Là giáo viên giảng dạy bộ môn MT, tôi tự nhận thấy ở những học sinh có kết quả tốt không hoàn toàn là những em có năng khiếu. Có nhiều học sinh, khi bước đầu học bộ môn thường cảm thấy rất khó khăn để tiếp thu, bài vẽ chậm và xấu tạo cho các em này tỏ ra chán nản không có hứng thú vẽ vì nghĩ rằng mình không có khả năng theo kịp các bạn khác vì không có năng khiếu. Nhưng sau một thời gian học tập tiếp thu kiến thức và thấy đã nắm được những phần cốt lõi của bộ môn thì lại tỏ ra đam mê ham thích và đạt được kết quả bất ngờ. Tôi tự nhận định môn học MT ở trường phổ thông không đòi hỏi ở người học những khả năng bẩm sinh mà đòi hỏi ở học sinh khả năng tiếp thu kiến thức, niềm đam mê, tính tích cực chịu khó. Vì vậy việc rèn luyện và phát triển những kỹ năng cho học sinh để các em có thể học tốt bộ môn MT và tạo hưng phấn trong các môn học khác là tất yếu và cần thiết.
12 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Bồi dưỡng và phát triển các kỹ năng cho học sinh học môn Mĩ thuật bậc THCS - Đinh Công Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cNói chung học sinh không chỉ quan sát những đồ dùng trực quan, những mẫu bầy trên lớp mà các em còn có thể vận dụng kiến thức đó để tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh mình.
Đối với kỹ năng thực hành được phát triển thuận lợi vì 2 lí do cơ bản:
+ Do đặc trưng của bộ môn nên hầu hết trong các giờ MT các em đều có thời gian thực hành ( thể hiện bài vẽ), trong thời gian đó các em được tự do sáng tạo theo cảm nhận riêng, vì điều đó hầu hết các em đều cảm thấy hứng thú khi thể hiện bài xẽ của mình.
+ Qua sự đánh giá của tổ, nhóm hay của giáo viên các em thường có sự ganh đua tích cực và vân dụng nhưng khả năng mình có để thể hiện bài vẽ tốt nhất.
Đối với kỹ năng tư duy ở học sinh cũng được phát triển thuận lợi là do các em luôn có khả năng tìm tòi khám phá những điều mới lạ qua quan sát, phân tích những sự vật, hiện tượng tự nhiên
Ngoài những kỹ năng được phát triển thuận lợi còn có những kỹ năng để phát triển nó gặp nhiều những khó khăn như:
Kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
Kỹ năng đánh giá.
Kỹ năng vân dụng kiến thức vào thực tiễn.
Các kỹ năng này sở dĩ còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển của học sinh THCS vì:
+ Điều kiện cơ sở vật chất cho môn MT còn nhiều thiếu thốn, học sinh chưa được thường xuyên tiếp xúc với những môi trường mang tính nghệ thuật. Đối với giáo viên cũng chưa có đủ những tài liệu tham khảo cần thiết để nâng cao chất lượng giảng dạy phát huy khả năng nhận biết cái đẹp cho học sinh.
+ Đối với một số học sinh còn e dè, ngại ngần, không dám đưa ra ý kiến để đánh giá và nói lên cảm nhận của mình.
+ Từ những hiểu biết còn thiếu sót và do điều kiện sống. Nhiều học sinh còn kém trong việc vân dụng những hiểu biết của bộ môn vào cuộc sống.
b. Đặt ra phương hướng để khắc phục các kỹ năng còn hạn chế.
+ Tạo mọi điều kiện để học sinh được tiếp cận với những môi trường mang tính nghệ thuật: Ví dụ. Tổ chức cho học sinh tham quan, đi xem những cuộc triển lãm nghệ thuật có trên địa bàn.
+ Phát động nhiều cuộc thi vẽ tranh, triển lãm tranh của trường , của cụm hoặc huyện dành cho thiếu nhi.
+ Trong các giờ học cần sử dụng triệt để đồ dùng dạy học.
+ Thường xuyên trao dồi kiến thức, tìm tòi nghiên cứu tài liệu, hcọ hỏi bạn bè đồng nghiệp để có thể thường xuyên thay đổi những phương pháp phù hợp gây hứng thú cho học sinh.
+ Tạo điều kiện cho học sinh có thể quan sát thực tế bằng những bài vẽ ngoài trời.
+ Dành nhiều thời gian cho việc đánh giá bài vẽ của học sinh giúp cho học sinh thêm mạnh dạn, tạo điều kiện cho kỹ năng đánh gia phát triển.
+ Để học sinh mạnh dạn hơn và cảm thấy tự tin hơn trong các giờ học tôi luôn coi phần đánh giá kết quả bài vẽ là quan trọng nhất vì qua phần nhận xét học sinh thấy được cáI hay, cáI đẹp , chưa đẹp để rút kinh nghiệm cho bài học sau.
