Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông

Nhận thức thế giới xung quanh, tìm hiểu những sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình là một nhu cầu không thể thiếu của con người. Đây là một trong ba mặt cơ bản của đời sống, của tâm lí con người (Nhận thức - Tình cảm - Hành động). Nhờ có nhận thức mà chúng ta không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mình mà cả hiện thực của bản thân nữa, không chỉ phản ánh cái bên ngoài, cái hiện tại mà cả cái bên trong, cái sẽ tới và các quy luật phát triển của hiện thực.

 Mục tiêu của nhà trường phổ thông nói chung và mục tiêu của trường THPT nói riêng là hình thành nhân cách của học sinh, phát triển toàn diện và trưởng thành về mặt xã hội của học sinh. Trong nhà trường phổ thông, học sinh được giáo dục bằng nhiều phương pháp, nhiều ngành học. trong đó bộ môn Ngữ văn được coi là một môn học chủ công trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Áp dụng phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên và học sinh, giữa học sinh và giào viên để qua giờ học ấy thu được kết quả cao hơn và cũng qua giờ học ấy học sinh có dịp bộc lộ mình, tự khẳng định mình, đồng thời giáo viên cũng có cơ hội để nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh. Chương II: Nội dung dạy học vấn đáp (đàm thoại). 1) Quan niệm về dạy học vấn đáp (đàm thoại). a/ Thế nào là vấn đáp. Phương pháp vấn đáp là phương pháp mà giáo viên đưa ra các câu hỏi, từ đó học sinh có nhiệm vụ trả lời các câu hỏi. Các câu hỏi này được tổ chức thành một hệ thống phù hợp với nội dung bài học. b/ Vấn đáp trong giờ học văn. Trong nhà trường có rất nhiều hoạt động cùng diễn ra đồng thời trong đó không thể thiếu được hai hoạt động chính: Hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh. Các hoạt động đó diễn ra với các chủ thể khác nhau, với các đối tượng khác nhau và bằng các cơ chế khác nhau nhưng không bao giờ chúng tách rời nhau. Hai hoạt động ấy thống nhất với nhau trong một quá trình thống nhất. Trong hoạt động ấy học sinh là nhân vật trung tâm, còn giáo viên giữ vai trò nòng cốt. Nếu trước kia một giờ học chỉ là những lời thuyết giảng của giáo viên và học sinh thụ động lắng nghe, ghi chép toàn bộ lời giảng của giáo viên thì giờ đây phương pháp ấy dần được thay thế và biến đổi bằng con đường vấn đáp. Nhằm gợi mở cho học sinh làm sáng tỏ những vấn đề mới, dẫn dắt học sinh phát hiện những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ những tài liệu đã có cũng như từ những kinh nghiệm đã tích luỹ trong cuộc sống, hoặc cũng có thể tổng hợp những tri thức học sinh đã lĩnh hội để củng cố, ôn tập hoặc kiểm tra đánh giá. Chẳng hạn ở đoạn trích "Trao duyên" (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du), ta thấy tiếp theo lời mở đầu Thuý Kiều kể cho em nghe vắn tắt mối tình của mình với Kim Trọng. Lúc đó giáo viên có thể đưa ra câu hỏi "Em có nhận xét gì về lời lẽ của Kiều lúc này?" Học sinh trả lời: ở đây Kiều đã kể một cách rạch ròi và điềm tĩnh, giọng kể mang màu sắc tâm sự, vừa kể vừa thuyết phục em bằng lý trí và tình cảm: "Sự đâu sóng gió bất kỳ; Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai". Những lời thơ ở đoạn này chất chứa nhiều thành ngữ: "Tình máu mủ; lời nước non; thịt nát xương mòn; ngậm cười chín suối;..." nên màu sắc tâm sự rất đậm, khiến cho nó có tác dụng thuyết phục hơn. ở đây ta bắt gặp nét thông minh, khôn khéo, tế nhị trong phẩm chất con người Thuý Kiều. Bằng phương pháp vấn đáp. Có sự gợi mở người giáo viên tạo cho lớp học một không khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ những nhận thức trực tiếp của mình. Giờ dạy văn, học văn tạo được không khí trao đổi tình, thân mật về những vấn đề mà nhà văn nêu lên. Cũng nhờ phương pháp đàm thoại