Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép Biển Đảo vào trong dạy học Môn Văn

Chúng tôi nhận thấy rằng việc tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh không chỉ ở môn lịch sử địa lí mà trong bộ môn Ngữ văn vẫn có thể tích hợp dễ dàng vì dung lượng kiến thức văn học được phân bố trong chương trình Ngữ Văn bậc trung học cơ sở đã có sự gắn kết chặt chẽ theo mạch kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9.Trong đó có sự sắp xếp đan xen một số tác phẩm về đề tài biển đảo Việt Nam .Đây là cơ sở để người giáo viên dạy văn có thể lồng ghép giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh qua một số tiết dạy thuộc các phân môn của bộ môn Ngữ Văn bậc trung học cơ sở .

Hơn nữa tư liệu về đề tài rất phong phú đa dạng vì vậy việc tìm kiếm thông tin rất thuận tiện .Người giáo viên có thể tìm kiếm thông tin qua các kênh thông tin cập nhật thời sự hằng ngày để tích lũy kiến thức làm nền tảng cho việc giáo dục lồng ghép theo đề tài đã chọn .

 

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Lồng ghép Biển Đảo vào trong dạy học Môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều trực tỉnh địa dư toàn đồ ''do chính nhà Thanh Trung Quốc in năm 1904,trong đó không có Hoàng Sa ,Trường Sa.Đó chính là bằng chứng để chứng minh hai quần đảo đó không thuộc chủ quyền Trung Quốc .(Giáo viên chiếu bản đồ cho học sinh xem ) Việc làm đó của Trung Quốc là không có căn cứ đi ngược với lịch sử .Chúng ta phải khẳng định rằng trong lịch sử nước nhà từ xưa đến nay và mãi mãi về sau hai quần đảo Hoàng Sa ,Trường Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam . Khối 8: Tiết 77 :Văn bản QUÊ HƯƠNG của Tế Hanh . Giáo viên có thể tích hợp khi phân tích khổ thơ : ''Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh ,cá bạc ,chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi , Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá ! '' Khổ thơ khắc họa nỗi nhớ quê hương miền biển rất đặc trưng ,đặc biệt của chính tác giả -Tình yêu biển rất đỗi bình dị ,đời thường mà vô cùng xúc động .Các em được sinh ra ở một vùng quê miền biển ,nếu được bày tỏ tình cảm đối với quê hương mình em sẽ nói gì ?(yêu biển , yêu những con sóng dạt dào ,yêu nghề chài lưới ,yêu vị mặn của biển ...) Khối 9: Tiết 52,53 :Văn bản ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ của Huy Cận . -Giáo viên có thể lồng ghép ở hai câu thơ : ''Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào '' Giáo viên đặt câu hỏi :Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ trên ?(Hai câu thơ giúp em thấy được vai trò ,tầm quan trọng ,giá trị của biển :biển cho ta nhiều cá ,đã hào phóng nuôi ta bằng tài nguyên phong phú ,như lòng mẹ đã nuôi ta từ tấm bé ,bằng tình thương vô hạn ...)Là những người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ biển mang lại chúng ta phải làm gì đối với nguồn tài nguyên biển ?(giữ gìn ,bảo vệ môi trường ,tài nguyên biển ...) -Giáo viên có thể lồng ghép ta phép điệp trong các câu thơ : Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi , Câu hát căng buồm cùng gió khơi ......Hát rằng :cá bạc biển Đông lặng ......Ta hát bài ca gọi cá vào , .....Câu hát căng buồm với gió khơi . Sau khi học sinh nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ,giáo viên có thể đặt câu hỏi tích hợp .Hiện nay mặc dù còn nhiều khó khăn thiếu thốn về phương tiện đánh bắt nhưng các đoàn tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam vẫn không ngừng ra khơi vì những lí do gì ?(Tình yêu lao động ,niềm hăng say lao động ,ý thức chinh phục biển không có bất kì một thế lực nào có thể ngăn nổi ...) -Giáo viên có thể tích hợp trong phần củng cố bài :Qua bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá '' chúng ta đã cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước và con người lao động .Với tư cách là người chủ tương lai của đất nước ,với tình yêu biển ,em sẽ làm gì cho biển đảo quê hương ?