Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học

Mục tiêu giáo dục Tiểu học là: "Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu để phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất, năng lực thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp các bậc học trên hoặc để đi vào cuộc sống lao động". Âm nhạc có vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Do đó, từ việc nghe hát, tập hát và biết được một số kiến thức về âm nhạc sẽ góp phần giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu âm nhạc.

doc18 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 394 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường độ và cao độ. - Cho các em vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách - GV có thể chia lớp thành các nhóm nhỏ để luyện về nhịp độ - Lần lượt hát với tốc độ hơi chậm, hơi nhanh, vừa phải. Mục tiêu là để HS có thể hát với mọi tốc độ mà vẫn làm chủ về nhịp độ. - Hát theo chỉ huy, GV đánh nhịp thật chắc chắn. Khi phát hiện ra những chỗ nào có xu thế nhanh dần, phải cho ngừng lại nhắc nhở, uốn nắn kịp thời. Ví dụ: Khi dạy bài “ Ước mơ” nhạc: Trung Quốc, tôi cần luyện tập và tạo cho các em gõ phách một cách chính xác, nhất là ở những chỗ nghỉ một phách rưỡi. Thủ pháp “ Sáng tạo”: Chế tạo đồ dùng dạy học Tôi tự làm bộ nốt nhạc nam châm và các nhạc cụ gõ đệm, hoa, chiếc thẻ âm nhạc với những vật liệu đơn giản như: Vỏ chai nước suối, vỏ hộp thuốc hoặc vỏ lon bia, bi xe đạp cũ hoặc sỏi, đá nhỏ,( sản phẩm đính kèm) VD: Khi dạy tập nhận biết nốt nhạc trên khuông (âm nhạc ở lớp 3). Dùng kí hiệu âm nhạc bằng nam châm gắn lên bảng để thực hiện các bài giới thiệu khuông nhạc, khóa son, hình nốt.. Những nhạc cụ tự tạo có âm thanh rất vui và dễ chịu, dù các em sử dụng với số lượng đông cũng không gây tiếng ồn làm ảnh hưởng tới các lớp học bên cạnh. Thủ pháp “Tập đọc nhạc”: Để tiết học được sôi nổi và gây hào hứng cho các em trong tiết học tôi luôn kết hợp với trò chơi hay đố vui. Gõ tiết tấu để đoán bài hát. Rèn luyện cho học sinh có thói quen nhận biết vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc ( khe, dòng, nốt đen, nốt trắng, nốt móc đơn, nốt móc kép). Tập cho các em gõ phách đều đặn, nhiều lần. Sau đây là ví dụ minh hoạ cho các bước tiến hành một bài dạy Âm nhạc có áp dụng“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học“ Môn : ÂM NHẠC (UDCNTT) Khối lớp 4 - Tiết 8: HỌC HÁT: BÀI: TRÊN NGỰA TA PHI NHANH MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh hát đúng và thuộc bài Trên ngựa ta phi nhanh. Học sinh biết nội dung bài hát, cảm nhận tính chất vui tươi và những hình ảnh đẹp, sinh dộng được thể hiện trong lời ca. Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết thể hiện tình cảm của bài hát. Thái độ: Qua bài hát, giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước. CHUẨN BỊ: Hát chuẩn xác bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh Các thanh gõ đệm, máy hát, băng đĩa bài hát. Tranh ảnh về ngựa, về phong cảnh quê hương đất nước. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 4’ 16’ 13’ 4’ Hoạt động 1: Trò chơi : Nốt nhạc vui *Mục tiêu: Ôn bài cũ: Gọi 1 nhóm học sinh hát và múa minh hoạ bài hát Bạn ơi lắng nghe. Gọi 1-2 học sinh hát lại bài hát Em yêu hoà bình và vỗ tay theo phách. Gọi 2 học sinh đọc lại bài TĐN số 1 Nhận xét, cho điểm học sinh. Giới thiệu bài mới Hoạt động 2: Tập hát *Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Trên ngựa ta phi nhanh. -Mở băng cho học sinh nghe 2 lần. Yêu cầu nhận xét giai điệu bài hát như thế nào? (vui tươi hay êm ái, nhẹ nhàng). Gọi HS nêu cảm nhận giai điệu bài hát. Giải