mà mối liên hệ giữa nhà văn, giáo viên và học sinh được hình thành ngay trong giờ học. 2) Các nhân vật tham gia trong giờ học vấn đáp. a/ Người giáo viên trong giờ học vấn đáp. Theo cách dạy học truyền thống, người giáo viên trong giờ học là người quyết định một cách toàn diện chất lượng dạy học và được coi là chủ thể của hoạt động dạy. Nhương theo quan điểm mới, người giáo viên không phải là người duy nhất quyết định hết thảy mọi vấn đề trong giáo dục mà họ chỉ là người tổ chức, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh.Chẳng hạn, đứng trước một vấn đề mà học sinh khó phát hiện cũng như khó trả lời, người giáo viên cần có câu hỏi gợi mở để từ đó giúp học sinh có sự định hướng và trả lời. Ví dụ: Trong đoạn trích " Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ " - Giáo viên đưa ra câu hỏi: Tâm rtrạng bao trùm của người chinh phụ trong đoạn trích là gì ? - Học sinh trả lời: Cô đơn , trống trải - Giáo viên tiếp tục đưa ra câu hỏi: Tâm trạng đó được thể hiện cụ thể như thế nào ? - Học sinh: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của người Chinh phụ . + Khắc khoải mong chờ. + Lúc nào nàng củng cảm thấy lẻ loi. + Khát khao đồng cảm - Giáo viên gợi mở: Hình ảnh người thiếu phụ "thầm gieo từng bước "hình ảnh con người ấy ngồi đối diện với ngọn đèn có tác dụng gì ? - Học sinh trả lời: Cực tả nỗi cô đơn lẻ loi b/ Người học sinh trong giờ học vấn đáp. Trong cơ chế dạy học văn theo lối cũ, mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh là mối liên hệ giữa người giảng với người nghe, người truyền thụ với người tiếp thu, người thông tin với người tiếp nhận, ngươig trình bày với người ghi nhớ. Như vậy những năng lực chủ quan của bản thân học sinh không được phát huy. Học sinh được giáo viên hướng dẫn sẽ hình thành kiến thức mới trên cơ sở sách giáo khoa và vốn hiểu biết trực tiếp và gián tiếp của bản thân các em. Với hàng loạt câu hỏi phát vấn trong giờ học Văn, giáo viên có thể phát huy được mạnh mẽ những năng lực tư duy và phẩm chất trí tuệ của từng học sinh. Năng lực độc lập làm việc, óc tìm tòi suy nghĩ, thói quen giao tiếp xã hội của học sinh được phát huy một cách tích cực. Chính vì vậy công việc học văn trong nhà trường thực sự là một hoạt động rèn luyện con người học sinh, rèn luyện bộ óc của học sinh. Ví dụ : Khi học đoạn trích "Nỗi thương mình", giáo viên có thể đưa ra câu hỏi: Qua đoạn thơ, bằng trí tưởng tượng em tưởng tượng cảnh sống của Thuý Kiều chốn lầu xanh ? Học sinh trả lời: Trước mắt chúng ta hiện cảnh sống của Thuý Kiều nơi nhà chứa một cảnh sống xô bồ nhơ nhớp qua các từ ngữ : Bướm lả ong lơi - cuộc say đầy tháng ..- gió lá cành chim - sáng đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh Như vậy: người học sinh trong giờ văn theo phương pháp vấn đáp luôn là người chủ động, sáng tạo, có dịp phát huy trí tuệ, tâm hồn. Chương III: Kết quả nghiên cứu. Đề tài này được thực hiện bằng hai phương pháp nghiên cứu: 1) Kết quả từ quan sát thực tế. Quan sát việc học tập các bộ môn nói chung và việc học tập bộ môn Văn học nói riêng của học sinh trong lớp: Ghi chép kết quả quan sát về các mặt: + Trong giờ học Văn không khí học tập sôi nổi, đã có sự cộng hưởng cảm xúc giữa nhà văn - học sinh - giáo viên. Bên cạnh một số học sinh có thái độ lạnh nhạt. thờ ơ trước những bài văn hay thì đa số học sinh là thích thú khi được học môn Văn và tiếp xúc với các tác phẩm văn học. + Quan sát một số giờ học Văn: Giờ học Văn đã tạo được không khí cảm xúc, có sức lay động cuốn hút hầu hết học sinh trong lớp. Chính vì vậy mà nó phát huy được tinh thần tự giác trong học tập, các em hăng hái xung phong phát biểu xây dựng bài, nhận xét các ý kiến của các bạn khác... 2) Nghiên cứu sản phẩm. + Qua số điểm: - Điểm giỏi: 2/43 h/s - Điểm