Rèn luyện kĩ năng sống qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1. Mục tiêu

Sau khi hoàn thành nội dung 4, học viên:

- Hiểu được vai trò của HĐGDNGLL trong việc giáo dục rèn luyện KNS.

- Biết tổ chức HĐGDNGLL hướng vào giáo dục những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS.

- Biết cách tổ chức một HĐGDNGLL theo chủ đề.

2. Tài liệu, phương tiện

- Chương trình HĐGD NGLL cấp THCS do Bộ GD&ĐT ban hành theo Quyết định số 03/2002/QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2002.

- Sách “Một số vấn đề đổi mới phương pháp tổ chức HĐGD NGLL THCS”, NXBGD, Hà Nội, 2008.

- Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS/THPT”. NXBGD, Hà Nội, 2007.

- Sách “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”. NXBChính trị Quốc gia, 2006

- Sách giáo viên HĐGD NGLL các lớp 6, 7, 8, 9.

- Giấy A0, giấy A4, bút dạ bảng, bút màu.

- Máy chiếu Projector.

 

doc14 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2504 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng sống qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãy viết ra 5 KNS mình cho là cơ bản, quan trọng, cần thiết nhất cho học sinh THCS + Giáo viên tổng hợp các ý kiến và kết luận về những KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS. Thông tin cơ bản 1. Lý do: Một trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực“ do Phó Thủ Tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân phát động chính là rèn luyện KNS cho học sinh. Một trong những nội dung quan trọng của HĐGDNGLL được lồng ghép vào các hoạt động của chủ điểm giáo dục tháng, hoặc tổ chức thành một hoạt động độc lập... đều nhằm giáo dục những KNS cơ bản cho học sinh. KNS liên quan đến mọi hoạt động của trường học. Những thiếu hụt KNS ở mỗi học sinh đều có nguy cơ dẫn các em tới thất bại học đường ?... 2. Khái niệm kỹ năng: Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm, kĩ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho. Người có kỹ năng về một loại hoạt động nào đó cần phải: - Có tri thức về loại hoạt động đó, gồm: mục tiêu, các cách thức thực hiện hành động, các điều kiện phương tiện để đạt mục đích. - Biết cách tiến hành hành động theo đúng các yêu cầu và đạt kết quả phù hợp với mục đích. - Biết hành động có kết quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc. 3. Khái niệm kỹ năng sống: KNS là khả năng thực hiện những hành vi thích ứng tích cực, những cách hành xử hiệu quả, giúp cá nhân hoà nhập vào môi trường xung quanh (gia đinh, lớp học, thế giới bạn bè...), giúp cá nhân hình thành các mối quan hệ xã hội, phát triển những nét nhân cách tích cực thuận lợi cho sự thành công học đường và thành công trong cuộc sống 4. Giới thiệu các KNS cơ bản cần thiết cho lứa tuối học sinh THCS Căn cứ vào các bằng chứng nghiên cứu thống kê xã hội học, các nghiên cứu khảo sát nhu cầu, đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS, vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này và ý kiến của các chuyên gia, chúng ta có thể liệt kê một số kỹ năng sống cơ bản cần thiết cho lứa tuổi học sinh THCS sau đây: Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi Kỹ năng kiểm soát/ứng phó với stress Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng đồng cảm Kỹ năng quyết đoán, ra quyết định Kỹ năng thuyết phục, thương lượng Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu Kỹ năng đặt câu hỏi? Kỹ năng học bằng đa giác quan Kỹ năng tư duy sáng tạo Kỹ năng khen, chê tích cực Kỹ năng suy nghĩ tích cực, duy trì thái độ lạc quan Kỹ năng thích ứng Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá ????? Bài tập : học viên được yêu cầu xếp hạng các KNS này theo thứ bậc quan trọng từ 1 đến n trong đó 1 là quan