+ Khả năng thực hành có thể đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để phát huy khả năng này tôI luôn nhắc học sinh về nhà vẽ bài và làm bài ở bất kỳ lúc nào rảnh rỗi. Những bài vẽ ấy sẽ đựơc chấm điểm và đánh giá một cách khách quan .
c. Sưu tầm nhiều đồ dùng trực quan làm phong phú cho bài dạy.
- Trong các bài dạy cần có những đồ dùng trực quan phong phú sát nội dung bài.
+ Đối với các bài vẽ theo mẫu: Tôi thường chuẩn bị từ 2 đến 3 mẫu vẽ và bày mẫu ở các góc độ để học sinh quan sát thuận mắt nhất. Ngoài ra còn cần chuẩn bị những bài vẽ của học sinh năm trước để học sinh quan sát, so sánh, phân biệt giữa bài tốt bài chưa tốt trước khi thực hành làm bài. Trong phần hướng dẫn cách vẽ cho học sinh tôi luôn thực hành vẽ bài theo các bước vẽ lên bảng thay cho việc treo các hình minh hoạ các bước vẽ.
+ Đối với các bài vẽ trang trí: Đồ dùng trực quan ngoài những bài vẽ của học sinh năm trước, hình minh hoạ các bước vẽ trên bảng, bài vẽ trang trí để học sinh quan sát nhận xét để tìm ra những nguyên tắc trong trang trí tôi thường có những câu hỏi liên quan đến thực tế mà học sinh đã quan sát thấy ở xung quanh cuộc sống của mình hay ngay cả những hình trang trí có trong lớp học .
+ Đối với các bài vẽ tranh đề tài: Việc sử dụng đồ dùng trực quan góp phần quan trọng trong việc hoàn thành bài vẽ của học sinh. Vì thế tôi luôn ý thức đến việc sưu tầm nhiều thể loại tranh đề tài khác nhau của học sinh cũng như tranh phiên bản của các học sĩ. Trong các bài học tôi luôn đưa ra những thể loại tranh đề tài khác nhau để học sinh nhận ra sự phong phú và chọn được đúng đề tài của bài học.
+ Đối với các bài thường thức MT: Ngoài những đồ dùng được cấp phát tôI cung thường xuyên làm những đồ dùng như in phóng to những tranh ảnh trong SGK để học sinh quan sát rõ hơn. Trong những chuyến thăm quan học tập ở những nơI khác nhau tôI cũng luôn lưu giữ lại những tư liệu như : Các hình ảnh hay các đoạn video clip Có thể đưa những tư liệu này vào bài dạy trên phương tiện máy chiếu hoặc trên màn hình ti vi
* Việc sử dụng tốt đồ dùng trực quan sẽ làm cho khả năng quan sát nhận xét của học sinh phát triển từ đó gây hứng thú cho học sinh trong các bài học.
d. Chú trọng một số kỹ năng trọng tâm để tạo đà cho các kỹ năng khác phát triển.
* Đối với từng loại bài MT, tuỳ theo mức độ cần thiết của bài học cụ thể mà có thể rèn luyện hay phát triển ở học sinh các kỹ năng cho phù hợp ví dụ:
+ Các loại bài vẽ theo mẫu: Thường phát triển cho học sinh khả năng quan sát đúng những sự vật, hiện tượng, màu sắc .
+ Các loại bài vẽ trang trí: Nhằm phát triển tốt nhất cho học sinh những khả năng vận dụng những hiểu biết vào trong cuộc sống.
+ Các loại bài vẽ tranh: Giúp cho học sinh có khả năng tư duy hình tượng, liên tưởng đến nhưng hình ảnh mà các em đã gặp thường ngày.
+ Các loại bài thường thức MT: Thường hướng các em tới khả năng đáng giá, nhận xét về cái đẹp....
Nhưng bản thân tôi vẫn luôn nhận thức trong các kỹ năng ấy có những kỹ năng quan trọng nhất, nó đóng vai trò nền tảng cho các kỹ năng khác phát triển được thuận lợi.
- Tôi chú trọng phát triển kỹ năng quan sát nhận xét trong phân môn vẽ theo mẫu và coi quan sát để đưa ra nhận xét chính xác là xương sống để học tốt môn mỹ thuật trong các cấp học.
Trong bài vẽ theo mẫu học sinh được rèn luyện tốt nhất khă năng quan sát. Từ việc quan sát, so sánh các phần của vật hay giữa các vật với nhau, tìm ra đường nét, mảng khối, màu sắc ở mẫu vẽ trên lớp học sinh sẽ có thói quen quan sát những không gian lớn hơn như cảnh vật, con người.
