Ngây ngấy kỳ lạ đến thế “Mùa thảo quả” của tác giả Ma Văn Kháng, còn Tô Hoài thì quan sát và cảm thấy bay xa vô tận. “Rừng hồi ngào ngạt xanh thẩm trên các quả đồi quanh làng”. Những cơn gió sớm đã đẫm mùi mồ hôi từ các đồi trọc lộc bình xôn xao xuống, tràn vào cánh đồng thất khê, lùa lên những hang đá Văng Lãng trên biên giới và xuống cao lộc, chi lăng, một mảnh lá gãy cũng dây mùi thơm.
7 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan sát bằng vị giác, xúc giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu sao bình rất thích” (theo Nguyễn Thị Xuyên)
Đối với học sinh lớp 4 để miêu tả có hiệu quả cao thì trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tổ chức hướng dẫn các em quan sát.
Khi nắm lấy quai xách em thấy thế nào ?
Khi vuốt bộ lông của thú mèo em có cảm giác ra sao ?
Khi sờ thân cây bàn tay em có cảm nhận gì ?
Hay để cảm nhận được nổi niềm của mẹ đối với con thì người con có cảm nhận được sự nóng hổi qua từng giọt mồ hôi, nước mắt của mẹ rơi xuống má con. Tóm lại muốn tái hiện các sự vật, các hiện tượng, cách quan sát tốt nhất là phải dùng nhiều giác quan có thể được như vậy tài văn mới phong phú, đa dạng, muôn hình, muôn vẻ.
b. Quan sát tỷ mỷ nhiều lượt.
Quan sát một đối tượng, nếu chỉ một lần và thoáng qua khó nắm bắt được nhiều đặc điểm của sự vật. Do vậy cần quan sát tốt nhất là tỷ mỷ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh khác nhau, phải quan sát nhiều lượt để hiểu rõ hơn về đối tượng gô gôn nhà văn Nga đã nhận xét “tôi cần quan sát xã hội một cách thực sự và đến nơi đến chốn chứ không phải liếc nhìn nó trong khi khiêu vũ hay đi dạo”.
Để học sinh lớp 4 nắm chắc đối tượng miêu tả tôi yêu cầu các em phải quan sát thật nhiều lượt. Qua mỗi lần quan sát yêu cầu các em phải ghi chép lại những đặc điểm, những vấn đề mới phát hiện được so sánh, đối chiếu tìm ra cái đặc sắc, độc đáo để diễn tả như khi quan sát, gốc cây bàng cho các em quan sát nhiều lượt để tìm ra nét độc đáo của nó như: “Những cái rễ ngoằn nghèo nổi lên khỏi mặt đất như hình những con rắn hổ mang”.
c. Xác định vị trí, thời gian, trình tự quan sát.
Tuỳ thuộc vào vị trí (gần hay xa, trên cao hay dưới đất, đứng tại chỗ hay ngồi trên xe…) thời điểm (sáng hay trưa, chiều hay tối, mùa xuân hay mùa hạ, mùa thu…) Trình tự theo thời gian hay không gian mà quan sát, lựa chọn từ ngữ cho thích hợp có được như vậy thì đối tượng mới được diễn tả một cách sinh động, sâu sắc. Nhà văn Nguyễn Trọng Tạo đã chứng tỏ điều đó qua bài thơ “Dòng sông mặc áo”.
“Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thiết tha
Trưa về trời rộng bao la
áo xanh dông mặc như là mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây sáng vàng
Đêm thâu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya về sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ…”
Để rèn luyện cho học sinh lớp 4 quan sát tốt bản thân tôi rất chú ý đến vấn đề này. Chẳng hạn như từ cây bàng trong sân trường tôi đã tiến hành hướng dẫn các em quan sát.
* Từ xa nhìn lại: Cây bàng như một chiếc ô khổng lồ che kín cả một khoảng trời.
* Lại gần:
- Rễ cây: ăn nổi lên mạt đất.
- Thân cây lớn, màu nâu sẫm, sờ vào thấy ram rám.
- Cành mọc chĩa ngang như những cánh tay khổng lồ vươn ra xa, nhiều tầng.
- Lá bàng to hơn bàn tay, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu xanh nhạt.
- Hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng có cả vị ngọt mát.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi.
- Mùa đông cây bàng thay lá chỉ còn lại những cành câu trơ trụi, khẳng khiu.
- Mùa xuân cây bàng nẩy lộc, những cái búp như những ngọn nến xanh lung linh trước gió.
Trên đây là những phương pháp quan sát tìm ý mà tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh lớp 4 nhằm mục đích nâng cao chất lượng viết văn miêu tả. Quá trình rèn luyện kỹ năng quan sát tìm ý cho học sinh là một quá trình lâu dài, tỷ mỉ đòi hỏi người giáo viên kiên trì, bền bỉ tránh nóng vội. Song để có hiệu quả cao thì người giáo viên phải giúp học sinh quan sát tìm ý có khoa học và đảm bảo những yêu cầu sau.
2. Những yêu cầu khi quan sát để làm văn.
a. Quan sát phải tìm ra được nét riêng biệt, nét tiêu biểu, nét độc đáo của sự vật.
Đúng như nhà văn Tô Hoài đã nói “Quan sát giỏi phải thấy ra nét chính, thấy được tính riêng, móc được những ngóc ngách của sự vật của vấn đề”. Nhiều khi chẳng cần dàn đủ sự việc, chỉ chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhất như “Một câu nói một tả tính nết, những dáng người và hình bóng, tiếng động, ánh đèn, nét mặt, một trạng thái tư tưởng do mình đã khổ công ngắm, nghe, nghĩ, mới bật lên và khi thấy bật lên thì thích thú trào hứng, không ghi không chịu được” (Trích “Sổ tay viết văn” – NXB tác phẩm mới 1977) tìm được những nét tiêu biểu, độc đáo của đối tượng khi đưa vào bài văn sẽ miêu tả hình ảnh người mẹ như sau:
Mẹ tôi:
“Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết. Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh giầy vào. Bánh giầy màu nâu sẫm, có lúc nứt ra, cái năm mẹ leo lên núi gánh “đá trăm” xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo “Không đau nó ê ra rồi” mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh, lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày được ròng rã đến nơi nơi con trọ học.
Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.
Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ mỏng manh ấy lại gánh được bao nhiêu thức mà người thường không thể gánh nổi”.
Ta thấy tả mẹ, tác giả cũng tập trung tả một chi tiết đặc sắc, tiêu biểu là đôi vai của mẹ “Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết” chiếc bánh giầy đó chính là chai u trên vai mẹ. Chỉ tả một đôi vai, Nhà văn Duy Khán đã làm hiện rõ lên hình ảnh một bà mẹ vất vả, chịu thương, chịu khó, nhưng một lời nói yêu thương mẹ mà ta thấy tác giả yêu thương mẹ biết nhường nào.
Nhà văn Võ Quảng cho người đọc những nét riêng khá độc đáo ở mỗi con gà trong bài “Những chú gà xóm tôi” “Gà của anh Bốn linh bị chó vện đuổi, nó bỏ chạy đột ngột, nó quay lại nện cho chó vện một đá vào đầu rồi nhảy phốc lên cổng chuồng trâu đứng nhìn xuống tỏ phớt lờ…”. Gà của ông Bảy Hoá “hay tán tỉnh láo khoét” nó đến chỗ bờ tre mời bọn gà mái theo nó để nó đãi giun. Bởi được con giun nào nó lấy mỏ kẹp mỏ ra giữa đất, kêu tục tục mời bọn gà mái đến xơi. Bọn này vừa xô tới, nó đã nuốt chửng con giun vào bụng “gà của Bà Kiên thì …” nhảy tót lên cây rơm thật cao, phóng tầm mắt nhìn quanh như muốn mọi người hãy chú ý, nó sẽ gáy một hồi thật to, thật dài. Nó xoè cánh, nghểnh cổ, chuẩn bị chu đáo, đỏ chín mặt, hấp tấp nhảy xuống đất.
b. Tìm được trọng tâm cần đi sâu:
Để làm được một bài văn đúng với yêu cầu của đề bài, quá trình quan sát không thể dàn đều mà phải tìm ra trọng tâm để tìm hiểu kỹ. Trọng tâm sát thường là những nét chính của bài, nêu bật được chủ đề của bài văn và dùng ý của người viết.
