Dùng lời giảng bình: Lời giảng bình vốn là công cụ chính của lối giảng văn truyền thống, trong phương pháp giảng dạy mới lời giảng bình không còn đảm nhiệm chức năng chính nhưng người GV nếu biết đưc lời giảng bình đúng lúc đúng chổ nó sẽ hố trợ đắc lực cho tiết dạy đọ – hiểu văn bản. Trong giảng dạy tôi thường sử dụng lời giảng bình khi cần làm rõ hoặc mở rộng những nội dung kiến thức khó trong văn bản hoặc khi cần thể hiện nhận xét đánh giá, sự cảm nhận tinh tế vềtình tiết sự việc trong văn bản. Lời giảng bình khi GV chuyển tải đến HS cần thể hiện bằng âm lượng vừa phải, lời văn giàu cảm xúc, tình cảm sẽ gây được ấn lượng khó quên cho HS về các chi tiết hình ảnh.
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các biện pháp, các hình thức dạy học để tạo hứng thú cho học sinh khi học Ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o phần Tiếng việt, phần Tập làm văn cảm nhận được văn bản sẽ giúp cho việc học Tiếng việt, Tập làm văn đạt kiết quả tốt hơn. Vì vậy cần tạo được hứng thú cho các em trong tiết Đọc – hiểu văn bản
II Giải quyết vấn đề.
Tiết dạy Đọc – hiểu văn bản giúp HS có được những hiểu biết nhận xét đánh giá về con người, đời sống, xã hộiTheo phương pháp giảng dạy tích cựcthì giáo viên là người tổ chức hướng dẫn còn HS phải chủ động tích cực trong quá trình đọc – hiểu văn bản. Để đạt được yêu cầu bài học cũng như đảm bảo đổi mới phương pháp giảng dạy và tạo được hứng thú cho HS học tập đòi hỏi người GV phải biết đa dạng hoá các biện pháp và hình thức dạy học.
Hiện nay khi khoa học công nghệ pháp triển phương pháp dạy học hiện đại vận dụng quá trình công nghệ thông tin ngày càng mở rộng các tiết dạy bằng giáo án điện tử đã và đang thu hút HS học tập. Tuy nhiên điều kiện cơ sỏ vật chất ở các trường THCS cũng như điều kiện của các thầy cô giáo đặc biệt là ở vùng nông thôn chưa thể đáp ứng được với phương pháp dạy học tiên tiến đó. Vì vậy phương pháp dạy học bấy lâu nay vẫn đang là chủ yếu: GV phải biết tạo hứng thú học tập cho HS ngay trong từng bước lên lớp, từng phần của bài học bằng nhiều hình thức nêu vấn đề, đặt câu hỏi, đọc diễn cảm, giảng bình, tổ chức cho HS học tập theo nhóm, sử dụng trang thiết bị phục vụ tiết dạynhằm đạt hiệu suất cao trong tiết dạy trên lớp.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin được trình bày việc áp dụng các hình thức phương pháp dạy học tích cực để tạo hứng thú học tập cho HS trong tiết đọc – hiểu văn bản” Mây và Sóng” của Ta go trong chương trình Ngữ văn 9 tập II.
Muốn tạo hướng thú học tập cho HS điều quan trọng nhất trong giảng dạy là người GV cần linh hoạt trong phương pháp tránh rập khuôn máy móc dẫn đến nhàm chán sáo mòn. Trong giảng dạy phần Đọc – hiểu văn bản tôi thường áp dụng phương pháp tạo tình huống có vấn đề, vì đây là một hình thức làm nãy nở nhu cầu hiểu biết tạo hứng thú học tập, tìm hiểu phương pháp nêu vấn đề thường được áp dụng ngay trong phần giới thiệu bài.Nêu vấn đề đặt văn bản vào tình huống có vấn đề tạo cho HS có nhu cầu hiểu biết về văn bản từ đó các em có tâm thế thoải mái , sẵn sàng hợp tác trong việc đọc- hiểu văn bản.
Ví dụ: Khi giới thiệu bài thơ ” Mây và Sóng”tôi đã dùng phương pháp nêu vấn đề bằng cách:
Hỏi: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 em đã được học những bài thơ nào viếyt về tình cảm mẹ con? (HS kể tên hai bài thơ “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, và bài” Con cò”)
Giảng: Bài thơ “ Khuc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm cho thấy tình thương con của bà mẹ dân tộc Tà - ôi gắn liền với tình yêu thương bộ đội, làng bản xóm thôn tình yêu thương đất nướckhát vọng tự do. Bài thơ ” Con cò”của Chế Lan Viên ngợi ca vai trò của người mẹ và những bài hát ru đối với mỗi cuộc đời. Bài thơ “Mây và Sóng” của nhà thơ Ta – go ( ấn Độ)cũng viết về tình cảm mẹ con. Tình cảm mẹ con trong bài thơ Mây và Sóng được thể hiệnbằng cách nào? gây ấn tượng trong lòng người đọc ở chổ nào? chúng ta sẽ cùng đọc – hiểu văn bài thơ.