trọng nhất. Hoạt động 3: Tổ chức HĐGDNGLL theo chủ đề rèn luyện KNS a. Mục tiêu Giúp học viên nắm được cách tổ chức một hoạt động theo chủ đề rèn luyện một kỹ năng sống cụ thể b. Cách tiến hành Hoạt động 3.1. Giáo dục rèn luyện kỹ năng điều chỉnh nhận thức, hành vi Mục tiêu - Cung cấp cho học viên các kỹ năng phát hiện những thiếu hụt về nhận thức và cách thức điều chỉnh những nhận thức, niềm tin không hợp lý, hành vi sai lệch. - Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá những thiếu hụt về nhận thức, hành vi Những vấn đề thảo luận - Những kiểu nhận thức niềm tin sai lệch - Những điều kiện, cơ chế duy trì kiểu nhận thức niềm tin sai lệch - Làm thế nào để sớm phát hiện và điều chỉnh kịp thời Nội dung hoạt động Câu hỏi nêu vấn đề Tại sao cùng một sự kiện, cùng một tình huống lại gây ra những tác động tâm lý nặng nề cho người này mà không ảnh hưởng đáng kể đến người khác ? Thông tin cơ bản Các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này đều xác nhận rằng: cách thức mà mỗi cá nhân đáp ứng lại những kích thích bên trong hay bên ngoài cơ thể phụ thuộc đáng kể vào khả năng nhận diện và thấu hiểu các kích thích này. Trước một hoàn cảnh bất lợi, một tình huống khó khăn, hay xung đột, có người cho rằng đó là hoàn cảnh bi đát, tuyệt vọng, không lối thoát, người khác cho rằng đó chỉ là khó khăn tạm thời. Hai cách nhìn này có thể dẫn đến các chiến lược ứng phó khác nhau. Những người thuộc nhóm thứ nhất vì cho rằng “không cách gì giải quyết”, có thể sẽ rất lo lắng... không thể chịu đựng được, họ sẽ trốn chạy. Cứ theo lô gích này nếu trẻ em cảm thấy gia đình như là “địa ngục”, cảm thấy “mình xúc phạm, bị ghét bỏ” không cảm thấy được cha mẹ yêu thương có thể bỏ nhà đi lang thang... Thảo luận: học viên thảo luận câu hỏi trên, giáo viên bình luận Như vậy cái cách thức mà chúng ta nhận thức các tình huống, các sự kiện trong cuộc sống có ảnh hưởng đáng kể đến hành động và tình cảm của chúng ta. Những ý nghĩ, niềm tin, mong muốn và cả thái độ đều có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi của mỗi cá nhân Thực hành: học sinh nêu tình huống, giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện kỹ thuật 4 bước để điều chỉnh lại quá trình nhận thức - xử lý thông tinnhận xét và học sinh tự đánh giá xem minh đã làm chủ kỹ thuật này chưa? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các kỹ thuật này? Hoạt động 3.2. Giáo dục rèn luyện kỹ năng kiểm soát stress, ứng phó giải quyết vấn đề Mục tiêu - Huấn luyện cho học viên kỹ năng kiểm soát stress, kỹ năng ứng phó giải quyết vấn đề. - Giúp học viên biết sử dụng các kỹ thuật, công cụ để đánh giá năng kiểm soát stress, khả năng ứng phó giải quyết vấn đề của bản thân. Những vấn đề thảo luận - Làm thế nào để kiểm soát stress tiêu cực - Làm thế nào để trẻ học cách ứng phó có hiệu quả với khó khăn của mình Nội dung hoạt động Giáo viên: Sử dụng câu hỏi/tình huống đề dẫn Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện, tình huống gây stress. Tuy nhiên mỗi cá nhân xử lý giải quyết các sự kiện, tình huống gây stress rất khác nhau phụ thuộc vào bản chất của sự kiện và năng lực ứng phó của chính cá nhân đó. Stress tiêu cực hiểu theo nghĩa rộng liên quan tới một loạt các phản ứng tiêu cực bao gồm: lo lắng, giận dữ, mặc cảm, xung đột, trầm nhược và các kiểu đau khổ thể chất khác như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ,... và căng thẳng bất an. Những người bị các triệu chứng này thoạt đầu được huấn luyện các kỹ năng ứng phó sau đó thực hành sử dụng các kỹ năng này để kiểm soát các tình huống hoặc sự kiện gây stress. Học viên thảo luận: Quá trình kiểm soát stress diễn ra như thế nào? Quá trình kiểm soát stress đi qua 3 giai đoạn: cấu trúc lại khái