1. Lí do chọn đề tài 5
2. Từ dư luận của báo chí về việc đổi mới kiểm tra đánh giá HS 8
3. Tính cấp bách của đề tài nghiên cứu 10
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 11
5. Mức độ nghiên cứu đề tài 12
6. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 13
7. Cơ sở lí luận thực tiễn và PP nghiên cứu 13
8. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 17
9. Kết cấu của đề tài 18
61 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Sáng kiến kinh nghiêm: Áp dụng công nghệ dạy học dự án vào bài giảng lịch sử - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Chí Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lượng học tập và giảng dạy cao hơn, tập trung vào việc phát triển tư duy, các kĩ năng giải quyết vấn đề và sử dụng các phương pháp học tập gắn liền với thực tiễn. Để đạt được mục tiêu nầy, các trường học cần thiết phải xây dựng một môi trường học tập mới. Việc đưa các công nghệ mới vào hỗ trợ dạy và học là mục đích của cải cách GD. Cùng lúc đó, người ta cho rằng các cách kiểm tra truyền thống không thể đánh giá chính xác kết quả học tập của HS khi GV áp dụng PP giảng dạy mới. Điều nầy đã dẫn đến nhu cầu cần phải có một quy trình đqánh giá mới về kết quả học tập. Các cách đánh giá sẽ được xây dựng dựa trên các dự án, hồ sơ, bài thuyết trình và các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn mới. Theo quan điểm nầy, không thể xem xét và đánh giá việc ứng dụng công nghệ tách rời khỏi những thay đổi lớn khác đáng diễn ra trong trường học và nó cần được nhìn nhận như là nhân tố tạo ra các thay đổi đó.
Có thể tóm tắt những yếu tố mạnh mẽ của phương pháp dạy học theo dự án như sau :
Tính liên quan : tạo ra kinh nghiệm học tập thu hút HS vào những dự án mà HS sẽ dựa vào đó để phát triển và ứng dụng các kĩ năng, kiến thức của mình. Nội dung bài học có ý nghĩa hơn nhiều bởi vì nó dựa trên việc học hỏi từ thế giới thực và HS có thể tìm thấy hứng thú trong việc học.
Tính thách thức : khuyến khích HS giải quyết những vấn đề phức tạp mang tính hiện thực. Các em khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách có ý nghĩa. Tất cả những hoạt động này yêu cầu HS phải có tư duy sâu sắc về công việc của mình.
Gây hứng thú : được cộng đồng thừa nhận là PP học có ý nghĩa, thúc đẩy ham muốn học tập của HS, tăng cường năng lực hoàn thành những công việc quan trọng và niềm khát khao được đánh giá các kết quả đã hoàn thành. Khi HS có cơ hội kiểm soát được việc học của chính mình thì giá trị của việc học đối với các em cũng tăng lên. Cơ hội lựa chọn và kiểm soát, cũng như cơ hội cộng tác với các bạn cùng lớp sẽ làm tăng hứng thú học tập của các em.
Tính liên môn : yêu cầu HS sử dụng thông tin của những môn học khác nhau để giải quyết vấn đề, trong hầu hết các bài thuyết trình, HS phải làm những bài tập liên quan đến nhiều mảng kiến thức.
Tính xác thực : yêu cầu HS tiếp thu kiến thức theo cách học của người lớn là học và trình diễn kiến thức.
Khả năng cộng tác : thúc đẩy sự cộng tác giữa các em HS và GV, giữa các em HS với nhau, trong nhiều trường hợp sự cộng tác được mở rộng đến cộng đồng. Tất cả các bộ môn đều thừa nhận tầm quan trọng của PP làm việc mang tính cộng tác của HS như một phương tiện làm phong phú hơn và mở rộng sự hiểu biết của HS về những điều các em đang học.
Sự vui nhộn : HS rất thích PP học dựa trên dự án phân công thuyết trình, sắm vai. Các em tâm sự rất mong được đến phòng nghe nhìn giờ học lịch sử theo PP mới nầy. Các bài thuyết trình được các em chuyển tải lên mạng và tạo ra blog giao lưu với HS các trường khác cũng là một điều thú vị với các em.
KẾT LUẬN
Cách học tập dựa theo dự án là một mô hình học tập khác với mô hình hoạt động học tập truyền thống với những bài giảng ngắn, tách biệt và lấy GV làm trung tâm. Các hoạt động học tập dựa trên dự án được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật, lấy HS làm trung tâm và hoà nhập với những vấn đề và thực tiễn của thế giới thực tại.