Bằng cách nêu vấn đề HS đã chủ động đến với tác phẩm, vớinhững vấn đề cần khai thác tìm hiểu bởi trí tò mò muốn hiểu biết, giờ học Đọc – hiểu văn bản đến với các em không hề gò ép, bắt buộc. Bằng cách tạo tình huống có vấn đề GV lần lượt dẫn dắt HS phân tích tìm hiểu văn bản.
Ví dụ: Bài thơ có hai phần, cách tổ chức hai phần của bài thơ có điểm nào giống, khác chúng ta sẽ tìm hiểu “Bố cục của bài thơ”
Từ chối lời mời mọc rủ rê của những người sống trên mây và những người sống trong sóng, em bé đã là gì ? đó là một câu hỏi vùa chuyển ý vừa tạo tình huống có vấn đề cho phần tìm hiểu ” Trò chơi sáng tạo của em bé”.
Cứ như vậy các câu hỏi nêu vấn đề, tạo tình huống có vấn đề GV đã hướng dẫn HS chủ động sáng tạo trong Đọc – hiểu văn bản phương pháp nêu vấn đề còn được sử dụng trong xây dựng caau hỏi trắc nghiệm lựa chọn, đưa ra những vấn đề để HS chọn đúng – sai hoặc chọn đáp án đuúng. Từ những tình huống có vấn đề đó đã thu hút HS học tập, tạo ra những cơ hôi để HS tranh luận nhờ đó mà kiến thức được khắc sâu, ghi nhớ kỹ hơn.
Đọc- diễn cảm là biện pháp dạy học đặc trưng cho tiếp nhận văn bản nghệ thuật. Đọc diễn cảm được coi là hoạt động phân tích cảm thụ văn bản qua giọng đọc, giọng đọc đúng là biểu hiện đúng hướng thâm nhập tác phẩm.
Khi tổ chức cho HS đọc văn bản “Mây và Sóng” tôi đã tiến hành
Hỏi: Theo em trong bài thơ ngoài lời của em bé còn có lời của ai? (HS tră lời: lời của người sống trên mây, những người sống trên sóng)
Em hãy chỉ ra cách đọc bài thơ ?( phân biệt lời của những người sóng trên mây, trong sóng với lời của em bé trò chuyện với mẹ)
GV: Để nhận rõ được cuộc đối thoại của em bé với mây với sóng, và lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ, chúng ta sẽ tổ chức đọc phân vai.
GV tổ chức hướng dẫn đọc phân vai: 1 em đọc lời của em bé nói với mẹ, 2 em nữ đọc đồng thanh lời của những người sống trên mây, 2 em nam đọc đồng thanh lời của những người sống trong sóng. Qua phần đọc bài đã thu hút HS và tạo được không khí tiết học sôi nỗi hấp dẫn.
Dùng lời giảng bình: Lời giảng bình vốn là công cụ chính của lối giảng văn truyền thống, trong phương pháp giảng dạy mới lời giảng bình không còn đảm nhiệm chức năng chính nhưng người GV nếu biết đưc lời giảng bình đúng lúc đúng chổ nó sẽ hố trợ đắc lực cho tiết dạy đọ – hiểu văn bản. Trong giảng dạy tôi thường sử dụng lời giảng bình khi cần làm rõ hoặc mở rộng những nội dung kiến thức khó trong văn bản hoặc khi cần thể hiện nhận xét đánh giá, sự cảm nhận tinh tế vềtình tiết sự việc trong văn bản. Lời giảng bình khi GV chuyển tải đến HS cần thể hiện bằng âm lượng vừa phải, lời văn giàu cảm xúc, tình cảm sẽ gây được ấn lượng khó quên cho HS về các chi tiết hình ảnh.
Ví dụ: Khi phân tích “ Trò chơi sáng tạo của em bé” trong bài “Mây và Sóng”
GV hỏi: Trò chơi của em bé sáng tạo ra và trò chơi của những người sống trên mây và những người sống trong sóng thì trò chơi nào hay hơn? vì sao ?