nghĩa từ: ...,vó câu, biển bạc rừng vàng Chia câu hát. Tập đọc lời ca theo tiết tấu: Gọi học sinh đọc lời ca của bài hát. Tập cho học sinh đọc lời ca từng câu: Giáo viên vừa đọc lời ca vừa vỗ tay theo tiết tấu cho học sinh xem, yêu cầu học sinh làm lại. Nghe và sửa sai cho học sinh b) Tập hát: “Trên ngựa ta phi nhanh”: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích. Lưu ý tập cho những chỗ luyến Luyện hát theo dãy, nhóm, tổ. Hoạt động 3: Tập hát kết hợp gõ đệm: *Mục tiêu: Học sinh hát đúng và biết kết hợp gõ theo phách Tập gõ đệm theo phách Hướng dẫn học sinh gõ đệm theo phách: Luyện tập theo dãy, tổ, nhóm. Gọi vài học sinh vừa hát vừa vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca. Nhận xét, sửa lỗi cho học sinh. Giáo dục : Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, yêu loài vật,... * Phần kết thúc: HS yếu GV chỉ yêu cầu hát đúng giai điệu - Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát 2 lần. - Dặn học sinh ôn lại bài hát và tập vỗ tay theo phách, theo tiết tấu lời ca cho thật thuộc, chuẩn bị tiết học sau -HS lắng nghe GV đàn , nhận biết câu hát, bài hát. 1 nhóm 3-4 học sinh trung bình – khá hát và múa minh hoạ. 1-2 học sinh khá hát. 2 học sinh giỏi đọc. Lắng nghe bài hát. Học sinh nhận xét về bài hát. Tập đọc lời ca từng câu Đọc lời ca và vỗ tay theo tiết tấu theo hướng dẫn của giáo viên. Tập hát theo hướng dẫn Các nhóm tập hát theo yêu cầu của giáo viên. Quan sát và lắng nghe HS giỏi hát kết hợp gõ đệm theo phách Hát và vỗ tay theo yêu cầu Quan sát và lắng nghe. 1 HS yếu hát Cả lớp hát. Lắng nghe *Với cách làm như vậy, tôi nhận thấy không khí lớp học sinh động, sôi nổi hẳn lên. Em nào cũng muốn trình bày bài hát vừa được học, hăng hái tìm ra được những câu hát hay, đồng thời cũng vui vẻ sửa lại lỗi hát chưa chuẩn. Điều đó chứng tỏ giờ học đạt hiệu quả cao hơn. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Qua một thời gian thực hiện “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học” tôi đã thu được những kết quả sau: Khảo sát tháng 04/ 01 / 2012. Khối Tổng số HS Hoàn thành tốt (A+) Hoàn thành (A) Chưa hoàn thành (B) SL % SL % SL % Khối 1 47 12 25,53 35 74,46 / / Khối 2 54 16 29,62 38 70,37 / / Khối 3 43 11 25,58 32 74,41 / / Khối 4 50 12 24 38 76 / / Khối 5 49 12 24,48 37 75,51 / / Tổng 243 63 25,92 180 74,07 / / Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả quan. Số học sinh hoàn thành tốt tăng gần gấp đôi. Không còn tình trạng học sinh chưa hoàn thành. Các đồng nghiệp trong trường tán thành với nội dung đề tài đưa ra, bản thân tôi tránh được những thắc mắc, lúng túng, khi giảng dạy Âm nhạc. Kết quả tiết dạy đã được nâng lên một cách rõ rệt. Học sinh yêu thích phân môn Âm nhạc. Các em đã biết hát kết hợp gõ đệm, phân biệt các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, nhịp, phách trong cùng một bài hát và diễn đạt tốt những giai điệu, tình cảm của bài hát một cách thuyết phục. Nhìn chung các em không ngại hát kết hợp gõ đệm như trước nữa. Các em đã có sự ham mê học hát, cảm nhận được sự tinh tế trong âm nhạc đặc biệt biết rung động trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống thể hiện trong lời ca. Các em đã tự tin biểu diễn được nhiều tiết mục văn nghệ hay. Đặc biệt là tiết mục hát song ca phối hợp đội ngũ nhạc công sử dụng các nhạc cụ gõ đệm (tự tạo) của hai em Thùy Linh, Hiền Hà trong hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2011 đã được ban giám khảo nhận xét là một tiết mục đặc sắc rất phù hợp với HS tiểu học. