- Chương trình tiểu học là chương trình đồng bộ được mở rộng và khắc sâu kiến thức môn toán nói chung và phương pháp giải toán nói riêng.
- Chương trình toán lớp 3 là chương trình chuyển tiếp giữa lớp 1, 2 và lớp 3, 4. Học sinh được củng cố, mở rộng phép cộng, trừ và làm phép nhân chia. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000; và các dạng giải toán điển hình. Vì vậy đối với việc giải toán trong từng tiết học để học sinh yếu kém giải toán đúng quả là khó khăn cả về trả lời lẫn tính toán.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 898 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Biện pháp giúp học sinh lớp 3 có kĩ năng giải toán có lời văn đạt kết quả cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 3 CÓ KỸ NĂNG
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN ĐẠT KẾT QUẢ CAO
--------------
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Có lý luận:
Căn cứ vào mục tiêu của môn Toán ở Tiểu học: Giúp học sinh phát triển các năng lực tư duy (so sánh, lựa chọn, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa); phát triển trí tưởng tượng không gian, tập nhận xét các số liệu thu thập được; diễn đạt gọn, rõ, đúng các thông tin; cẩn thận, chăm chỉ, tự tin, hứng thú trong học tập và thực hành toán.
Ở môn Toán, nội dung về giải toán có lời văn là khá quan trọng. Giúp các em phát triển khả năng tư duy của mình thông qua các đề toán hay tóm tắt của bài toán để có hướng giải bài toán một cách đúng nhất.
2. Có thực tiễn:
Tuy nhiên, do đặc điểm của học sinh vùng nông thôn, khả năng tiếp thu của các em còn chậm, dù các em đã tập giải ở lớp 1 và phát triển dần ở lớp 2 và 3. Nhưng các em vẫn chưa cách giải đúng với yêu cầu của bài toán.
II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu
- Mục đích: Giúp học sinh có cách giải toán chính xác và nhanh hơn.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Điều tra bằng phiếu.
+ Tổng hợp và viết báo cáo kết quả.
III. Giới hạn của đề tài
- Áp dụng đối với khối lớp Ba học sinh trường Tiểu học Phú Thọ B.
- Chương trình Toán ba, phương pháp dạy toán.
IV. Kế hoạch thực hiện
- Thực hiện ngay từ khi khảo sát học sinh đầu năm.
- Thực hiện liên tục trong ếac buổi học trong tuần.
- Tổng hợp vào các giai đoạn giữa kỳ 1, cuối kỳ 1, giữa kỳ 2 và cuối năm học.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
- Chương trình tiểu học là chương trình đồng bộ được mở rộng và khắc sâu kiến thức môn toán nói chung và phương pháp giải toán nói riêng.
- Chương trình toán lớp 3 là chương trình chuyển tiếp giữa lớp 1, 2 và lớp 3, 4. Học sinh được củng cố, mở rộng phép cộng, trừ và làm phép nhân chia. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tính toán cho học sinh 4 phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1000; và các dạng giải toán điển hình. Vì vậy đối với việc giải toán trong từng tiết học để học sinh yếu kém giải toán đúng quả là khó khăn cả về trả lời lẫn tính toán.
II. Cơ sở thực tiễn
- Trên thực tế đối với học sinh yếu kém giải toán, các em rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng tư duy ( phân tích, tổng hợp) của các em có nhiều hạn chế.
- Với thực tế học sinh lớp tôi, trường tôi còn có một số em giải toán có lời văn thiếu chính xác, chưa đúng, tính toán còn sai, nhiều khi làm bài chưa có kỹ năng phân tích, phán đoán, suy luận, không biết làm thế nào? Các em rất sợ học. Mà môn toán là môn “ Thể thao trí tuệ” vừa giúp các em giải trí tinh thần, vừa giúp việc dạy tốt môn toán là điều cần thiết mà giáo viên cần quan tâm, trong đó “ cách giải toán” là chú trọng trong chương trình toán 3.
III. Thực trạng và những mâu thuẫn
- Chương trình toán 3 là một bộ phận của chương trình toán tiểu học. Chương trình này tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục ở các lớp 2 và 2; khắc phục những tồn tại của dạy toán lớp 1, 2, 3 theo chương trình cũ; góp phần thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong chương trình dạy – học toán ở tiểu học, do vậy cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức cơ sở để học sinh học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học và làm nền tảng cho các cấp học sau này.
- Ở lớp ba cùng với việc học các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100, 1000, 10000, 100000 học sinh bắt đầu làm quen và giải toán hợp Bài toán giải bằng hai phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) từ những loại toán đơn các em còn ngỡ ngàng. Qua thời gian thay sách lớp 3, các em giải toán còn rất chậm, nhất là loại toán có lời văn. Trong từng tiết học, để những học sinh yếu tiếp thu, giải được các bài toán có lời văn là cả một vấn đề khó khăn. Các em thường rất ngại làm bài, sợ giải toán vì khả năng tư duy (phân tích, tổng hợp) của các em có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, các em còn vội vàng, hấp tấp, đơn giản hóa vấn đề nên đôi khi chưa đọc kĩ đề, chưa hiểu kĩ đề, đã vội vàng làm bài, dẫn đến kết quả còn sai nhiều về lời giải, kết quả, đơn vị. Với mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục, phát triển nhân cách cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em. Đồng thời nâng cao năng lực sư phạm cho bản thân, trong quá trình giảng dạy tôi đã đúc kết một số kinh nghiệm về Giúp học sinh có kỹ năng giải toán có lời văn ở lớp 3 có hiệu quả hơn.
IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề
1. Điều tra và phân loại học sinh yếu ở lớp và có biện pháp giúp đỡ.
2. Rèn kỹ năng giải toán từ dễ đến khó, từ kiến thức cũ đến kiến thức mới.
3. Định hướng cho học sinh giải toán ở lớp 3.
4. Giúp học sinh trình bày bài giải.
5. Giúp học sinh tư duy, sáng tạo.
6. Giúp học sinh tìm nhiều cách giải.
7. Rèn kỹ năng tính toán, tránh nhầm lẫn khi tính toán.
V. Hiệu quả áp dụng: Cuối năm học có kết quả qua đánh giá của Hội đồng khoa học cơ sở.
C. KẾT LUẬN:
I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác:
II. Khả năng áp dụng:
III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển:
IV. Kiến xuất, kiến nghị:
XÁC NHẬN CỦA BGH Người viết SKKN
Nguyễn Thị Loan
File đính kèm:
- Loan R.doc