Sau khi HS trả lời tôi đã sử dụng lời giảng bình để phân tích lý giải giúp các em hiểu:” Trò chơi em bé sáng tạo hay hơn thú vị hơn vì em không chỉ có mây mà được là mâyvà còn có trăng chính là mẹ, em không chỉ chơi đừa với những người sống trên mây mà clại được cùng chung sống với mây với trăng trong một mái nhà; em không chỉ có sóng mà em được làm sóng và còn có bến bờ kỳ lạ bao dung rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em lăn, lăn, lăn mãi vào lòng đó chình là mẹ. Trò chơi sáng tạo đã cho em vừa được chơi đùa với mây với sóng vừa được sống trong tình yêu thương của mẹ”
Hoặc khi phân tích ý nghĩa câu thơ “ Con lăn, lăn, lăn mãiở chốn nào” ( Câu hỏi 5 ở SGK)
GV đã dùng lời giảng bình để chốt lại : “ ý nghĩa của 2 dòng thơ cuối cho thấy tình cảm mẹ con được đặt ngang tầm với thiên nhiên vũ trụ và có mặt ở khắp mọi nơi mà không ai có thể tách rời, phân biệt chia cắt. Tình mẫu tử trở nên thiêng liêng bất diệt. ý nghĩa của 2 dòng thơ cuối cũng là chủ đề tư tưởng xuyên suốt bài thơ”
Sự tham gia của lời giảng bình có thể là rất ít nhưng có tác dụng gây lòng tin, hứng thú thẩm mĩ cho HS, rèn luyện cho HS có kĩ năng biết nghe những lời hay ý đẹp, làm nảy sinh nhu cầu viết những câu văn đoạn văn hay trong bài tự luận ở phần Tập làm văn.
Vận dụng hình thức tổ chức cho HS thảo luận nhóm: đây là một hình thức học tập mới GV phân chia các nhóm thảo luận phát phiếu học tập. Nội dung thảo luân thường là những vấn đề hơi khó, phạm vi kiến thức mang tính khái quát, tình huống có vấn đề trong bài học vượt quá khả năng cá nhân cần tới tư duy tập thể. Trong Đọc- hiểu văn bản, thảo luận nhóm thường sử dụng khi tiến hành đọc- hiểu ý nghĩa văn bản.
Ví dụ: Khi đọc – hiểu văn bản “Mây và Sóng” để trả lời cho câu hỏi: “ Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con bài thơ còn có thể gợi cho em suy nghĩ thêm điều gì nữa” ( Câu hỏi 6 ở SGK) Tôi đã tổ chức cho HS thảo luận nhóm, các em trao đổi đưa ra nhiều ý kiến khác nhau và như vậy ý nghĩa của văn bản được mở rộng ra rất nhiều.
Sử dụng các phương tiện hổ trợ cho dạy học trên lớp như tranh ảnh, băng hình, băng nhạc, máy chiếu, bẳng phụgóp phần làm phong phú đa dạng hình thức lên lớp đảm bảo yêu cầu tích hợp của môn Ngữ văn. Kết thúc tiết dạy văn bản “Mây và Sóng” GV có thể cho HS thưởng thức một làn điệu ru con hoặc một bài hát ngợi ca tình mẹ. Những hoạt động này có tác dụng gây ấn tượng đẹp cho tiết học.
Nhưng có lẽ biện pháp dạy học tích cực có nhiều lợi thế để biến tác phẩm của tác giả thành tác phẩm của HS là việc GV biết xây dựng một hệ thống câu hỏi đọc hiểu lô gich đảm baor các mức độ : câu hỏi tái hiện( phát hiện các chi tiết, hình ảnh các biện pháp nghệ thuật trong văn bản) và câu hỏi sáng tạo ( yêu cầu trình bày nhận xét đánh giá, nêu cảm xúc suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng đi sâu vào tìm hiểu giá trị của văn bản)
Ví dụ: Trong phần phân tích “ lời mời gọi của những người sống trên mây , trong sóng và thái độ của em bé”
Tôi đã xây dựng một hệ thống câu hỏi: kết hợp câu hỏi tái hiện và câu hỏi sáng tạo như sau:
Câu hỏi 1: Nhữmh người “trên mây”và “ trong sóng” đã nói gì với em bé?
Câu hỏi 2: Nhận xét về lời mời gọi của những người “trên mây”và “ trong sóng”?
Câu hỏi 3: Thái độ của em bé trước lời rủ rê mời gọi đó?
Câu hỏi 4: Nhận xét về thái độ của em bé? Giải thích?
Những câu hỏi tái hiện và câu hỏi sáng tạo đã dần dần đưa các em chiếm lĩnh văn bản hiểu rõ, hiểu sâu và thâm nhập văn bản tứ đó có thể trình bày cảm nhận đánh giá về tác phẩm trong phần Tập làm văn hay hơn giàu cảm xúc hơn.
I Kết luận:
Làm nghề dạy học GV vừa là người “thiết kế” vừa là người “thi công” để có “sản phẩm “ đạt yêu cầu thì người GV cần nắm chắc phương pháp trong đó việc tạo hứng thú học tập cho HS là một khâu then chốt để đạt hiệu suất cao trong giờ lên lớp.
Trong giảng dạy Ngữ văn nói chung, giảng dạy phần Đọc hiểu văn bản nói riêng, việc sử dụng đa dạng các hình thức, biện pháp dạy học đã đưa HS đến với giờ học Ngữ văn một cách thoải mái nhiều em say mê yêu thích học Ngữ văn hơn. Giờ học Ngữ văn đã trở thành giờ học mà một số em vẫn mong chờ.
File đính kèm:
- SKKN rat hay.doc