(Trân trọng, giữ gìn môi trường ,chủ quyền biển đảo ,học tập tốt để xây dựng các huyện đảo của ta ngày càng phát triển hơn ....) II. Tích hợp qua các tiết học chương trình địa phương Giáo viên có thể lựa chọn các tác giả người địa phương có những tác phẩm viết về địa phương hoặc các tác phẩm của các tác giả khác viết về địa phương theo chủ đề biển đảo để giới thiệu cho các em làm quen trước ,sau đó trong tiết học giáo viên khéo léo dẫn dắt để các em lĩnh hội những tư tưởng tình cảm về tình yêu quê hương,tình yêu biển đảo . Gv có thể chọn một số tác giả và tác phẩm phù hợp với đối tượng học sinh theo khối lớp. Một số tác giả như : Tác giả Thu Bồn (Quảng Nam -Đà Nẵng ):Tác phẩm :Bài ca chim Kơ rao . Tác giả Bùi Tự Lực (Thăng Bình -Quảng Nam ):Tác phẩm :Trên bãi biển Mỹ Khê . Tác giả :Đỗ Phước Tiến (Đà Nẵng ):Tác phẩm :Đảo dân ngụ cư. III. Tích hợp qua các tiết hoạt động ngữ văn ,các tiết tập làm thơ . 1.Thông qua các tiết hoạt động ngữ văn giáo viên cho các em nghe các bài hát hay về biển đảo ,hoặc đọc tư liệu ,chiếu cho các em xem tranh ảnh về biển đảo ,về Trường Sa thân yêu . 1.1. Giáo viên có thể cho học sinh đọc tư liệu trong tập sách :Hoàng Sa ,Trường Sa là của Việt Nam . 1.2.Giáo viên chiếu cho các em xem tranh ảnh về biển đảo Trường Sa. Sau đó cho các em viết bài thu hoạch nêu cảm nghĩ của mình sau khi nghe nhạc ,tìm hiểu tư liệu và quan sát hình ảnh qua màn ảnh nhỏ Bao la biển trời Trường Sa Nhìn từ xa, Trường Sa của Việt Nam đẹp như một bức tranh Cây phong ba-biểu tượng sức sống mãnh liệt của thiên nhiên con người Trường Sa. Lãng mạn Trường Sa Hình ảnh chiến sĩ Trường Sa oai hùng luyện tập chiến đấu Hiên ngang trước biển Chiến sĩ trên đảo Trường Sa cùng cây đàn ghi-ta " Hát mãi khúc quân hành ' Các chiến sĩ chăm sóc vườn rau xanh trên đảo Trường Sa Các công dân nhỏ tuổi trên đảo Trường Sa Cuộc sống trên đảo Trường Sa Hồn nhiên đến trường 2.Trong các tiết tập làm thơ giáo viên có thể cho các em đọc những bài thơ hay viết về biển đảo Việt Nam ,hoặc một số lời bình về những bài thơ đó .Sau đó yêu cầu các em tập làm những bài thơ viết về biển đảo ,về các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển trời của Tổ Quốc . Ví dụ một số bài thơ : GỬI GẮM TRƯỜNG SA (Nguyễn Văn Được) Ơi người chiến sĩ nơi Trường Sa Quê hương là biển, đảo là nhà Gian khổ không hề lơi tay súng Vững vàng trong bão tố phong ba Hội tụ ngàn năm hồn núi sông Chiến luỹ Trường Sa phía biển Đông Vượt lên sóng cả dìm giặc dữ Khí phách Đông A máu Lạc Hồng Cờ đỏ sao vàng giữa biển xanh Chủ quyền Tổ Quốc vững trường thành Xây bằng xương máu bao thế hệ Tiếp bước ông cha khúc quân hành Cả nước hướng về Trường sa ơi! Niềm tin không nói hết bằng lời Gửi gắm tâm hồn người chiến sĩ Súng chắc trong tay giữ biển trời. Lính đảo hát tình ca trên biển (Trần Đăng Khoa) Đá san hô kê lên thành sân khấu  Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà  Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ  Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa  Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng Đá củ đậu bay như lũ chim hoang  Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu  Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn...  Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc  Người xem ngổn ngang cũng... rặt lính trọc đầu  Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc  Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau  Những lúc vui cứ gọi đùa sư cụ  Là bà con xa với bụt ốc đây mà  Thôi lặng yên nghe. Có gì đang sóng sánh  Hoá ra là sư cụ hát tình ca  Cái giai điệu ngang tàng như gió biển  Nhưng lời ca toàn nhớ với thương thôi  Đêm buông xuống nhìn nhau không rõ nữa  Cứ ngỡ như đảo đá cất thành lời...  Rằng có đêm trăng dắt em đi dạo  Gương mặt em dịu dàng. Hàng cây cũng tươi xinh  Mở mắt chung chiêng nghe lưng trời sóng vỗ  Và tay mình lại nắm lấy tay mình  Người yêu chúng anh ơi, các em ở phương nào?  