niệm, luyện tập các kỹ năng ứng phó, thực hành trong các tình huống cụ thể của cuộc sống. Giáo viên: Sử dụng câu hỏi/tình huống đề dẫn Khi gặp hoàn cảnh bất lợi, tình huống khó khăn người ta hoặc tìm cách lẩn tránh hoặc chủ động nhanh chóng tìm cách giải quyết. Kỹ năng giải quyết vấn đề hướng dẫn cho bạn một chiến lược mang tính hệ thống để tiếp cận và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn bạn đang gặp phải và sẽ gặp phải trong cuộc sống. Học viên thảo luận: Quá trình giải quyết vấn đề diễn ra như thế nào? Giải quyết vấn đề được xem như là một qúa trình ứng xử gồm các giai đoạn hay các bước cơ bản sau: 1- Xác định vấn đề 2- Nảy sinh nhiều nhất các giải pháp có thể 3- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất (tối ưu) 4- Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá hiệu quả của nó. Các giai đoạn của qúa trình giải quyết vấn đề được mô hình hoá như sơ đồ Xác định vấn đề Nảy sinh các giải pháp Cân nhắc chọn lựa giải pháp tối ưu Thực hiện giải pháp đã chọn và đánh giá tính hiệu quả của nó Vấn đề chưa giải quyết Tiếp tục Kết thúc qúa trình Vấn đề đã được giải quyết Thông tin cơ bản Để áp dụng có hiệu quả phương pháp này điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được ba điều kiện tiên quyết sau đây: 1. Những vấn đề khó khăn hay stress là một bộ phận không thể không có trong đời sống và mỗi người có thể học cách ứng xử để đối phó với chúng. 2. Cần phải nhận diện rõ bản chất của vấn đề khi nó xảy ra để có những giải pháp hợp lý. 3. Hiệu quả của quá trình giải quyết vấn đề liên quan đến việc cân nhắc đánh giá các giải pháp khác nhau và quyết định áp dụng một giải pháp tốt nhất. Giai đoạn 1: Xác định vấn đề và tìm ra các mục tiêu phải đạt là điều kiện tiên quyết để nảy sinh các giải pháp cụ thể ở giai đoạn 2. Bạn hãy đặt câu hỏi "cái gì là bản chất của vấn đề" "cái gì phải xảy ra để tình huống có vấn đề được giải quyết" Giai đoạn 2: Nảy sinh tất cả các giải pháp có thể. Suy nghĩ đưa ra càng nhiều giải pháp, bạn càng có khả năng cân nhắc đánh giá, lựa chọn được một giải pháp tốt nhất. Việc liệt kê tất cả các giải pháp có thể và cân nhắc đánh giá hậu quả của từng giải pháp là cách tốt nhất đi đến chọn được một giải pháp phù hợp nhất ở giai đoạn sau. Giai đoạn 3: Ra quyết định. Giai đoạn này đòi hỏi bạn tập trung vào một giải pháp được xem là tốt nhất trong số tất cả các giải pháp có thể, giải pháp này được phân tích mổ xẻ và chỉ được quyết định chọn sau khi đã xem xét và cân nhắc kỹ những hậu quả có thể có. Giai đoạn 4: Thực hiện và đánh giá hiệu quả. Trong giai đoạn này bạn không chỉ thực hiện giải pháp đã chọn mà còn đánh giá hiệu quả giải pháp đã chọn:"liệu vấn đề đã được giải quyết sau khi thực hiện giải pháp ?". Nếu vấn đề vẫn chưa được giải quyết, bạn buộc phải quay lại các giai đoạn trước, quá trình giải quyết vấn đề cứ thế tiếp tục cho đến tận khi vấn đề được giải quyết hoàn toàn. Thực hành: Học viên áp dụng các kỹ năng trên để giúp học sinh xử lý tình huống sau đây: - Tình huống: “Cô ơi, cháu rất cô đơn và rất khổ tâm vì gia đình... bố mẹ cháu cấm cháu quan hệ với bạn bè... Cháu nhớ có lần mẹ cháu gọi bạn gái cháu là "cái con kia" và còn hỏi cháu: "Cái con ấy nhà nó ở đâu?" Mặc dù bạn ấy không còn có mặt lúc đó, nhưng cháu rất bất bình về lời nói ấy. Thế là cháu bảo luôn với mẹ : "Mẹ đừng gọi bạn con như thế. Mặt mẹ cháu sầm lại, mắng cháu, nói cháu mất dạy, coi bố mẹ không ra gì, coi bạn hơn cả mẹ...”. Cháu cảm thấy mình bị xỉ nhục chỉ còn biết khóc thôi... Từ đó cháu thất vọng về mẹ cháu, cháu chỉ muốn bỏ nhà ra đi thôi...” - Thảo luận: từng học viên nói ra cách giải quyết vấn đề nếu gặp tình huống này? Giáo viên nhận xét, bình luận.

File đính kèm:

  • docGiao duc ky nang song.doc