Giáo án Nghề điện dân dụng - Chương trình cả năm - Nguyễn Đình Thùy

I. Mục tiêu:

 -Học sinh nắm được tình hình phát triển công nghiệp điện năng nước ta, vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống, quá trình sản xuất điện năng .

 - Biết các lĩnh vực hoạt động , đối tượng và mục đích của nghề điện dân dụng ,một số công cụ sử dụng trong lao động điện.

- Quá trình sản xuất điện năng

- Biết được một số thông tin cơ bản về nghề điện dân dụng.

- Biết được một số biện pháp an toàn lao động trong nghề đện dân dụng.

- Có ý thức tìm hiểu nghề từ đó có định hướng cho nghề nghiệp sau này.

II. Chuẩn bị:

 - Một số tranh vẽ (ảnh) về nhà máy nhiệt điện ,thuỷ điện

 - Một số dụng cụ lao động điện.

III. Tiến trình dạy học:

Hoạt động 1: Ổn định lớp – Giới thiệu môn học

- Kiểm tra sĩ số

- Thông báo nội dung dạy nghề

- Giới thiệu môn học, tài liệu và các phương tiện

Hoạt động 2: Vai trò của điện năng đối với sản xuất và đời sống.

GV: phân tích để học sinh hiểu về vai trò của điện năng đối với đời sống con người và sản xuất.

-Hiện nay điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống.

-Có thể nói một đất nước phát triển điều đầu tiên phải nói tới công nghiệp điện năng . Hiện nay ngành công nghiệp điện năng ở nước ta phát triển rất mạnh mẽ, nó đã xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị , điện năng đã có ở những vùng sâu, vùng xa

-Dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng điện khác.

-Sản xuất tập trung trong cấc nhà máy và có thể truyền tải đi xa với hiệu xất cao.

-Truyền tải , sử dụng và phân phối diện năng dễ dàng.

Hoạt động 3: Quá trình sản xuất điện năng .

? Kể tên nguồn năng lượng có thể sản xuất ra điện năng?

-Có nhiều dạng năng lượng được chuyển đổi thành điện năng.

-Xây dựng các nhà máy điện

-Phương tiện vận chuỷên điện năng là các trạm biến áp và dây dẫn.

?Sử dụng điện năng có những ưu điểm gì?

-Điện năng truyền tải dễ dàng nhanh, phân phối tận nơi tiêu thụ và hao tổn ít

Hoạt động 4: Các nghề trong ngành điện

GV: Ngành điện rất đa dạng tuy nhiên có thể phân chia thành các nhóm nghề chính

-Sản xuất , truyền tải và phân phối điện

-Chế tạo vật tư thiết bị điện

-Đo lường điều khiển quá trình tự động hoá quá trình sản xuất

Hoạt động 5: Các lĩnh vực hoạt động của nghề điện dân dụng

GV: phân tích hoạt động lĩnh vực điện trong xã hội , trong nền kinh tế quốc dân

- Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

Hoạt động 6: Đối tượng của nghề điện dân dụng

GV: phân tích học sinh hiểu về nguồn xoay chiều và nguồn một chiều -Nguồn , =, điện áp thấp dưới 380v

 