Mục tiêu của một dự án (được định nghĩa là việc nghiên cứu có chiều sâu về một chủ đề học tập) là để học nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được GV đưa ra. Trong các lớp học sử dụng cách học dựa trên dự án, HS cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước một cử toạ ngoài nhóm. Bước cuối cùng có thể là một buổi thuyết trình sử dụng các phương tiện nghe nhìn, một vở kịch, một bản báo cáo viết tay, một trang web hoặc một sản phẩm được tạo ra.
Cách học dưa trên dự án không chỉ tập trung vào các chương trình giảng dạy mà còn khám phá các chương trình này, yêu cầu HS phải đặt câu hỏi, tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp. Cách học dưa trên dự án là một cấu trúc học tập có thể thay đổi môi trường học từ “giáo viên nói” thành “học sinh thực hiện”.
Do tính chất tương tác của các công nghệ mới, hiện nay người ta có thể dễ dàng hơn trong việc tạo ra các môi trường cho HS có thể học tập thông qua thực hành, tiếp thu các ý kiến phản hồi, liên tục nâng cao vốn hiểu biết và tiếp nhận các tri thức mới.
Các công nghệ có thể giúp chúng ta hình dung được những khái niệm khó hiểu. HS có thể sử dụng các phần mềm mẫu như các công cụ trong môi trường học tập ngoài trường học để tăng cường vốn hiểu biết dụa trên các khái niệm và những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình chuyển từ môi trường trong ra môi trường ngoài trường học.
Các công nghệ mới cho phép chúng ta tiếp xúc với hàng loạt các thông tin thông qua các thư viện điện tử, tài liệu của thế giới thực để tiến hành phân tích và kết nối với những người sẽ cung cấp thông tin, ý kiến phản hồi và nguồn cảm hứng, tất cả những gì có thể tăng cường khả năng học tập, quản lí của GV cũng như của HS mới đi theo một nguyên lí cơ bản, đó là các mục tiêu, kết quả học tập khác nhau đòi hỏi phải có những nội dung khác nhau :
Bài tập dựa trên chuẩn kiến thức sẽ giúp HS :
+Đạt/nâng cao được kiến thức hoặc kĩ năng trong lĩnh vực nội dung nhất định (ví dụ tiêu chuẩn của huyện hoặc tỉnh).
+Tiếp thu/nâng cao những kĩ năng thế kĩ 21 (giải quyết vấn đề, giao tiếp, cộng tác, quản lí thông tin, thời gian và nguồn lực).
+Thực hành các biện pháp/quá trình của một môn học (ví dụ : các phương pháp khoa học).
+Hiểu được các mục tiêu học tập định hướng các hoạt động dạy và học như thế nào.
+Hiểu được những phương thức đánh giá thống nhất với các hoạt động học tập như thế nào.
+Hiểu được các tiêu chí, tiêu chuẩn giảng dạy dành cho GV, đồng nghiệp cũng như tiêu chí tự đánh giá các sản phẩm và giờ học của chính bản thân các em.
+Thể hiện hiểu biết và áp dụng kiến thức, kĩ năng theo nhiều cách.
Bài tập hấp dẫn HS :
+Tham gia học tập chủ động (thực hành, xây dựng, tạo lập, di chuyển, sử dụng “tư duy đa dạng” )
+Tìm những chủ đề thú vị, vui vẻ, tạo hứng thú.
+Được lựa chọn (chủ đề, phương pháp tiếp cận)
+Được thử thách (nhưng không quá sức)
+Tạo ra một sản phẩm/hoạt động hoặc năng lực có ích cho bản thân khi bước vào cuộc sống.
+Biết được kết quả/hoạt động của mình sẽ được đánh giá cao, được sử dụng đúng, hay có ích cho người khác với cuộc sống thực.
+Nhận được phản hồi mang tính thực tế về chất lượng công việc từ người theo dõi bài thuyết trình được giao.
Áp dụng kinh nghiệm ngoài lớp học vào công việc.
Chịu trách nhiệm với các thành viên trong nhóm.
Bài tập dựa trên vấn đề HS cần thực hành suy nghĩ logic và sáng tạo để :
+Đưa ra một nhận xét hợp lí.