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Được sự giúp đỡ của BGH trường Tiểu học Phú Bình, tổ chuyên môn cùng với sự nỗ lực của bản thân. Trong quá trình thực hiện“Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học” tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm sau: 1. Trước hết, người giáo viên phải thường xuyên nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Rèn luyện cho học sinh đứng và ngồi đúng tư thế khi ca hát, cách cầm nhạc cụ gõ.Vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học sẵn có đồng thời biết tự làm và sử dụng bộ nốt nhạc bằng nam châm và các nhạc cụ gõ đệm của môn âm nhạc. 2. Phải hiểu rõ trình độ và năng lực, hoàn cảnh và sở thích của từng em cũng như tâm sinh lí lứa tuổi học sinh. Phân loại được học sinh, người giáo viên mới có thể áp dụng những pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, với từng cá thể học sinh. Phải thường xuyên tuyên dương, khen ngợi khích lệ kịp thời. 3. Giáo viên phải lập kế hoạch dạy học và thiết kế giáo án một cách khoa học, có sự tích hợp giữa kiến thức các môn học và các lớp học với nhau. Phối hợp hoạt động học Âm nhạc với các hoạt động ngoài giờ lên lớp để làm phong phú hình thức, nội dung học tập, đồng thời phát hiện khả năng âm nhạc của cá nhân. 4. Mạnh dạn đề xuất nhà trường trang bị tài liệu tham khảo, máy nghe nhạc để phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn. Đầu tư xây dựng phòng học chức năng riêng để HS có không gian hoạt động nghệ thuật. Đề xuất Phòng GD&ĐT tổ chức lớp chuyên đề về bộ môn Âm nhạc để GV có điều kiện học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy. KẾT LUẬN: Để dạy tốt bộ môn Âm nhạc, giáo viên cần có lòng yêu nghề, mến trẻ, có ý thức trách nhiệm và tinh thần cầu tiến, phải đầu tư phương pháp giảng dạy một cách tích cực nhất, nghiên cứu hệ thống chương trình toàn cấp Tiểu học. Giáo viên tiểu học phải hướng các em tới con đường tiếp nhận những cái hay, cái đẹp từ đó tạo lòng yêu thích, say mê âm nhạc. Học sinh hát đúng giai điệu, cảm nhạc tốt sẽ yêu thích môn học. Qua đó, nắm bắt được những kiến thức về tự nhiên, xã hội, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành nên nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn âm nhạc ở Tiểu học”. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi đã tránh được tình trạng dạy chay ở các tiết âm nhạc, thu hút các em tham gia hoạt động học tích cực, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có kĩ năng hát tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. Tuy nhiên, đây mới chỉ là cách nhìn chủ quan của tôi trên một đối tượng học sinh nhất định, chắc chắn vẫn còn thiếu sót cần được bổ sung, khắc phục. Rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học để kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng giờ học Âm nhạc ở trường Tiểu học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Phú Bình, ngày 05 tháng 04 năm 2012 NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Chính TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tác giả Hoàng Long: (Chủ biên phần âm nhạc) - SGK Âm nhạc lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - SGV Âm nhạc lớp 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - Sách hát nhạc 1, 2, 3 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - SGV nghệ thuật 1, 2, 3 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2006 - Hỏi đáp về dạy học Âm nhạc 4, 5 - Nhà xuất bản Giáo dục – 2007 Phương pháp dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học Thiết kế bài giảng Âm nhạc lớp 3, 4, 5 – Lê Anh Tuấn - Nhà xuất bản Giáo dục – 2005 Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo

File đính kèm:

  • docSKKN nộp 19-4-2012.doc
Giáo án liên quan