Ví dụ: Tả cây có bóng mát phải chú ý quan sát thân cây và lá, tả cây có hoa phải chú ý đến màu sắc, hình dáng, hương thơm (nếu có) của hoa, tả một bác nông dân đang cày ruộng chú ý tả những hoạt động, những thao tác của người đang làm việc….
Quan sát trong tường thuật hay kể chuyện theo đề bài học sinh cũng phải biết xác định đúng trọng tâm, có như vậy mới tránh được lan man xa đề.
c. Tạo ra hứng thú cảm xúc.
Nhà giáo dục học nổi tiếng Nga K-Ô-Vsin_Xki nói “Việc học tập khôg có hứng thú và chỉ có sức mạnh cưỡng bức sẽ giết chết ham muốn nắm tri thức của học sinh”.
Quan sát trong văn học không chỉ nhằm mục đích để biết mà còn nhằm mục đích để hiểu “đọc” được bản chất của sự vật chon ngươi hay hiểu rộng. Chính vì vậy trong khi quan sát cần giúp học sinh tạo ra hứng thú, say mê từ đó bộc lộ cảm xúc bản thân trước đối tượng, có hứng thú và tạo nên từ ngữ mới phong phú, hình ảnh diễn tả mới sinh động.
Phần C: Phần kết thúc
I. Phân tích đánh giá kết quả.
Từ những việc làm như trên thì những công việc đó đã được bạn bè đồng nghiệp và hội đồng nhà trường đánh giá như sau:
Với hệ thống làm việc tỉ mỉ cần thiết đối với việc rèn luyện kỹ năng quan sát – tìm ý cho học sinh đã rèn cho học sinh có thói quen quan sát tốt, cách làm việc khoa học.
Học sinh có phương pháp nhận thức phù hợp với con đường nhận thức do Lê Nin nêu ra “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng – từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của quá trình nhận thức hiện thực khách quan”.
- Với phương pháp rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm ý như vật thì khắc phục được cách quan sát phiến diện, thiếu tập trung, cách viết bài lan man, xa với yêu cầu của đề bài.
- Với hệ thống việc làm như trên thì kỹ năng quan sát của học sinh cũng được hình thành đặc biệt trong môn tập làm văn đã giúp học sinh lựa chọn từ ngữ diễn tả hình ảnh miêu tả một cách chân thật, sinh động và gợi cảm.
- Với cách tổ chức quan sát như trên đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với yêu cầu của thời đại, qua việc quan sát tốt học sinh làm bài tốt hơn, tạo ra hứng thú học tập từ đó say mê với học tập, tích cực, tự giác chiếm, lĩnh kiến thức tiến tới hoàn thiện nhân cách của mình.
Qua những năm giảng dạy thì chất lượng học tập của học sinh lớp tôi phụ trách luôn đạt chất lượng cao có nhiều học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện.
II. Bài học kinh nghiệm:
Để làm được những công việc trên, thì trước hết người giáo viên phải thấy được tầm quan trọng của vấn đề, phải hiểu được đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh.
Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của bậc học, lớp học, môn học, bài học để từ đó đề ra cách làm bài phù hợp.
Để làm được như vậy thì người giáo viên phải hiểu rõ bản chất của vấn đề, biết chia hệ thống công việc theo từng bậc thang kiến thức, từng bước nâng cao dần kỹ năng quan sát cho học sinh.
Muốn làm được như vậy thì giáo viên phải thật sự yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với công việc.
III. Lời kết:
Để rèn luyện kỹ năng quan sát – tìm ý tốt cho học sinh là một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự kiên trì, bền bỉ bám sát công việc .
Trên đây là những công việc mà tôi đã làm để rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm ý cho học sinh, ở đây tôi không có tham vọng để kể hết những việc mình đã làm mà chỉ đưa ra những giải pháp chính để quý bạn đọc tham khảo, góp ý kiến để hệ thống công việc ngày càng toàn diện hơn.
Được sự thành công hôm nay là nhờ sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của tất cả các đồng chí.
Xin chân thành cảm ơn!
File đính kèm:
- SKKN moi.doc