+Giải quyết một vấn đế.
+Đưa ra một quyết định hoặc sự lựa chọn.
+Lên kế hoạch một chuỗi hành động.
+Thuyết phục một người nào đó.
+Bảo vệ một ý kiến.
+Giải thích một khái niệm.
+Giải thích một tình huống phức tạp.
+Giải quyết một tình huống khó, gây bối rối.
+Khắc phục sự cố và cải thiện một hệ thống.
+Đáp ứng nhu cầu thực sự của một ai đó.
+Lên kế hoạch và tiến trình thực hiện một sự kiện.
+Áp dụng các khái niệm vào tình huống thực tế.
+Đưa ra một quá trình giải quyết vấn đề.
+Làm việc trong các điều kiện hạn chế (ví dụ : hạn chế về quy mô, ngân quỹ, tiền, nguồn lực )
Công nghệ nâng cao kết quả học tập :
+Giúp cho HS tiếp cận thông tin chất lượng, các tài liệu cơ bản, hoặc các quan điểm mà các em chưa biết.
+Cho phép HS tìm hiểu một khái niệm theo các cách mà bình thường không thể có.
+Tách biệt hoạt động học tập dành cho HS với những nhu cầu khác.
+Giúp HS hiểu các khái niệm trừu tượng.
+Tạo điều kiện cho HS tham gia vào những điều tra khoa học trực tuyến.
+Giúp HS quy trình giải quyết vấn đế (ví dụ sử dụng các phần mềm tổ chức).
+Khuyến khích HS khám phá khái niệm hoặc hình thành cách hiểu khái niệm của riêng các em.
+Chia sẻ ý tưởng và giao tiếp với các nhóm ở nơi khác.
+Giúp HS nhận phản hồi về bài tập của mình từ cộng đồng bên ngoài lớp học.
+Khuyến khích HS tham gia vào quá trình dân chủ hoá thông tin.
Đề tài SKKN mà tôi trình bày trong đề tài nầy còn nhiều thiếu sót, chỉ là bước đầu áp dụng công nghệ vào bài giảng lịch sử theo cách học dựa trên dự án. Tuy nhiên với quyết tâm và mong muốn áp dụng những gì đã học được ở lớp bồi dưỡng chuyên môn trong hè nên chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện tiếp tục trong năm học 2008-2009.
Đề tài SKKN nầy chỉ là dịp để tôi tổng kết lại hoạt động thực tiễn, rút kinh nghiệm qua ba năm thay sách ở trường THPT Dĩ An và tiếp tục thực hiện theo chủ đề của Bộ GD – ĐT “năm học CNTT”.
Rất mong được sự góp ý của Hội đồng xét duyệt để tôi làm tốt hơn trong công tác ứng dụng đề tài SKKN trong các năm tiếp theo./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ý tưởng và chiến lược cho một lớp học máy tính, Jessica Kahn, Tổ chức Quốc tế về Công nghệ cho Giáo dục, 1998.
ISTE liên kết chương trình giảng day, Tổ chức Quốc tế về Công nghệ cho Giáo dục, 2000.
Chuẩn Công nghệ Giáo dục Quốc gia cho Học sinh : Liên kết chương trình giảng dạy và công nghệ thông tin.
Đan xen công nghệ thông tin vào quá trình giảng dạy, David Dockterman, Tom Snyder Productions, 2002.
Marco Polo Internet cho lớp học :
Thư viện Blue Web’n Online về các website giáo dục :
Hướng dẫn của Kathy Schrock cho các nhà giáo dục :
Công cụ tìm kiếm Marco Polo :
Blue Web’n :
eMINTS – eThemes :
Landmarks for schools : Raw Data :
Khái quát về các quy chuẩn đánh giá :
HG.html
Chuẩn cho các quy chuẩn đánh giá và cách học dựa trên dự án :
Xây dựng quy chuẩn đánh giá :
Xây dựng quy chuẩn đánh giá điện tử :
Các bộ quy chuẩn đánh giá :
NHẬN XÉT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Ứng dụng CNTT&TT kế hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT”
NHẬN XÉT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Ứng dụng CNTT&TT kế hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT”
NHẬN XÉT ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Ứng dụng CNTT&TT kế hợp SBT để đổi mới PPDH LS ở trường THPT”
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem nam 2009.doc