Từ thói quen quan sát học sinh sẽ có những ghi nhớ, khi gặp những bài vẽ tranh đề tài các em sẽ vận dụng những ghi nhớ đó để làm tăng khả năng tư duy và có thể rễ ràng chọn được đề tài.
Khả năng quan sát tốt cùng sự nhận xét chính xác đối tượng của học sinh sẽ giúp cho khả năng thực hành phát triển vì các em có thể vẽ được chính xác về hình cũng như màu sắc và độ đậm nhạt. Tuy nhiên để phát triển tốt kỹ năng thực hành đòi hỏi học sinh phảI có sự ham thích và được rèn luyện liên tục.
Cũng từ khả năng quan sát nhận xét sẽ giúp cho kỹ năng đánh giá của học sinh phát triển.
- Có được những khả năng trên học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với bộ môn sẽ thích học, thích vẽ ngay cả khi không phải ở trên lớp . Từ những ham thích đó sẽ giúp học sinh học tốt môn MT và làm cho những kỹ năng khác phát triển.
Chương III: Phương pháp nghiên cứu – kết quả nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu.
- Bản thân tôi đã sử dụng nhiều phương pháp như:
+ Phương pháp điều tra để nhận thấy các kỹ năng phát triển tốt và kỹ năng chua phát triển ở học sinh mình để có biện pháp bổ xung.
+ Trong các giờ học tôi thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học: phương pháp vấn đáp; phương pháp thuyết trinh; phương pháp trực quan; phương pháp luyện tập.
+ Phương pháp đánh giá được tôi sử dụng thường xuyên ngoài những đánh giá các bài vẽ trên lớp, tôi thường xuyên ra bài tập về nhà cho học sinh . Tổ chức thu và chấm bài, trả bài tại lớp .tạo điều kiện cho học sinh đựơc rèn luyện kỹ năng nhận xét và kỹ năng cảm thụ thẩm mỹ.
+ Khuyến khích học sinh vẽ bài theo ý thích ở nhà mà không cần bài đó có liên quan đến bài học.
+ Tự nghiên cứu trao dồi kiến thức để giải trình các câu hỏi của học sinh đưa ra khi gặp những khó khăn khi vẽ.
2. Kết quả
- Trong năm học 2007 – 2008 đại đa số học sinh trong khối lớp tôI giảng dạy ham thích môn bộ môn MT. Các em đã trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết để học tốt bộ môn
- Học sinh đã hoàn toàn chủ động và tham gia tích cực trong các giờ học, có rất nhiều em đã tự vẽ ở nhà và vẽ được nhiều bài treo dán trong nhà nơI góc học tập của mình.
- Qua chấm bài đã có rất nhiều những bài vẽ đạt kết quả cao đảm bảo được về nội dung và hình thức.
- Sau học kì II của năm học kết quả các em đã đạt được là 98.4%
- So với học kì I là 87.4%
- So với khảo sát chất lượng đầu năm là 69.8%
- Kết quả tổng kết cả năm là 94.6% trong đó có những lớp đạt tới 50% học sinh giỏi.
III. kết luận – kiến nghị
1 Kết luận
Theo tôi đối với bộ môn MT bậc THCS thì việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh là rất cần thiết. Môn MT cũng như các môn học khác đòi hỏi ở người học phải có kiến thức,sự đam mê ham thích. Để học tốt được bộ môn này không phảI là sự phụ thuộc vào những năng khiếu bẩm sinh mà phải trải qua học tập và rèn luyện. Với đặc trưng bộ môn những kỹ năng cơ bản là cốt lõi dẫn đến thành công cho môn học. Nhận định điều đó tôI đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ rèn luyện và phát triển các kỹ năng cơ bản cho học sinh hpọc môn MT THCS”.
Trên đây là một số ý kiến, quan điểm của tôI về bộ môn và những kết quả mà tôI đã đạt được
Kiến nghị
- Để phát triển tốt hơn các kỹ năng cho học sinh khối đầu cấp đặc biệt là kỹ năng quan sát – nhận xét . Tôi xin kiến nghị được cấp phát thêm đồ dùng trực quan đặc biệt là bộ vật mẫu các khối cơ bản bằng thạch cao
IV. tài liệu tham khảo - Phụ lục
1. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viênTHCS chu kỳ III (2004 – 2007) môn Mỹ Thuật ( Quyển 2)
2. Phụ lục
MT – Mỹ thuật
THCS – Trung học cơ sở
Xác nhận của trường THCS
Hiệp Hoà
......
..
Hiệp Hoà ngày 10 tháng 5 năm2008
Người viết
Đinh Công Tuyến
V. Nhận xét của HĐKH phòng GD&ĐT yên hưng
...
...
...
...
...
...
...
...
File đính kèm:
- SANG KIEN KINH NGHIEM TUYEN.doc