doc54 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Nghề điện dân dụng - Chương trình cả năm - Nguyễn Đình Thùy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khi khi sử dụng máy sấy tóc lưu ý gì? H trả lời.. G kết luận . G sử dụng tranh H5.17 để mô tả cấu tạo máy giặt G giảng cho học sinh cấu tạo và chức năng của các chi tiết G thông báo thông số kĩ thuật ? Khi sử dụng máy giặt cần chú ý điểm gì? Trong mỗi chú ý giáo viên cần phân tích rõ để học sinh nắm rõ hơn G làm mẫu phần thực hành để học sinh quan sát G yêu cầu học sinh lên sử dụng G hướng dẫn, uốn nắn Hoạt động 1: I. Máy sấy tóc 1. Cấu tạo và hoạt động Gồm 5 bộ phận chính: - Dây điện trở làm bằng hợp kim Crômniken quấn quanh trục sứ hoặc vật liệu chịu nhiệt . Khi có dòng điện chạy qua dây đốt nóng luồng gió nóng làm thay đổi cách nối dây điện tụ - Động cơ quạt gió là động cơ 1pha sử dụng động cơ vòng chập 2-3 tốc độ . - Công tắc làm thây đổi mức đốt nóng và tốc độ quạt thổi gió nóng - Rơle nhiệt tự động ngắt điện khi rơle độ trên mức cho phép - Cửa đón gió không khí ngoài vào và cửa đón gió nóng ra . 2. Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy sấy tóc - Động cơ không quay, dây điện trở không nóng - Điện trở nóng , thổi gió yếu - Gió thổi yếu nhiệt độ thấp - Gió thổi tốt nhiệt độ thấp 3. Một số lưu ý khi sử dụng máy sấy tóc - Không sử dụng khi đang tắm - Không để máy rơi xuống nước hoặc dung dịch khác - Không dùng máy để làm những việc quá nặng nề - Bộ phận đốt nóng khi làm việc luôn có điện không chọc que vào cửa gió - Không dùng máy khi có hơi hoá chất - Không tháo màn chắn gió vào và ra Hoạt động 2: II. Máy giặt 1. Cấu tạo - Vỏ máy, nắp máy, lắp trong suốt, bảng điều khiển lò xo , thùng ngoài, thùng trong, ống nước và ống nước xả. 2. Thông số kĩ thuật - Dung lượng máy từ 3,5-5kg, >5kg, . - áp suất nguồn nước cấp thường có trị số 0,3-0,8 kg/cm3 dễ làm hỏng van nạp nước. - Mức nước ở trong thùng điều chỉnh tuỳ theo khối lượng đồ giặt lần đó - Lượng nước 120l-150l/1lần giặt - Công suất động cơ 130-150w - Điện áp nguồn cung cấp 3. Nguyên tắc sử dụng - Đảm bảo các thông số kĩ thuật - Kiểm tra bỏ vật lạ , cứng nằm trong đồ giặt - Không giặt lẫn đồ phai màu - Giặt riêng đồ quá bẩn - Sau vài tuần sử dụng nên làm vệ sinh lưới lọc nước Hoạt động 3: Thực hành sử dụng máy * Củng cố ? Trình bày cấu tạo và sử dụng máy sấy tóc ? ? Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng máy sấy tóc , cách khắc phục ? Cho biết các thông số kĩ thuật máy giặt ? Cách sử dụng máy giặt bền lâu * Hướng dẫn về nhà - Cho học sinh chép câu hỏi về làm đề cương ôn tập - xem lại các bài thực hành ở kì 2. Ngày soạn: 5/11/08 Ngày dạy :11/11/08 Tiết : 88 - 89 - 90 ôn tập I. Mục tiêu - Hệ thống lại các kiến thức đã học - Học sinh thêm một lần nữa được nắm chắc kĩ năng thực hành II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - Máy biến áp, quạt điện, đồng hồ vạn năng III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản G ôn tập cho học sinh theo hệ thống câu hỏi 1. Nêu định nghĩa và công dụng của máy biến áp? 2. Cho biết cấu tạo của máy biến áp? Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy biến áp? 3. Khi sử dụng máy biến áp thường gặp những hư hỏng gì? Biện pháp xử lí ? 4. Cho biết cách phân loại động cơ không đồng bộ ? 5. Trình bày nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ? 6. Cho biết cấu tạo củađộng cơ không đồng bộ 1pha? 7. Nêu cách sử dụng và bảo dưỡng quạt bàn ? 8. Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy bơm nước? 9. Nêu cách sử dụng và bảo dưỡng máy bơm nước? 10. Khi sử dụng máy biến áp thường gặp những hư hỏng gì? 11. Thế nào là sự cố quá tải? 12. Tác hại của điện giạt đối với cơ thể người? Trong quá trình ôn tập thực hành giáo viên cần hỏi thêm một số câu hỏi như ở đề cương? Hoạt động 1. Ôn tập về lí thuyết Hoạt động 2. Ôn tập thực hành * Hướng dẫn về nhà - Ôn lại các câu hỏi theo đề cương - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì 2 Ngày soạn:12/11/08 Ngày dạy : 118/11/08 Tiết 91 – 92 - 93 ôn tập kiểm tra I. Đề lí thuyết (45 phút) Câu 1(7điểm) Cho biết cấu tạo và nguyên lí hoạt động của máy biến áp? Câu 2(3điểm) Khi sử dụng máy sấy tóc cần lưu ý điểm gì? II.Đề thực hành (90phút) Học sinh chọn một trong 4 đề Đề 1: Mô tả cấu tạo máy sấy tóc? Đề 2: Mô tả cấu tạo máy biến áp? Đề 3: Mô tả cấu tạo của quạt bàn? Đề 4: Mô tả cấu tạo máy bơm nước li tâm? III. Biểu điểm thực hành - tháo và chỉ đúng các bộ phận : 4điểm - chất liệu từng bộ phận : 2điểm - tác dụng từng bộ phận : 2điểm - lắp đúng : 2điểm A. Đề bài I. Đề kiểm tra lí thuyết (45 phút ) Câu1 (4 điểm ) Khi nào xảy ra hiện tượng bị điện giật ? Tại sao nói điện giật nguy hiểm ? Mức độ nguy hiểm của điện giật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cần làm gì để hạn chế sự nguy hiểm đó? Câu 2 (3điểm ) Nêu một số biện pháp sử lí khi có tai nạn điện ? Tại sao hô hấp nhân tạo kịp thời lại có thể cứu sống được nạn nhân khi bị điện giật ? Câu 3 (3điểm ) Khi học xong chương này em thấy có ý nghĩa như thế nào ? II. Đề kiểm tra thực hành (90phút ) Giả sử nguồn điện 220v , em hãy lắp một bảng điện gồm 2cầu chì, 1ổ cắm, 2công tắc phục vụ cho các phụ tải sau : - 2 bóng đèn sợi đốt 110v- 100w, mắc nối tiếp. - 1 bếp điện 220v – 1200w. B. Đáp án I. Phần lí thuyết 1. – khi xảy ra hiện tượng điện giật ( 1điểm) - nêu được 2 ý giải thích ( 1điểm ) - nêu 3 mức độ phụ thuộc ( 1điểm) - cần nêu đủ khi lắp đặt , sửa chữa, sử dụng (1điểm) 2. – biện pháp sử lí ( 2 điểm) - tác dụng của hô hấp nhân tạo ( 1điểm) 3. – sự nguy hiểm của điện giật ( 1điểm ) - cách phòng chống tai nạn điện ( 1điểm) - phổ biến cho mọi người cùng hiểu biết về tai nạn điện ( 1 điểm ) II. Phần thực hành - lắp đúng mạch ( 3điểm) - bố trí linh kiện đường dây (2điểm) - bắt thiết bị và các mối nối chắc chắn(2điểm) - tính toán dây chảy hợp lí (2điểm) Ngày soạn:18/11/08 Ngày dạy : 25/11/08 Tiết : 94 -95 – 96 ôn tập cuối năm lắp bảng điện I. Mục tiêu - Hệ thống lại các kiến thức đã học - Rèn luyện kĩ năng thao tác lắp bảng điện - Giáo dục học sinh ý thức an toàn khi làm thực hành điện II. Chuẩn bị đồ dùng - Đề cương ôn tập - Bảng điện , dây dẫn, một số thiết bị điện và dụng cụ để lắp bảng điện III. Tiến trình dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Nội dung ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Giáo viên giải đáp thắc mắc câu hỏi ôn tập Bước 1: G thống kê những câu hỏi mà học sinh cần thắc mắc Bước 2: G nêu từng câu hỏi học sinh thắc mắc để cùng giải quyết Bước 3: Thống nhất chuẩn kiến thức Bước 4: Học sinh ghi nhớ , sửa chữa, hoàn thiện đề cương G đưa ra một số đề cho các nhóm bốc thăm Lắp đặt bảng điện gồm: a 2 cầu chì, 2công tắc, 2ổ cắm sử dụng nguồn điện 220v và 110v b 2 cầu chì, 2công tắc, 2ổ cắm sử dụng nguồn điện 220v H được chia thành 4 nhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên bốc thăm đề thực hành trên Sau một thời gian giáo viên kiểm tra bảng điện đã lắp của từng nhóm ( mỗi nhóm từ 1-2 bảng) G nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý Hoạt động 1. Giải đáp thắc mắc câu hỏi ôn tập Hoạt động2: Ôn tập thực hành lắp bảng điện Hoạt động3: Tổng kết Tổng kết thực hành , rút kinh nghiệm , thu dọn vệ sinh Ngày soạn:24/11/08 Ngày dạy : 27/11/08 Tiết 97- 98 -99 : giáo dục hướng nghiệp I. Mục tiêu - Trên cơ sở buổi giáo dục hướng nghiệp , học sinh có thể trả lời được câu hỏi “học gì” và “làm nghề gì ” ở lứa tuổi 14-15 - Hội thảo các hướng đi của học sinh - Tìm hiểu nguyện vọng học tập của học sinh II. Chuẩn bị đồ dùng - Tài liệu hướng nghiệp - Phiếu nguyện vọng học tập của học sinh III. Tiến trình hội thảo 1. ổn đinh tổ chức 2. Đặt vấn đề G nêu phần đặt vấn đề như tài liệu / 50sách nghề - Cấu trúc đội ngũ nhân lực bất hợp lí 1đại học – cao đẳng/ 1,57 trung học chuyên nghiệp /2,3 công nhân - Hợp lí : 1 kĩ sư /5-10 kĩ thuật viên /40-60 công nhân Do vậy tỉ lệ tuển sinh vào các hệ đào tạo những năm tới cần được định hướng và điều chỉnh. Điều đó có nghĩa tuyệt đại đa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông được tiếp nhận vào các trường trung học chuyên nghiệp , trường dạy nghề , học nghề ngắn hạn tại cơ sở sản xuất, các trung tâm dạy nghề hoặc trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất 3. Nội dung hội thảo G phát phiếu tìm hiểu nguyện vọng học tập của học sinh Các bước hội thảo : 6 bước Bước 1 G động viên học sinh phát biểu về hướng đi có thể xảy ra sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở – Học lên THPT ( trường công lập ) - Học lên THPT ( trường dân lập , bán công ))- Học ở các trường trung học chuyên nghiệp - Học nghề dài hạn - Học nghề ngắn hạn - Học tại trung tâm GDTX để có trình độ tương đương THPT - Tham gia lao động trực tiếp Trung học cơ sở Trung học PT Trung học PT( bán công, dân lập ) Trung học PT ( DL, BC) Trung học chuyên nghiệp Dạy nghề Giáo dục thường xuyên Tham gia lao động Dài hạn Ngắn hạn Bước 2 - Học sinh được chia thành các nhóm thảo luận về các điều kiện cụ thể đi vào từng luồng trên - Nguyện vọng cá nhân - Năng lực học tập - Hoàn cảnh gia đình Bước 3 Dại diện của từng nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình về các luồng và điều kiện của từng luồng . So sánh giữa các nhóm, lưu ý sự đối lập về quan điểm để thảo luận . Bước4 Hướng dẫn các nhóm tiếp tục hội thảo tập trung vào các vấn đề sau : - Có hay không xảy ra mâu thuẫn giữa các điều kiện trên + Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng + Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình - Hướng giải quyết các mâu thuẫn đó + Học tập và rèn luyện bản thân , phấn đấu vươn tới được ước mơ của mình + Tham gia lao động sản xuất vừa học vừa làm Bước 5 Mỗi nhóm trình bày tóm tắt kết quả thảo luận nhóm Bước 6 G tổng kết buổi hội thảo và đưa ra những kết luận chính - Nhận thức đúng về cách nghĩ thích “ làm thầy” không thích “ làm thợ ” - Cha mẹ học sinh cùng các em thấy được sự cần thiết và lợi ích của viẹc đánh giá đúng thực lực của bản thân, hoàn cảnh kinh tế, khả năng học tập mà lựa chọn con đường học tập cho phù hợp - Làm cho các em thấy rằng việc đi vào các hướng khác nhau sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở là bình thường và hợp lí.

File đính kèm:

  • docGiao an nghe Dien dan Dung THCS.doc
Giáo án liên quan