần phải lễ phép vâng lời thầy cô giáo.
Đoàn kết thân ấi với bạn khi cùng học, cùng chơi.
HS thực hiện đi bộ đúng quy định, đi bộ đúng quy định là bảo đảm an toàn cho bản thân & mọi người.
HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
Tôn trọng, lễ độ với mọi người, quý trọng những bạn biết chào hỏi, tạm biệt đúng.
HS biết bảo vệ cây & hoa nơi công cộng.
Rèn đạo đức cho HS ở lớp một là dạy cho HS những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội & quyền của trẻ em trong các tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống hằng ngày. Nội dung môn đạo đức kết hợp giữa giáo dục quyền với giáo dục trách nhiệm, bổn phận của HS. Hơn nữa môn đạo đức không chỉ giáo dục bổn phận, trách nhiệm của HS đối với gia đình, nhà trường, xã hội & môi trường tự nhiên mà còn giáo dục trách nhiệm đối với chính bản thân mình.
1.3) Các nội dung cần đưa vào chương I:
* Người GV cần phải nhẫn nại, không nên đánh đập, chửi mắng HS trước tập thể lớp mà cần nên gặp riêng HS, nhẹ nhàng khuyên nhủ, chỉ bảo, cho HS thấy được những sai sót của mình hoặc trao đổi với phụ huynh để tìm cách giải quyết, tránh tạo nên sự mặc cảm cho HS, làm cho các em sợ sệt, chán nản, dễ bỏ học.
* GV phải tôn trọng HS, phải thể hiện tình cảm chân thành, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho HS, đôi khi cũng cần phải vui đùa, dí dõm để không khí lớp học bớt căng thẳng.
* Ngoài ra GV cũng cần phải biết lắng nghe HS, đồng nghiệp của mình, tránh tình trạng thể hiện sự sốt ruột, nôn nóng, tức giận khi HS giao tiếp với mình, nên thường có câu : ‘‘ Không đủ thông minh để nói lời thích hợp, không đủ khôn ngoan để im lặng, đó là nguyên nhân của mọi sự thô lỗ. ’’
* Những yếu tố để làm tăng tính hiệu quả của giáo dục:
Khi đánh giá kết quả học tập của HS, GV phải thật sự công bằng, chính xác, khách quan, đánh giá hành vi của HS phải kết hợp giữa tự đánh giá của tập thể HS, của GV & của cha mẹ HS .
Từ sau ngày thay sách với chương trình giảng dạy mới, với những kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được, trong các năm gần đây HS lớp tôi chủ nhiệm đều thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của cấp học, hạnh kiểm tốt 100%. HS ngoan ngoãn biết vâng lời thầy cô giáo, biết cư xử đúng với những người xung quanh, biết nói lời hay, văn minh, lịch sự.
1.4) Kết luận chương I: Các khái niệm & các nội dung ở trên đều nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của HS lớp một. Các em sẽ trở thành những học trò ngoan có đạo đức tốt, có cử chỉ hành động đúng, có lời nói hay, lịch sự, có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp của HS dưới mái trường XHCN.
Chương II: Cơ sở thực tiễn - thực trạng cách rèn đạo đức ở HS lớp một.
2.1) Khái quát tình hình:
* Thuận lợi: Lớp tôi năm nay sỉ số ít, chỉ có 25 HS / 11 nữ, các em đều đủ tuổi vào lớp một. Từ khi nhận lớp, tôi đã điều tra kỹ từng em về độ tuổi, gia đình, học lực, các em mới từ mẫu giáo vào lớp một với tâm hồn trẻ thơ thấy gì cũng mới mẻ, tôi đã dạy các em từng bước tỉ mỉ, HS nào có lỗi, tôi nhẹ nhàng khuyên bảo, uốn nắn mỗi ngày một ít đã đưa các em vào nề nếp, có thói quen tự quản lý, tự học, tự rèn, các em biết chào hỏi người ra vào lớp, tập dần thói quen lễ phép, thưa gởi trước khi trả lời câu hỏi . . . Với lớp ít HS là điều kiện thuận lợi nhất, tôi đã quan tâm hướng dẫn từng HS, dạy các em về đạo đức & truyền thụ cho các em những kiến thức mới, các em tiếp thu rất tốt. Tôi là GV ở địa phương nên liên lạc với gia đình HS rất thuận lợi.
* Khó khăn: Điều khó khăn còn tồn tại ở lớp tôi là HS ở rải rác các thôn An Lộc, Nghiễm Hoà, Tân Hoà nên các em muốn đến học tập trao đổi nhóm với nhau tại nhà là rất khó, các em chỉ trao đổi bài với nhau ở 15 phút đầu giờ. HS lớp tôi hầu hết là con em nông dân, nên kinh tế gia đình còn khó khăn, nên đồ dùng học tập các em chưa chuẩn bị đầy đủ. Một số phụ huynh ít quan tâm, kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc việc học của con em mình, nên vẫn có 3 em còn yếu kém. Tôi sẽ cố gắng giúp các em học tốt hơn vào thời gian nghỉ giữa tiết, giờ ra chơi để nâng cao học lực của các em này.