khá: 18/43 h/s - Điểm trung bình: 18/43 h/s - Điểm yếu: 5/43 h/s + Qua vở ghi, vở bài tập: - Giỏi: 3/43 h/s - Khá: 16/43 h/s - Trung bình: 22/43hs - Yếu: 2/43 h/s Chương IV: Một số biện pháp trong giờ học vấn đáp (đàm thoại). Khi chúng ta tìm hiểu hay tiếp cận một tác phẩm văn chương sẽ có rất nhiều con đường khác nhau: đọc, kể, đi từ chủ đề, từ đề tài, kết cấu nghệ thuật... Để tổ chức một giờ học vấn đáp hoàn chỉnh trong dạy văn chúng ta có thể tiến hành theo một số bước cơ bản sau đây: 1) Xác định vấn đề cần vấn đáp (đàm thoại). - Thông qua việc hướng dẫn đọc, giáo viên phải hướng dẫn hay gợi ý cho học sinh những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu chứa đựng nội dung bao quát cơ bản để trong quá trình đọc học sinh cảm nhận được vấn đề mình cần phải trả lời hay tìm hiểu trong giờ học đó. - Vấn đề đưa ra vấn đáp với học sinh có khi chỉ là một hình ảnh, một chi tiết, một khía cạnh nội dung hay một nhân vật nào đó trong tác phẩm. Nhưng chi tiết hoặc hình ảnh đó phải đóng vai trò then chốt mà qua đó giúp học sinh nắm được tư tưởng của đoạn trích hoặc tác phẩm 2) Hướng dẫn học sinh vấn đáp. Đây là một việc làm quan trọng của giáo viên trong giờ học văn. Khi đã đưa ra một hệ thống câu hỏi, nếu học sinh không thể tìm ra câu trả lời ngay được thì người giáo viên cần phải dẫn dắt, gợi mở vấn đề bằng những câu hỏi phụ để từ đó học sinh tìm ra ý cho câu hỏi chính. Trong thực tế học sinh có thể nắm được nhiều các chi tiết của tác phẩm nhưng chưa biết kết nối các chi tiết đó để có thể rút ra được các nhận định đánh giá. Đây cũng là lý do khiến các em rụt rè khi trả lời. Vì vậy đòi hỏi giáo viên gợi mở Chương V: ý kiến đề nghị vận dụng kinh nghiệm. Với sáng kiến kinh nghiệm "Tìm hiểu phương pháp vấn đáp trong dạy học môn Văn trong nhà trường phổ thông" tôi nghĩ rằng có thể áp dụng kinh nghiệm này ở tất cả các lớp kể cả lớp chọn và khối lớp không chọn. Thực tế cho thấy muốn đạt được kết quả cao cho môn Văn thì chúng ta phải lấy học sinh làm trung tâm. Qua sáng kiến này tôi mong rằng các đồng nghiệp cũng sẽ áp dụng như tôi trong giờ dạy để đạt kết quả cao hơn. C. Kết luận áp dụng phương pháp vấn đáp (đàm thoại) trong dạy học môn Văn ở trường phổ thông là một việc làm cần thiết để nhằm nâng cao chất lượng học sinh. Phương pháp dạy học nào thì cũng có mặt tích cực và hạn chế của nó, nhưng nói chung theo phương pháp dạy học mới hiện nay lấy học sinh làm trung tâm thì việc dạy học theo phương pháp vấn đáp mang lại thành công nhiều hơn. Việc áp dụng phương pháp vấn đáp vào trong dạy học bộ môn Ngữ Văn có tác dụng rất lớn trong việc phát triển trí tuệ, tâm hồn của học sinh, rèn luyện kỹ năng phát huy sáng tạo của học sinh, phát huy hướng tìm tòi phát hiện trong quá trình học của học sinh. Nhưng với phương pháp này đôi khi cũng có hạn chế đối với các lớp học sinh yếu, dễ gây mất thời gian. Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng. Người giáo viên là người tổ chức hoạt động dạy và học, vì vậy phải biết tận dụng sức mạnh của mỗi phương pháp để từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập và giảng dạy. Với sáng kiến này, tôi chỉ mong góp một ý kiến nhỏ của mình tích luỹ được trong quá trình giảng dạy ở trường phổ thông. Chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, mong các đồng nghiệp góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đánh giá của Hội đồng khoa học Người viết D - Tài liệu tham khảo. 1. Phương pháp dạy học Văn - Nhà xuất bản giáo dục- 1995. 2. Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông - Nhà xuất bản giáo dục- 1998. E - Mục lục. - Phần mở đầu - Trang 01. - Phần nội dung - Trang 02. - Phần kết luận - Trang 09.

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem(3).doc
Giáo án liên quan