Các em cao hay lùn? Có trời mà biết được  Bóng dáng nào sẽ đến với chúng anh?  Trông bốn phía chỉ âm u mây nước  Nào hát lên cho mấy nước biết  Rằng chúng ta là những con người  Yêu em thủy chung hơn muối mặn  Dù thư tình chưa biết gửi cho ai...  Nào hát lên cho đêm tối biết  Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây  Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió  Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này  Điệu tình ca cứ ngân lên chót vót  Bỗng bàng hoàng nhìn lại phía sau  Ngoài mép biển, người đâu lên đông thế  Ồ, hoá ra toàn những đá trọc đầu... Một số lời bình cho bài thơ: Lính đảo hát tình ca trên biển (Trích báo văn học và tuổi trẻ số 2 năm 2012. Cái nhìn đầy mới mẻ về người lính Trường Sa Tôi sinh ra ở một vùng quê nghèo xa cách biển và càng xa hơn Trường Sa nơi đầu sóng ngọn gió .Nên tôi không hiểu hết được vị mặn của biển ,cái nắng rát của gió cát nơi đây .Nhưng khi đọc bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa tôi đã hình dung ra một Trường Sa đầy nắng, đầy gió ,hình dung ra cuộc sống người lính Trường Sa đầy khó khăn gian khổ và thiếu thốn mà xưa nay tôi chưa từng biết .Qua bài thơ tôi cũng cảm nhận được rằng đó chỉ là những khó khăn thiếu thốn bên ngoài còn trong tâm hồn các anh luôn tràn đầy sự hài hước dí dỏm ,sự lãng mạn vô tư bay bổng đầy chất lính của những chàng trai trẻ tuổi đôi mươi .Các anh đã hâm nóng tâm hồn mình bằng giọng hát vui tươi ,bằng tiếng cười tếu táo về những cái đầu trọc lóc ....Các anh là biểu tượng cho hình ảnh những người lính trong gian khổ nhưng vẫn sáng ngời sức sống . (Chu Thị Kiều Trang -Hà Nam ) Truyện cổ tích về những hòn đá trọc đầu Cứ như là gió mênh mang ,như là mây xanh thẳm ,là những con sóng dạt dào bao điều bí ẩn ... Các anh -người lính đảo hiên ngang ,bất khuất canh giữ nơi biên cương xa xôi ,cho dù thiếu thốn đủ mọi mặt ,vật chất ,tình cảm ...nhưng vẫn lạc quan, yêu đời ,vẫn ngân vang khúc ca đầy tự hào ,mà thiêng liêng cao đẹp và đậm chất lính .Những ca khúc ấy sẽ thắp lên ngọn hải đăng soi sáng con đường đi đến tương lai ,bởi có ở đâu xa ''Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ nơi này ''.Hai tiếng'' Tổ quốc ''sao mà thân thương đến thế ! Tổ quốc đang vẫy gọi các anh -những con người kiên trung .Những con người nhỏ bé nhưng đã làm nên câu chuyện cổ tích về những hòn đá trọc đầu . (Lê Hồng Hạnh -ĐHSP Hà Nội ) Phần : KẾT LUẬN I. Một số lưu ý khi áp dụng đề tài 1. Cần đảm bảo tính hợp lí Giáo viên cần chú ý tích hợp lồng ghép kiến thức đúng trọng tâm ,không sa đà không quá tải ,không lan man ,không làm mất trọng tâm bài học . 2. Cần đảm bảo tính cân đối về thời gian Thời lượng cho việc lồng ghép giáo dục không chiếm nhiều thời gian của tiết học ,cần lồng ghép trong nội dung bài học không tách riêng thành đề mục . II. Một số kết quả đạt được Sau một thời gian giảng dạy ,tôi nhận thấy các tiết Ngữ Văn có tích hợp giáo dục tình yêu biển đảo đã trở nên gần gũi với học sinh ,các em hứng thú hơn với tiết học và có ý thức tìm đọc các tài liệu về biển đảo .Như vậy việc làm này đã tác động vào tình cảm của các em ,các em bồi đắp cho mình tình yêu biển đảo ,yêu đất nước và ý thức giữ gìn chủ quyền biển đảo quê hương . Đây là một vấn đề mang tính thời sự ,chính trị, để giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải luôn nắm vững quan điểm ,tư tưởng của Đảng của nhà nước ,có lập trường kiên định vững vàng ,phải biết cập nhật và nhận thức đúng đắn về những thông tin tư liệu tiếp nhận được .Những gì tôi trình bày ở trên chỉ là một vài phương pháp nhỏ ,mong được đón nhận những đóng xây dựng của đồng nghiệp để chúng ta thực hiện tốt hơn việc giáo dục tình yêu biển đảo cho học sinh . Liên chiểu ,ngày 30 tháng 11 năm 2012 Người thực hiện

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(1).doc
Giáo án liên quan