2.2) Thực trạng vấn đề nghiên cứu ở đơn vị :
Cách rèn đạo đức cho HS lớp một ở đơn vị chưa được nghiên cứu kỹ, mỗi GVCN có một cách thức rèn cho HS lớp mình. Với những kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy lớp một, kèm cặp hướng dẫn HS học tập tốt, có đạo đức tốt. Đến cuối năm học toàn bộ HS lớp một đều có hạnh kiểm đạt 100% loại tốt. Từ đó thấy rõ các em HS lớp một của trường tôi được dạy dỗ theo đúng yêu cầu của cấp học, việc rèn đạo đức cho HS tiểu học là rất cần thiết, là cơ sở hình thành một con người có ích cho mai sau. Lợi ích của việc rèn đạo đức cho HS đã giúp cho các em có thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương con người, hướng đến cái thiện, làm những điều có ích.
2.3) Kết luận: ‘‘ Dạy tốt - học tốt ’’ là phương châm mà thầy – trò cùng thực hiện.
‘‘ Tiên học lễ - hậu học văn ’’ Là dạy đạo đức cho HS trước, dạy văn hoá sau. Đạo đức & văn hoá luôn đi sóng đôi với nhau, giúp cho HS tiến bộ, GV lồng ghép giáo dục các hành vi đạo đức thông qua các môn học, giờ học trên lớp. Thường xuyên nhắc nhở cho các em mắc lỗi, phải biết sửa lỗi, GV phải biết lắng nghe ý kiến của HS, biết tìm ra những câu trả lời thích hợp để khuyên bảo các em. Các em sẽ trở thành những người ‘‘ tài - đức vẹn toàn ’’.
Chương III: Các biện pháp giải quyết.
3.1) Cơ sở đề xuất biện pháp:
* Cơ sở lý luận: Để dạy đạo đức cho HS lớp một có kết quả tốt thì người GV phải có biện pháp tốt, phù hợp với lứa tuổi HS. Bản chất của trẻ thơ rất trong sáng, người thầy từng ngày, từng bước dạy cho trẻ những điều hay, điều tốt, chắc chắn rằng các em sẽ trở thành những người HS có đạo đức tốt, các em sẽ làm đúng những gì thầy cô đã dạy.
* Cơ sở thực tiễn: Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi đã nhận thấy cần phải tìm ra một số biện pháp tốt nhất để rèn đạo đức cho HS ngay từ khi còn học ở tiểu học, đặc biệt là ở lớp một, sao cho có hiệu quả cao. Ở lứa tuổi này các em rất hiếu động nhưng lại rất biết nghe lời cho nên dễ dàng uốn nắn cho các em trở thành con ngoan trò giỏi, những người có ích cho gia đình & xã hội.
3.2) Các biện pháp cụ thể:
* Đầu năm GV phải điều tra tình hình của HS về độ tuổi, học lực, tính tình, sở thích. Điều kiện & hoàn cảnh gia đình của từng em để có biện pháp mà giáo dục HS cho tốt.
* Khi giao tiếp với HS, GV phải dùng những lời lẽ hết sức tế nhị, dịu dàng, dễ hiểu có sức truyền cảm cao, hết sức tránh cách nói giỡn, nói vỗ mặt, GV phải dùng những lời lẽ dịu dàng, tế nhị nhưng nghiêm khắc.
* Vừa dạy chữ vừa dạy người, dạy các em từng lời nói hay, từng cử chỉ đẹp, cụ thể, rõ ràng. Khi HS có những hành vi chưa đúng, chưa đẹp GV hãy dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để khuyên nhủ & nhắc nhở HS, GV không được chửi mắng, đánh đập HS.
* Sau mỗi bài học GV đều cho các em rút ra bài học thực tiễn, học hỏi những cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, nhất là môn Đạo đức GV trực tiếp dạy các em thực hiện đúng yêu cầu của từng bài học.
* Khi HS có những hành vi đúng, việc làm hay GV phải khen ngợi, khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời cho các em.
Tóm lại: Muốn rèn đạo đức cho HS lớp một đạt hiệu quả cao, người GV phải tuân theo những qui tắc sau đây:
- Qui tắc tôn trọng HS
- Qui tắc khẳng định
- Qui tắc tình cảm
- Qui tắc nêu gương
- Qui tắc biết lắng nghe
Thực hiện đầy đủ & đúng các qui tắc trên tôi tin chắc rằng HS lớp mình sẽ có được một nhân cách tốt đẹp, các em sẽ trở thành những con ngoan trò giỏi, những công dân có ích cho gia đình & xã hội.
III/ Kết luận, kiến nghị:
Kết luận: Người giáo viên nhân dân phải quan tâm hết mực đến việc dạy chữ - dạy người ‘‘ Tất cả vì học sinh thân yêu ’’ ‘‘ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai ’’. Giáo dục đạo đức cho HS lớp một nói riêng, rèn đạo đức cho HS tiểu học nói chung là điều vô cùng quan trọng, giúp cho các em sau này trở thành những người có đủ đức đủ tài, góp phần, góp sức xây dựng quê hương đất nước.
Kiến nghị: Tôi xin có một kiến nghị nhỏ là xin Bộ phận văn phòng thiết bị của Phòng giáo dục – đào tạo huyện cấp đầy đủ Bộ tranh dạy đạo đức lớp một cho từng lớp, để HS có điều kiện quan sát trực tiếp, cho bài học thêm sinh động, HS dễ hiểu, dễ tiếp thu bài, để khắc sâu kiến thức cho từng bài học.
==========================// ========// =============================
File đính kèm:
- Sang kien kinh ngiem - Ho Thi Thu Nguyet.doc